Nhà máy thủy điện A Vương nằm trên sông nào

[PL]- UBND tỉnh Quảng Nam vừa cho biết sau khi nhà máy thủy điện A Vương chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2009 sẽ có thêm ba nhà máy thủy điện khác hình thành trên dòng sông này.

Trong đó, nhà máy thủy điện A Vương 3 có công suất 6 MW [thuộc địa bàn xã A Vương, huyện Tây Giang]. Nhà máy Thủy điện A Vương 4 [thuộc địa bàn xã A Vương, huyện Tây Giang và thị trấn Prao, huyện Đông Giang] có công suất lắp máy dự kiến 15 MW và nhà máy thủy điện A Vương 5 [thuộc địa bàn thị trấn PRao và xã Za Hung, huyện Đông Giang] có công suất lắp máy dự kiến 9,5 MW.

Được biết, ngoài hàng chục nhà máy thủy điện đang hoạt động, Quảng Nam còn có trên 60 dự án nhà máy thủy điện vừa và nhỏ cũng đang được triển khai xây dựng trên địa bàn.

TẤN VŨ

Hoàng hôn vàng trên mặt hồ A Vương - Ảnh: TẤN LỰC

Cách TP Đà Nẵng khoảng 100km, hồ thủy điện A Vương tại xã Macooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là một trong hai hồ thủy điện lớn nhất trên lưu vực sông Vu Gia.

Hồ A Vương rộng 9 km2 với dung tích thiết kế 343 triệu m3 nước. Cùng với hồ thủy điện Sông Bung 4 và Đăk Mi 4, hồ A Vương là nguồn cung cấp nước chính cho sông Vu Gia, sông Yên và sông Hàn của Đà Nẵng.

Nằm ở vị trí xa xôi, ít người tìm tới, cảnh sắc trên hồ A Vương thực sự choáng ngợp và tuyệt đẹp. Vào mùa nước cạn, chân hồ và những hòn đảo giữa hồ lộ ra tạo thành cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú, như Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Quảng Nam.

Dự án thuỷ điện A Vương có tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng, khởi công xây dựng tháng 8-2003. Nhà máy có tổng công suất  210 MW gồm 2 tổ máy, điện lượng bình quân hàng năm là 815 triệu KWh. Các hạng mục chính của công trình đều nằm ở vị trí hiểm trở, có địa chất đặc biệt.

Thuỷ điện A Vương là một trong những dự án thuỷ điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hồ Quang Minh, phó chủ tịch UBND huyện Đông Giang, cho biết hiện có một nhà đầu tư từ TP.HCM đã trình bày ý định đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mặt hồ A Vương, và đang trong quá trình nghiên cứu dự án.

Nếu dự án trên được triển khai, hồ A Vương sẽ là nơi vừa sản xuất thủy điện vừa sản xuất quang điện cho lưới điện quốc gia.

Hồ thủy điện A Vương tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - Video: TẤN LỰC

Thủy điện A Vương là một trong 3 thủy điện lớn ở thượng nguồn sông Vu Gia, Quảng Nam - Ảnh: TẤN LỰC

Những loài hoa dại đua nở trên con đập chính - Ảnh: TẤN LỰC

Hồ A Vương rộng hơn 9 km2 giữa núi rừng Trường Sơn - Ảnh: TẤN LỰC

Mùa nước cạn, những hòn đảo giữa hồ lộ chân tạo khung cảnh như vinh Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Quảng Nam - Ảnh: TẤN LỰC

Thủy điện A Vương trong khung cảnh non xanh nước biếc hữu tình - Ảnh: TẤN LỰC

Vẻ diễm lệ trên mặt hồ A Vương lúc hoàng hôn - Ảnh: TẤN LỰC

Đến Côn Đảo ngắm sắc xanh ôm cả đất trời

TẤN LỰC

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN A VƯƠNG: CÁC NHÀ THẦU VIỆT KHẲNG ĐỊNH SỨC MẠNH NỘI LỰC [ 13/7/2010 ] 

Đập Thủy điện A Vương
Ngày 10/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cắt băng khánh thành Nhà máy Thủy điện A Vương nằm trên địa bàn hai huyện Tây Giang và Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 

Công trình do Cty CP Thủy điện A Vương [Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN] làm chủ đầu tư, TCty Xây dựng và Phát triển hạ tầng [LICOGI] làm tổng thầu xây lắp, có công suất 210MW, điện lượng 815 triệu KWh/năm. Nhiệm vụ chính của công trình là sản xuất điện phục vụ kinh tế - xã hội, góp phần điều tiết giảm hạn, làm chậm và điều tiết một phần lũ cho hạ lưu sông Vu Gia. Công trình được khởi công tháng 8/2003, phát điện tổ máy 1 vào tháng 10/2008 và phát điện tổ máy 2 vào tháng 12/2008. Sau 18 tháng vận hành, tính đến 30/6/2010, thủy điện A Vương đã phát điện thương mại đạt 1.451 triệu KWh.  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khánh thành Nhà máy Thuỷ điện A Vương. Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Văn Lê - Chủ tịch HĐQT Cty CP Thủy điện A Vương, cho biết: Dự án thủy điện A Vương đã hoàn thành vượt kế hoạch, tiến độ so với phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và EVN. Hơn nữa, nếu so với thực trạng công trình cuối năm 2007, năm 2008 và tiến độ các công trình cùng giai đoạn thì thủy điện A Vương vượt tiến độ trên 1 năm ngay trong giai đoạn khủng hoảng của đất nước.  Nhớ lại những vất vả mà các nhà thầu phải đương đầu, ông Vũ Tiến Giao - Q.Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TCty LICOGI, cho biết: Công trình vừa được thiết kế, vừa thi công trong điều kiện hết sức khó khăn về cơ sở hạ tầng. Đường sá thi công, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước sinh hoạt thiếu thốn. Công tác chuẩn bị phụ trợ không đồng bộ, kịp thời. Khoảng cách giữa nhà máy và đập cách xa nhau hơn 40km. Đặc biệt, tuyến ống áp lực của công trình có đoạn độ dốc lên đến 46,300. Đây là tuyến ống áp lực thủy điện có độ dốc lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Hơn thế, trong quá trình thi công, công trình liên tục bị bão lũ tràn qua. Điển hình là các cơn bão số 6 và số 9 năm 2006, lũ năm 2007, gây thiệt hại lớn về tài sản, thiết bị, làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Trong bối cảnh nói trên, với vai trò là tổng thầu xây lắp, TCty LICOGI đã quyết liệt chỉ đạo, thực hiện tốt công tác điều hành, phối hợp giữa các đơn vị trong tổ hợp nhà thầu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công cũng như hỗ trợ các đơn vị trong trường hợp cần thiết để bảo đảm tiến độ các hạng mục từng giai đoạn… Với những nỗ lực không ngừng, các nhà thầu đã hoàn thành đào đắp hơn 4 triệu m3 đất đá, đào 5,86km hầm, đổ hơn 500 nghìn m3 bê tông các loại, lắp đặt 7.044 tấn thiết bị. Các hạng mục công trình đều đạt và vượt tiến độ đề ra, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và an toàn. “Công trình thủy điện A Vương đã khẳng định thành công trong việc thực hiện cơ chế 797 - 400 của Chính phủ. Cơ chế này đã phát huy tiềm năng nội lực và sự hợp tác của các nhà thầu trong nước”, ông Giao nói. Có cùng quan điểm với ông Giao, ông Đào Văn Hưng - Chủ tịch HĐQT EVN nhận định: Công trình thủy điện A Vương có 4 thành công. Thành công thứ nhất là việc triển khai hiệu quả cơ chế 797-400. Thứ hai là công trình đã mở đầu việc lựa chọn các nhà thầu trong nước là nhà thầu chính. Từ đây các nhà thầu trong nước đã có sự trưởng thành vượt bậc và phát triển nhanh chóng về nhân lực, năng lực thiết bị, xe máy, công nghệ… Thứ ba, công trình đã sử dụng nhiều thiết bị cơ khí thủy công nội địa, góp phần khuyến khích phát triển cơ khí chế tạo trong nước cho các dự án thủy điện. Cuối cùng, công trình cũng thành công trong việc chuyển đổi mô hình từ BQLDA công trình thủy điện trước đây sang Cty CP, cho phép chủ đầu tư chủ động hơn trong quản lý và điều hành…  Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương EVN, Cty CP thủy điện A Vương, Tổng thầu LICOGI và các nhà thầu, chính quyền hai huyện Đông Giang, Tây Giang và tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, trong tổ chức di dân, tái định cư, tạo điều kiện để nhà máy hoàn thành sớm tiến độ, làm lợi cho đất nước hàng trăm tỷ đồng. “Việc xây dựng Thủy điện A Vương đã khẳng định được trí tuệ của người Việt Nam. Lần đầu tiên một nhà máy thủy điện có công suất lớn được các kỹ sư Việt Nam khảo sát, thiết kế, thi công và vận hành”, Thủ tướng nhấn mạnh.  Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra lại quy trình vận hành hồ chứa để vừa đảm bảo phát điện hiệu quả vừa góp phần giảm lũ, cắt lũ trong mùa mưa, giải hạn trong mùa khô. Đồng thời, cũng đề nghị tỉnh Quảng Nam phối hợp với các bộ ngành rà soát lại quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn để có những quyết định đúng đắn trong đầu tư xây dựng thủy điện, tránh lãng phí nguồn năng lượng lớn của quốc gia cũng như gây thiệt hại cho người dân. 

Được biết, mỗi năm thủy điện A Vương đóng góp cho ngân sách tỉnh Quảng Nam khoảng 80 tỷ đồng và là đơn vị đóng góp ngân sách đứng thứ hai của tỉnh.

Hải Vũ - Báo Xây dựng

Video liên quan

Chủ Đề