Nhà mặt phố bố làm to nghĩa là gì

“Nhà mặt phố, bố làm to” câu châm ngôn này chỉ còn đúng với những xứ kém phát triển, tham nhũng trầm trọng mà xứ Việt Nam ta là một đại diện điển hình. Bài viết này không viết về vấn đề “bố làm to” mà chỉ đề cập đến nội dung, “nhà mặt phố”.

Nhà mặt phố, bố làm to

Thời bao cấp, tuy nhà mặt phố một số tuyến trung tâm Hà Nội hay Sài Gòn… chỉ cần đặt 1 cái tủ kính con con sát hè phố có thể nuôi cả gia đình, nhưng giá nhà mặt phố lúc đó vẫn bèo bọt. Tôi còn nhớ, năm 1983 căn nhà gần chùa Hàng Quạt, phố cổ Hà Nội được chuyển nhượng với giá 20 cây vàng. Bây giờ tính theo giá thị trường, căn nhà đó có giá không dưới 3 triệu đô. Tôi còn nhớ, suốt thời bao cấp ấy, cứ ra khỏi 4 quận nội thành Hà Nội là thấy ruộng rau muống, là thấy cánh đồng vàng bát ngát hương lúa. Bây giờ nhà mặt phố mọc lên san sát hai bên đường, có nơi tới cả chục kilomet, như từ Cầu Giấy tới tận Phùng, từ Hà Đông tới tận Ba La – Bông Đỏ, từ Giáp Bát tới tận Thường Tín…

Thời bùng nổ nhà mặt phố gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên kinh tế thị trường tồn tại dài dài đến khi xuất hiện một hình thái kinh tế mới thay thế, hình thái kinh tế mới đó là gì, như thế nào thì chưa ai nghĩ ra. Còn nhà mặt phố ở ta đang bước vào giai đoạn thoái trào và sẽ trở về đúng giá trị sử dụng phù hợp với thời đại mới, thời đại của tin học và cách mạng 4.0

Trong tương lai, khi đô thị phát triển theo hướng hiện đại thì chợ cóc và cửa hàng mặt phố sẽ bị thay thế bằng hypermarket, supermarket, trung tâm thương mại và dịch vụ…; các điểm giao dịch với khách hàng trên mặt phố sẽ bị thay thế bằng văn phòng ảo thông qua mạng internet và hệ thống tự động kiểu ATM.

Hypermarket, supermarket và trung tâm đồ gỗ, nội thất có ưu thế là hàng hóa phong phú, tập trung, dễ lựa chọn, tiết kiệm thời gian…

Trung tâm thương mại là xu hướng của tương lai

Khi ô tô trở thành phương tiện phổ biến thì đi Hypermarket sẽ trở thành văn hóa mua sắm và giải trí vào ngày nghỉ của các gia đình. Tôi tin trong tương lai không xa, các tuyến phố bán đồ nội thất như Đê La Thành, phố Cát Linh… sẽ biến mất khi nhiều trung tâm đồ gỗ và nội thất kiểu Ikea mọc lên ở vùng ven nội thành nhưng không phải quá xa như Mê Linh Plaza.

Hiện nay những việc giao dịch như chuyển tiền, trả thuế, trả tiền điện nước, mua tua du lịch, mua vé máy bay, tàu hỏa… ở các nước tiên tiến hầu hết được thực hiện qua inernet. Còn mua hàng, mua sách, thậm chí mua cả bữa ăn qua mạng, qua phone đang ngày càng chiếm dần thị phần của các cửa hàng truyền thống. Hình thức Uber đang phát triển không chỉ trong lĩnh vực taxi vận chuyển mà đang lấn sang nhiều lĩnh vực khác. Ở Warszawa thủ đô Ba Lan hiện nay, Uber đạp xe đạp, đeo hộp gỗ sau lưng chạy đầy đường. Họ là những shipper người Bangladesh, Afganistan… nhập cư đi giao các bữa ăn, thức uống đến tận nhà người tiêu dùng.

Trong tương lai, nhà mặt phố chỉ còn làm các chức năng mà internet không thể thay thế được như nhà hàng, quán giải khát, cắt tóc gội đầu, làm răng, làm đẹp… Với giá hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mỗi mét vuông nhà mặt phố như bây giờ ở các thành phố Hà Nội, Sài Gòn… thì trong tương lai sẽ chẳng bao giờ thu hồi nổi vốn, chứ chẳng phải dăm bảy chục năm như cách tính cua trong lỗ hiện thời. Theo một thống kê mới được công bố gần đây, 70% các chủ cửa hàng nhỏ lẻ trong toàn quốc bi quan vì tình trạng kinh doanh ngày càng giảm sút.

Bạn muốn xuống tiền mua nhà mặt phố? Hãy cân nhắc cẩn thận các thay đổi về hình thức kinh doanh trong thời đại mới có tác động từ Internet và Cách mạng 4.0!

Cảm xúc và suy nghĩ khi thấy nhiều cửa hàng và văn phòng mặt phố xung quanh nhà AQ, chỉ cách trung tâm thủ đô Warszawa nửa kilomet [khoe 1 tí] trống trơn suốt hàng năm nay không tìm được người thuê.

Bài viết sưu tầm của tác giả Trần Quốc Quân

Nhà mặt phố

Bố làm to

Không ki bo

Cho nhiều Tiền

Tính phải hiền

Mặt đẹp trai

Mét 82

Nấu ăn giỏi

Không mệt mỏi

Thích shopping

Không linh tinh

Với con khác

Luôn quà cáp

Suốt cả năm

...

Bạn có tin “đú” đã có từ những thập 70, 80 không? Những dân chơi thời xưa có những mốt chơi riêng rất ấn tượng mà có lẽ là khởi nguồn cho những trào lưu sau này.

1. Sông Cầu là đầu câu chuyện

Bên cạnh thuốc lá Thủ Đô thì thuốc lá Sông Cầu phổ biến hơn cả, đặc biệt phổ biến trong đám cưới. Xưa có miếng trầu thì nay phải mời Sông Cầu thì cuộc nói chuyện mới hết sảy con nhà bà Bảy, hết ý con nhà bà Tí.

2. Đầu bồng chất nghệ, quần loe tóc dài

3. Đú

“Đú” không được hiểu với nghĩa ăn chơi trác táng, phá gia tri tử như bây giờ, “đú” nghĩa là biết trưng diện, ăn mặc đẹp, biết những thú chơi của thời đại. Nữ thì thường buộc tóc đuôi ngựa thật cao, ve áo không còn tròn và bo khít cổ như truyền thống mà thoáng và đứng dáng hơn, biết mặc quần loe và biết cười với các chàng trai đi tán tỉnh. Đú khi đó chỉ đơn giản như vậy.

4. Đau đầu vì nhà giàu, mệt mỏi vì học giỏi, buồn phiền vì nhiều tiền, ngứa tai vì đẹp giai

Chẳng khác các con cháu ngày nay là mấy, các cụ ngày xưa cũng lấy sự giàu, sự đẹp giai ra để làm tiếng cười trào phúng, mua vui cho chính mình.

5. Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ

Đặt ảnh đại diện

6. Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội

Câu nói ám chỉ sự dễ dãi: giường bệnh xá thì rất nhiều nguời đã nằm, má văn công thì chìa ra cho rất nhiều người hôn cảm ơn, mông bộ đội thì bạ chỗ nào cũng ngồi được.

7. Buồn như mất sổ gạo

8. Nhà mặt phố, bố làm to, mẹ giã giò

Tiêu chuẩn lấy chồng ngày nay hóa ra đã bắt nguồn từ vài chục năm trước. Một chàng trai sẽ có giá hơn cả với cuốn sổ hộ khẩu “rõ ràng thủ đô”, bố làm nhà nước và mẹ buôn bán kiếm đồng ra đồng vào. Thời kỳ khó khăn nên việc đề cao vật chất để tiến đến hôn nhân cũng là dễ hiểu.

9. Mỡ đấy mà húp / Cúp [Cub] đấy mà đi / Xi-ti [City] đấy mà phóng

Sau thời kỳ đỉnh cao của xe đạp Pháp thì xe Cub và City vươn lên thành thú chơi của người giàu. Vì giàu nên hiếm, sự hiếm của xe sang được bố mẹ ta ví với sự hiếm của mỡ lợn, rằng lĩnh được thịt đã quý, chắt ra được ít mỡ rán còn quý hơn!

10. Đẹp trai như Deanov

11. Dép lốp Bình Trị Thiên tóe lửa

Chiếc dép cao su thần thánh chế lại từ lốp xe ô tô trở thành hàng thửa độc quyền của bộ đội. Ban đầu, chiến sĩ vùngThừa Thiên có dép lốp trước, rồi lan ra Quảng Trị, Quảng Bình. Về sau phổ biến ra Liên khu bốn, liên khu ba, đều gọi là dép Bình Trị Thiên. Tóe lửa hay khói lửa, là hình ảnh gợi nhớ chiến tranh bom đạn – nơi khai sinh của những chiếc dép lốp.

12. Xếp gạch

Sống ở những năm 70, 80, không ai là không biết đến tem phiếu và xếp hàng. Cảnh xếp hàng thời xưa có khi bắt đầu từ 3 giờ sáng cho đến tận trưa hoặc chiều tối. Mỗi gia đình phải cắt cử một người canh chỗ hoặc bê nguyên một cục gạch ghi tên mình. Các mẹ chỉ cần một chút sơ sẩy là chỗ ngồi quý giá bị mất ngay lập tức, đồng nghĩa với việc không gạo, không dầu, không thịt cho gia đình.

13. Nhất Cost, nhì Fa, thứ ba là Lux

14. Đầu đội áp suất, chân đi bàn là, trông xa cứ tưởng là ma, lại gần thì hóa đi Nga mới về

Những mặt hàng xa xỉ như quạt con cóc, bàn là điện hay nồi áp suất hiếm lắm, quý lắm mới được dùng. Các nhà có những đồ này thường là có người quen đi Liên Xô, hoặc có chồng, con là du học sinhmới trở về.

15. Ở đây tai vách mạch rừng, những điều bí mật xin đừng nói ra

Câu nói ám chỉ việc giữ bí mật, được sử dụng từ thời chiến cho đến tận những năm 80. Chỉ cần là giao tiếp, nói chuyện, tất cả mọi từ ngữ phải được cẩn trọng, tránh vạ miệng cho mình và người khác.

[Theo afamily.vn]

Video liên quan

Chủ Đề