Nguyễn vũ tiềm đánh giá chữ người tử tù năm 2024

Nguyễn Tuân (1910 – 1987), Quê ở ngoại thành Hà Nội (Làng Mọc, xã Nhân Chính, Từ Liêm ngày nay) ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho.

+ Nguyễn Tuân là một nhà văn có tính tài hoa và cái giọng khinh bạc đệ nhất trong giới Việt Nam hiện đại (Vũ Ngọc Phan – Nhà văn hiện đại). Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân đã diễn ra theo hai giai đoạn:

+ Trước Cách mạng tháng Tám: Nguyễn Tuân là nhà văn “xê dịch ” luôn Thiếu quê hương” và ngày càng u uất, bế tắc. Sau cách mạng: Nguyễn Tuân quyết lột xác rời bỏ những căn bệnh nặng nề cũ kĩ, tiếp tục đi dọc ngang đất nước để viết về cuộc đời mới. Ông cũng tiếp tục tung hoành trong thể văn sở trường của mình: Tuỳ bút. Chống Pháp; ông viết Đường vui, Tình chiến dịch,Tuỳ bút Kháng chiến. Xây dựng miền Bắc và chống Mĩ ông viết Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi và nhiều bài kí đặc sắc.

+ Nói đến Nguyễn Tuân người ta nghĩ ngay đến một cây bút có phong cách viết độc đáo. Phong cách ấy thể hiện rõ trong tác phẩm- Vang bóng một thời

– Tác phẩm– Vang bóng một thời

+ Gồm 11 tác phẩm – Là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước Cáchmạng.

+ Tập truyện viết về những thú chơi tao nhã đầy nghệ thuật của lớp nhà Nho cuối mùa, thất thế muốn lấy cái tài hoa hơn đời để đặt mình ra ngoài và lên trên xã hội Tây, Tầu nhố nhăng phàm tục đã đẩy lùi họ vào quá khứ. Đằng sau những câu chuyện và những bức tranh phong tục, tác phẩm chứa đựng một tấm lòng yêu nước thiết tha, gắn với thái độ trân trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Lòng yêu nước đôi khi kín đáo, khi rõ rệt, thậm chí táo bạo (Bữa rượu máu, Chữ người tử tù).

+ Đây là tác phẩm đã “gần đạt tới sự hoàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan)

II- Đọc hiểu văn bản

1- Tình huống truyện độc đáo

• Vai trò của việc tạo dựng tnh huống: Sáng tạo tình huống là một trong những khâu quan trọng bậc nhất của nghệ thuật viết truyện ngắn.

• Gọi tên tình huống

Ở tác phẩm “Chữ người tử tù”: Huấn Cao và viên Quản ngục được đặt trong tình huống hết sức éo le : cuộc gặp gỡ oái oăm giữa Huấn Cao và Quản ngục.

• Phân tích tình huống.

1.1. Diện mạo của tình huống

+ Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.

+ Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.

\=> Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

+ Sự éo le trong thân phận hai nhân vật. xét ở bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối địch, xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ. Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột. Một là, khư khư giữ lấy chức phận quan lại, thì hãy chà đạp lên lòng tri kỉ. Nếu hành động theo hướng này, QN là kẻ tầm thường. Vì ông ta không dám thuỷ chung với những gì mình cho là cao quí, sẵn sàng phản bội lại những gì mình tôn thờ. Và câu chuyện sẽ là khúc bi ca hoặc trang phẫn nộ về thực tại, rằng : thực tại này chỉ là chỗ cho sự tầm thường ngự trị thôi ! Hai là, nếu trọn đạo tri kỉ, thì phải phớt lờ chức phận quan lại. Hành động theo hướng này, QN là người cao quí. Vì thuỷ chung với những giá trị cao quí mình tôn thờ, ông ta đã dám bất chấp sự thiệt thòi về quyền lợi lẫn sự an nguy đến tính mệnh. Và câu chuyện sẽ là khúc ca ca ngợi chiến thắng của cái đẹp.

+ Cuộc đối mặt ngang trái. Nhìn phía này, đó là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù nhân. Huấn Cao là tử tù. Còn Quản ngục là kẻ bị tù chung thân. Ông ta bị cầm tù chính trong môi trường sống của mình. Người này bị cầm tù về nhân thân nhưng luôn tự do về nhân cách, còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách.

1.2. Diễn biến của tình huống. Có sự chuyển biến trong quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục : quan hệ có phần đối địch nhường chỗ cho quan hệ tri kỉ hoàn toàn. Nhìn trong mạch truyện thì diễn biến này gắn liền với hai phiến trát mà Quản ngục phải tiếp nhận. Trước tiên là chuyển biến trong thái độ, về sau là trong hành động.

– Ban đầu, Quản ngục vẫn có một tấm lòng, nhưng Huấn Cao chưa biết. Thái độ của Huấn Cao dành cho Quản ngục là khinh bỉ không cần giấu diếm, vì bấy giờ ông mới chỉ coi Quản ngục là một kẻ tiểu nhân làm nghề thất đức. Thái độ đối địch của Huấn Cao đã tạo ra một vực sâu ngăn cách giữa họ.

– Về sau, quan hệ đã hoàn toàn biến đổi. Nhận được phiến trát thứ hai, Quản ngục đã choáng váng. Tình thế ấy buộc Quản ngục phải hành động gấp. Tâm nguyện lớn đã khiến Quản ngục bất chấp mối nghi ngại vây khốn bao năm, không còn nghĩ đến tự vệ, giữ thân như trước nữa. Tấm lòng thuần khiết của Quản ngục đã xoá bỏ hoàn toàn vực sâu ngăn cách giữa hai nhân cách. Quan hệ có phần đối địch đã nhường chỗ cho một quan hệ tri kỉ hoàn toàn. Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao, mà Huấn Cao cũng cúi đầu trước Quản ngục. Cả hai đều cúi đầu trước những vẻ đẹp cao quí mà mình tôn thờ.

– Từ xúc động lớn, Huấn Cao đã cho chữ. Cảnh cho chữ là tình tiết sau chót hoàn tất cuộc gặp gỡ oái oăm này.

1.3.Ý nghĩa tư tưởng

  1. Tình huống ấy chứa đựng một quan niệm sâu sắc: Cái đẹp là bất diệt. Dù thực tại có hắc ám đến đâu cũng không tiêu diệt được cái đẹp. Nó mãi mãi là một lí tưởng nhân văn cao cả của cõi người này.
  1. Tình huống như thế cũng chứa đựng một niềm tin mãnh liệt, rằng : Cái đẹp sẽ thanh lọc cuộc đời này. “Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại”- đó là tư tưởng của Đôtxtôiepxki, người có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người nghệ sĩ lãng mạn Nguyễn Tuân.

2. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao

Ý 1 : Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và hình tượng:

– Chữ người tử tù là tập truyện ngắn rỳt từ tập Vang búng một thời của Nguyễn Tuõn (1940).

– Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hỡnh tượng nhân vật Huấn Cao.

– Huấn Cao là nguyên mẫu của Cao Bá Quát, một danh sĩ nổi tiếng đời nhà Nguyễn. Ông là một tài năng lỗi lạc về tài văn “ Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán ” và đồng thời cũng là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình Tự Đức và thất bại. Ông để lại câu nói nổi tiếng “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Được gợi cảm hứng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát, xây dựng theo lối lí tưởng hóa của chủ nghĩa lăng mạn, Huấn Cao đă trở thành biểu tượng cho vẻ Đẹp rực rỡ, cao cả, phi thường. Vẻ đẹp đó là sự hội tụ của tài hoa, khí phách, thiên lương.

Ý 2: Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài ba.

– Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán, loại văn tự giàu tính tạo hình. Các nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí. Viết chữ thành một môn nghệ thuật gọi là thư pháp, có người viết chữ thì có người chơi chữ. Người ta treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà, xem đó như một thú chơi tao nhã.

– “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…) có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đờr. Cho nên “Sở nguyện của viờn quan cai ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục mà cũng phải liều mạng. Bởi vì biệt đãi Huấn Cao một kẻ tử tù là việc làm nguy hiểm có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình.

– Ở đây, tài viết chữ của Huấn Cao được biểu hiện qua hàng loạt chi tiết. Ngay từ đầu truyện, khi Huấn Cao chưa xuất hiện, tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa Quản ngục và thơ lại: có phải ông Huấn nổi tiếng với cái tài viết chữ nhanh và đẹp đó không? Có nghĩa là chỉ cần nhắc đến cái tên đó thôi là đủ làm sống dậy cả một vùng tâm thức. Dùng bóng chữ để nói tài năng. Đạt được đến mức độ ấy, nét chữ ấy dứt khoát không phải sản phẩm của sự khéo tay thạo nghề của một người thợ. Mà mỗi lần đặt bút phải là một lần tài hoa sáng tạo, mỗi nét bút phải là sự kết tụ của tài năng nghệ sĩ, những con chữ không chỉ là chữ mà như một sinh thể nghệ thuật được lưu truyền trong hậu thế, danh tiếng bay tới tận nơi nhà giam hẻo lánh tỉnh Sơn. Ngay cả viên quan quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết.

+ Tài năng ấy được thể hiện qua thái độ sùng kính của Quản ngục. Nhắc đến con chữ ông Huấn, Quản ngục như vẫn còn xúc động buông lời thán phục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…) có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời“. Cho nên, từ khi mới biết đọc vỡ nghĩa sách Thánh hiền, Quản ngục đă mơ có ngày xin được chữ ông Huấn^ở nguyện của viên quan cai ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do ông Huấn Cao viết“. Sau này dù có lăn lóc trong cái nghề coi ngục, hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với những tr tiểu nhân, lũ cặn bă, nhưng ước nguyện cao quý ấy không nhạt phai. Với Quản ngục, có được chữ của ông Huấn treo trong nhà coi như có một báu vật. Gặp Huấn Cao, có lúc Quản ngục như quên hết bổn phận chức trách, chỉ đau đáu một sở nguyện xin chữ- thậm chí, sẵn sàng đánh cược cả tính mạng, đánh đổi cả sĩ diện để có được chữ Huấn Cao. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục mà cũng phải liều mạng.

+ Sự tài hoa thể hiện rực rỡ trong cảnh cho chữ. Giữa không gian khói tỏa như đám cháy, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ…Không phải những nét chữ thông thường, đó là sự hội tụ của cả tài hoa, khí phách, hoài bão và nhân cách ở đời. Huấn Cao quả là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

– Y nghĩa của vấn đề: Qua việc miêu tả tài hoa bằng ngọn bút tài hoa, Nguyễn Tuân đă thể hiện thái độ trân trọng cái tài, cái đẹp, lòng luyến tiếc cái nhã thú văn hoá cổ truyền của con người Việt Nam đang lụi tàn và gửi gắm kín đáo triết lí nhân bản: “Biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu”“. Một lời đề nghị của nhà văn về lối sống tao nhã và biết trọng người tài.

Ý 3: Huấn Cao mang vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất

– Dù chưa trực tiếp xuất hiện, nhưng qua câu chuyện của quản ngục và thơ lại, ta đã biết đó là con người có khí phách hiên ngang, “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”; có tài bẻ khóa vượt ngục; “văn võ kiêm toàn”; lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.

+ Thái độ quản ngục và thơ lại: thán phục.

+ Thái độ bọn lính: kiêng nể tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn.

+ Chi tiết: đứng đầu gông, nhận phần nặng nhất.

– Dù chí lớn không thành tư thế của Huấn Cao lúc nào cũng hiên ngang, bất khuất. Bị dẫn vào huyện ngục ông không chút run sợ (câu văn: “cánh cửa đề lao mở rộng” tạo tâm thế cho sự xuất hiện của Huấn Cao)

+ Đáp lại thái độ xấc xược của bọn lính, Huấn Cao thản nhiên không thèm chấp. Lạnh lùng, chúc mũi gông, thúc xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái, thay cho câu trả lời. Chủ động vượt lên mọi hoàn cảnh.

– Trước những kẻ nắm giữ vận mệnh của mình, thái độ của Huấn Cao: vô cùng khinh bỉ. Đối với quản ngục, ông thản nhiên nhận rượu thịt, ung dung tự tại như việc phải làm trong cái hứng sinh bình. Nhận sự biệt đãi, ông còn tỏ thái độ khinh bạc đến điều, nói lời tàn nhẫn như dội vào ngục quan gáo nước lạnh. – Là tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường vậy mà Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, đường hoàng.

Ý 4: Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp

– Trong truyện Chữ người tử tù khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ lại thì “thiên lương” là ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình.

– Huấn cao có tài viết chữ nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Chữ quý chỉ dành cho người biết quý. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài…Trước khi cho chữ, Huấn Cao mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân.

– Ông tỏ thái độ khinh bạc đến điều với viên quan coi ngục và thầy thơ lại, vì tưởng quản ngục có ý đồ đen tối gì khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình.

– Ông “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Ý 5: Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao

– Sự thống nhất đó biểu hiện tập trung trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm.

– Trong cảnh đó, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho cái đẹp của cái tài của khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân là chuẩn mực để ông đánh giá nhân cách của con người. Nguyễn Tuân đặt nhân vật dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng bộc lộ vẻ đẹp với những mức độ khác nhau. Trên cái nền đen tối của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng bên cạnh cái vần sáng rực rỡ của Huấn Cao. Cũng chính lý tưởng thẩm mĩ ấy chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu để kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, truyền dạy cách sống, quan coi ngục thì khúm núm sợ hãi. Hình tượng Huấn Cao vì thế trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ.

Ý 6: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao

– Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo. Đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại- cuộc gặp gỡ của tử tù với viên quan cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”

– Miêu tả Huấn Cao để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạng đối lập giữa ánh sáng và bóng tối giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn. Có sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của cảnh cho chữ (bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn…). Có sự đối lập tương phản giữa sự cho chữ (công việc tạo ra cái đẹp “nói lên hoài bảo tung hoành của một đời người”). Với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam cầm cùm trói tự do). Có sự đối lập phong thái của người cho chữ (đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận chữ (khúm núm).

– Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ hán việt lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp của một thời vang bóng ở hình tượng Huấn Cao.

Ý 7: Kết luận

– Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý tưởng tư tưởng của hình tượng.

– Hình tượng Huấn Cao được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu Cao Bá Quát một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người từng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn. Xây dựng nhân vật Huấn Cao Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.

3. Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.

* Quản ngục- một “thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luận đều hỗn loạn xô bồ”

+ QN được giới thiệu ngay ở phần đầu tác phẩm trong cuộc trò chuyện với thầy thơ lại. Cái tên HC xuất hiện trong phiến trát khiến QN ngờ ngợ, ông hỏi thầy thơ lại về HC với thái độ quan tâm, mến mộ một cách kín đáo. “” => Chỉ một chi tiết nhưng cũng đủ để người đọc có những ấn tượng đầu tiên về nhân vật. Sự quan tâm đặc biệt dành cho HC và nhất là cái tài viết chữ “nhanh và đẹp” của kẻ tử tù như một sự chuẩn bị trước của nhà văn để gây ấn tượng về nhân vật.

– Từ cách giới thiệu ban đầu đó, nhà văn đã giúp ta hiểu rõ hơn về nhân vật này. Trong đêm đầu tiên hình ảnh QN được khắc hoạ với dáng ngồi tư lự “khuôn mặt băn khoăn ngồi bóp thái dương…”. Có lẽ trong lòng viên quản ngục có một tâm sự kín đáo. QN băn khoăn bởi sự xuất hiện của HC trong nhà ngục cũng có nghĩa là một kẻ tài hoa sắp phải chịu án tử hình. Một nỗi tiếc nuối mơ hồ trước một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ. Một khao khát thầm kín “Có ông HC trong tay.. .chữ”.

– Chỉ đến khi nghĩ là sẽ đối đãi để HC đỡ cực trong những ngày còn lại khuôn mặt QN mới giãn ra “như mặt nước ao …” => QN là một con người kín đáo, điềm tĩnh và ẩn chứa một nỗi niềm khó nói.

– Sống nơi nhà ngục tăm tối ở chỗ người ta thường đối xử với nhau bằng lừa lọc, tàn nhẫn thế mà QN lại là một “tính cách dịu dàng.”, lại biết đọc “vỡ nghĩa sách thánh hiền từ ngày còn bé”. QN thực sự là một kẻ bị đặt nhầm chỗ “một thanh âm .”.

* Sự xuất hiện của HC trong nhà ngục tỉnh Sơn là điều kiện để làm nổi bật bản chất tốt đẹp của con người này mà bấy lâu nay hoàn cảnh làm cho khuất lấp

– Cái đáng quý nhất ở QN chính là sự nâng niu trân trọng cái đẹp và tấm lòng biệt nhỡn liên tài:

+/. Sự nâng niu trân trọng cái đẹp: HC xuất hiện đã làm thức dậy niềm khao khát bấy lâu của QN là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay HC viết. Khao khát có được chữ của HC khiến QN dám làm những điều có thể nguy hại tới tính mạng.

\=> Sở nguyện cao quý của QN giúp ta hiểu hơn con người QN. Con người biết qúy trọng nâng niu cái đẹp hẳn không phải là một người xấu.

+/. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài:

• Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe …rất đẹp đó không?”

• Cảm thấy tiếc nuối khi biết HC sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ trụ”.

• Dũng cảm biệt đãi HC để HC đỡ khổ hơn trong những ngày cuối cùng còn lại ngay cả khi bị HC coi thường, khinh bỉ.

\=> Đọc CNTT không chỉ thấy thái độ không biết sợ của HC đẹp mà thái độ biết sợ của QN cũng đẹp không kém. Thái độ không biết sợ của HC là cái đẹp của khí phách anh hùng. Thái độ biết sợ của QN là cái đẹp của thiên lương trong sáng.

* Sự gặp gỡ của viên QN với HC chính là sự gặp gỡ của những nhân cách cao đẹp khiến cho cảnh cho chữ càng giàu ý nghĩa

– Cảnh cho chữ lại diễn ra trong một nơi nhà ngục “đêm hôm đó trong trại giam tỉnh Sơn, ở một không gian chật hẹp, ẩm tối”. “tường đầy mạng nhện.”. Nhưng giữa không gian chật hẹp đó, với bút pháp tương phản, nhà văn đã gây ấn tượng cho người đọc với hình ảnh tráng lệ, nổi lên giữa không gian tăm tối là bó đuốc tẩm dầu .là tấm lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ.và mùi thơm của chậu mực. Ánh sáng từ ngọn đuốc, ngọn lửa như xua đi khung cảnh tăm tối ảm đạm chốn lao tù.

– Những nét vẽ như khắc như chạm đã vẽ lên một hình ảnh hào hùng “Một người tù…” cạnh đó là thầy thơ lại và QN. Sự khúm núm, run run không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.

– Động tác của họ ăn ý nhịp nhàng “HC…” thể hiện sự thấu hiểu tận đáy lòng. => Không còn nhà ngục, không còn kẻ tử tù, không còn viên quan coi ngục nắm quyền sinh quyền sát trong tay, chỉ còn lại những dòng chữ tươi tắn.

– Những lời khuyên chân thành và thái độ ân cần của HC đã làm cho QN bừng tỉnh, vái lạy người tù. Có cái vái lạy làm cho con người ta trở nên thấp hèn, nhưng cũng có cái vái lẫy khiến tầm vóc con người lớn lao hơn. Và cái vái lạy của QN trước HC là một cái vái lạy tôn cao nhân cách. Đó là cái vái lạy trước cái đẹp.

\=> Quan niệm nghệ thuật của nhà văn: trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh phần ác quỷ vẫn có “thiên lương”. Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó có thể càng mạnh mẽ và bền bỉ vươn lên như hoa sen giữa đầm lầy.

III. Tổng kết

  1. Nội dung

– Truyện ngắn “Chữngười tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận xét: Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp… ”. Từ sự đối lập giữa cái đẹp, cái cao cả với cái xấu, cái tầm thường, tác giả đã đề cao những giá trị tốt đẹp của con người: