Nhà hộ sinh Trương thì Lập Đà Lạt

LÀM MẸMang thai - Chuẩn bị sinh

Mình ở SG và ngoàibaswcs, lên Đà LẠT sống là có tập 2 luôn, tập 1 mình khám và sinh tại Từ Dũ. sinh mổLên đây lơ ngơ, ko biết khám ở đâu, hỏi cũng toàn ng chỉ đi khám tư, hôm lên Hải thượng, chui tọt luôn vào bsi Kim Loan, cứ khám từ đó đến giờ, cũng siêu âm là chính [ trc đây khám TD kĩ càng, nên hơi lo lo kiểu khám tư thế này]Mình dự sinh từ trung tuần tháng 11, ng thì bảo, đikhám bsi Thìn, đưa bsi 1 triệu, bác ý sắp xếp, và tiền viện mổ hết 1tr800 nữa, người bảo hết 6 triệu nếu mổ,em lên đây còn khó khăn tí, tính đi mua cái bảo iểm tự nguyện mà lằng nhằng quá, em làm tạm trú, giờ đóng 3 người [ con bé học lớp 1 thì tháng sau mới có BH], rồi chủ nhà ó 1 người chưa đóng[ phải xem xét hộ khẩu của chủ nhà]. lúc trc em sinh TD chưa tính linh tinh, tiền viện hết 7tr900trên này em chưa có kinh nghiệm lúc đi sinh ntn, mẹ nào đi sinh, nhất là sinh mổ ở DL, chỉ giáo dùm em với ạ.à, em có cái BHYT ở Bv Gia Định [ nói thật là em về được SG thì tiện cực luôn, vì GĐ bv chồng bà Tiến ý, là bạn của chú em, ng nhà em lại ở dưới đó, căn bản 2 vch lên đây 1 thân 1 mình, bé con vào lớp 1, rồi cửa hàng mà ko có em nhúng tay thì ko làm được, cửa hàng và nhà ở thông nhau, nên em trong thời gian sanh, có gì vẫn giải quyết được, mama em chuẩn bị chăm cháu do bà chị chuẩn bị sinh trước em hơn 1 tháng, chỉ có bà nội đàu tháng 10 này vào thôi ạ]

Nếu như bạn có thời gian, không ngại chờ đợi lâu trong quá trình thăm khám thì khoa Phụ Sản, Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng là một sự lựa chọn an toàn cho bạn. Bệnh viện đóng tại đường Phạm Ngọc Thạch, thuộc Phường 6, Thành phố Đà Lạt. Cơ sở vật chất của bệnh viện ngày càng được đầu tư một cách đầy đủ và hiện đại, đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp.

Đến siêu âm, thăm khám thai kỳ ở Khoa Phụ sản - Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng bạn sẽ được tư vấn một cách chu đáo, chính xác nhất. Sự công phu từ khâu kiểm tra ban đầu, siêu âm và theo dõi sát sao suốt quá trình, mọi công đoạn, chuẩn ba tiêu chí: "khỏe, an toàn, đáng tin cậy" dám chắc ngay cả những bệnh nhân đương trong tâm trạng lo lắng nhất cũng phải cảm thấy vô cùng an tâm và vui mừng khi lần đầu trải nghiệm chữa trị tại đây. Ngoài ra, hệ thống máy móc kĩ thuật tối tân vô cùng phong phú, tự tin có thể khiến các bạn không bao giờ thất vọng. Các ông bố, bà mẹ sẽ được trông nhìn trực tiếp những sinh linh bé nhỏ thông qua những hình ảnh siêu âm tương đối rõ nét, lại được bác sĩ tận tình phân tích từng chi tiết, chỉ rõ thai nhi đương tuần thứ mấy, khỏe mạnh phát triển bình thường hay có dấu hiệu gì bất ổn không để có biện pháp xử lí kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 1 đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 026 3382 7528
Email:
Website: //lamdong.gov.vn/sites/bvdk/SitePages/Home.aspx

Khoa Phụ sản - Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng

Khoa Phụ sản - Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng

Chị Phan Thị Thiết [38 tuổi] ngụ ở khu Chi Lăng, phường 9, Đà Lạt chuyển dạ chuẩn bị sinh đứa con thứ ba thì được gia đình đưa đến Nhà hộ sinh. 30 phút đầu tiên, các nhân viên y tế và người thân có mặt đều thấy tình trạng sức khỏe chị bình thường, nằm nghỉ và trò chuyện thảnh thơi..

Tuy nhiên, chỉ 15 phút sau, khi một nữ hộ sinh thuộc ca trực tiêm vào một mũi thuốc, chị bất thần hổn hển, thở dốc, tím tái từ ngực lên mặt, rồi chết ngay tức khắc cùng thai nhi [siêu âm xác định là con gái] hãy còn nằm trong bụng.

Gia đình sản phụ lập tức cầu cứu lên cơ quan Công an sở tại lẫn Hội đồng giám định pháp y tỉnh Lâm Đồng tổ chức mổ giám định nguyên do dẫn đến cái chết của hai mẹ con chị Thiết, bởi cho rằng tất cả là từ sự tắc trách, thiếu chuyên môn của cơ sở hộ sinh. Trong khi đó, nhà hộ sinh trên không xác nhận đã có tiêm thuốc vào cơ thể sản phụ.

Cơ quan có trách nhiệm cho biết phải mời chuyên gia của phân Viện khoa học hình sự [Bộ Công an] tại TP.HCM lên mổ và giám định pháp y. Tuy nhiên, sau đó lại thông báo với gia đình sản phụ rằng chuyên gia không lên được nên để Hội đồng pháp y địa phương mổ tử thi và cho biết sẽ sớm có kết luận.

Được biết, ca trực trên với 2 nữ hộ sinh, 1 hộ lý, hai y sinh thực tập của Trường Trung học Y tế Lâm Đồng, trong đó chuyên môn cao nhất chỉ là một cử nhân hộ sinh.

Gia đình sản phụ cho biết, lúc chiều chị Thiết vẫn còn đi bán xôi, bánh mì bình thường như mọi ngày ở khu Chi Lăng; trước khi chuyển dạ vẫn còn sinh hoạt bình thường: đổ nếp ra ngâm để chuẩn bị nấu xôi [ngày mai đi bán], và ngay thời điểm chuyển dạ nhẹ ở nhà vẫn còn thong thả gội đầu, sấy tóc trước khi người chồng [anh Phan Tấn Hùng] đưa lên nhà hộ sinh.

N.H.T.

Hôm trước, nói chuyện với anh bạn học cũ Đàlạt. Anh ta kể đang giữ cháu ngoại rồi câu chuyện nhảy qua nhà hộ sinh Trương Thi Lập ở đường Phan Đình Phùng nơi anh ta sinh ra đời. Câu chuyện khơi lại hình ảnh của mẹ mình ngày xưa.

18 năm tại Đàlạt, mình chỉ nhớ hình ảnh mẹ mình, một phụ nữ quanh năm mang bầu. Vừa sinh xong hay bị xẩy thai là vài tháng sau, nghe tin dính bầu lại. Mình có gặp một cô mụ Đàlạt khi xưa, kể là mẹ mày kêu đâu có làm chi mô, vừa hết ở cử, ba mày chích một phát là có bầu ngay.

Mẹ mình có bầu tổng cộng là 13 lần, sinh được 10 người. Mẹ kể sinh mình ra tại nhà thương của bác sĩ Nguyễn Kim Phán, ở đường Phan Đình Phùng, nên khi thấy tấm ảnh của nhà thương này, bên cạnh trường tiểu học Minh Trí, nhà bảo sanh Tôn Thất Chí khiến mình cảm động. 

Cô em kế thì được sinh tại nhà bảo sanh Trương Thi Lập, ở đường Phan Đình Phùng, ngay góc đường Duy Tân. [Xem hình] nhà bảo sanh này ở lầu 1, còn phòng mạch của bác sĩ Lương ở tầng trên. 

Phòng bác sĩ Lương và nhà bảo sanh Trương thị Lập bên tay trái.

Phòng mạch bác sĩ Phán, cạnh trường học Minh Trí, nhà bảo sanh Tôn Thất Chí, màu đỏ, cửa sổ xanh, cách một căn bên trái. hình chụp ngay dốc lên nhà thờ Tin LÀnh, góc khách sạn Mimosa.

Chỗ này có con hẻm nhỏ đi ra phiá sau, có nhà ông giáo Kim, người bắc mà mình có học hè khi xưa ở trường của ông giáo, ngay góc hẻm khách sạn Mimosa, lên đường Hàm Nghi, chỗ nhà thờ Tin Lành. Ông ta có một người con trai tên Ánh, học Yersin trên mình mấy lớp, hình như bị tật ở mắt thì phải, hay chạy chiếc xe Suzuki. 

Năm 1992, mình về Đàlạt lần đầu tiên, có gặp lại ông giáo Kim, ngồi ăn phở ở bến xe Tùng Nghĩa khi xưa. Nghe kể ông đi ngoại quốc rồi trở về Đàlạt, sống với một bà khác. Cậu em kế mình thì sinh tại nhà bảo sanh Tôn Thất Chí, ở đường Phan Đình Phùng, ngay chợ Nhỏ, khúc nhà thuốc tây Lâm Viên.

Mình nhớ chiều hôm đó, ông cụ mình đi lính, về phép, ghé nhà rồi dắt mình đi bộ từ Ấp Ánh Sáng đến nhà bảo sanh này. Nếu mình không lầm, nhà bảo sanh này được xây bằng gỗ, sơn màu huyết dụ. Mình không nhớ có mấy phòng, chỉ nhớ mẹ mình nằm phòng một người. Có phòng dành cho 2 người, hay 3, 4 người, rẻ hơn. Tối ngủ mà nghe con nít khác khóc thì Chán Mớ Đời.

Mỗi lần mẹ mình sinh thì mình thích đi thăm nuôi vì được mẹ cho ăn cơm ké. Mình nhớ món thịt kho tiêu và chả lụa, ăn với cơm. Ngon chi lạ. Việt Nam mình thì kỵ con trai vào phòng sinh, đủ trò nhưng mình thì chả ngại, cứ có cơm thịt kho tiêu là vui. Mấy bà bạn hàng ở chợ, hay đến thăm, cho chả lụa hay trứng gà để bồi dưỡng.

Sau đó, mẹ mình ở cử 1 tháng. Xức dầu long não, xoa nghệ, gừng nằm trên lò than cả tháng trước khi đi bán ở chợ Đàlạt lại. Không biết nhờ ở cử hay sao mà nay bà cụ mình 87 tuổi, vẫn khoẻ mạnh, đi tập dưỡng sinh mỗi ngày.

Khi vợ mình đi sanh thì ngày hôm sau, y tá bắt đi bộ rồi 2 ngày sau, nhà thương đuổi về. Chả thấy ở cử, ở tú gì cả.

Xem ra tất cả mấy người em sau này đều được sinh tại đây vì gia đình mình dọn về đường Hai Bà Trưng, gần hơn. Chỉ có cô Út thì không biết vì mình đã đi Tây. Cô Nhỏ thì được sinh tại nhà bảo sanh của bác sĩ Hoàng Ngọc Đính, ở đường Hải Thượng. Mình không hiểu lý do lại sinh đây, chắc nghe bác sĩ kêu thai ngược chi đó nên sợ. Cô này rất bướng do đẻ ngược.

Mình chỉ nhớ có 5 nhà bảo sanh ở Đàlạt khi xưa, 1 ở đường Hải Thượng của bác sĩ Đính, hình như họ Hoàng. 4 nhà bảo sanh [nghe kể Hà Nội gọi là xưởng đẻ] ở đường Phan Đình Phùng: nhà bảo sanh Trương thi Lập, nhà bảo sanh Tôn Thất Chí, Ông thuộc dòng Tôn Thất này có bà vợ làm cô mụ, sau này truyền lại cho hai cô học trò. Gần đó là nhà thương của bác sĩ Phán, nơi mình được sinh ra đời rồi qua khỏi góc ngã ba chùa thì có nhà bảo sanh Hiền Chi, gần khúc ga ra Phan Xứng. Hình như ông Phan Xứng có con trai tên Phan Hiền Huy, học chung với mình khi xưa thì phải. 

Nhớ tới đây, bác nào nhớ có nhà hộ sinh nào khác thì cho em biết để cập nhật hoá thêm. Cảm ơn

Có người cho biết có nhà thương Phương Lan, Bệnh viện Đàlạt khi xưa, có nhà hộ sinh.

Nhs

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề