Nhà ở công nhân là gì

Bộ Xây dựng hiện đang chủ trì nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó có đề xuất chính sách riêng đối với nhà ở cho công nhân khu công nghiệp để khuyến khích, thúc đẩy phát triển loại hình nhà ở này.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh, trong đó có nội dung, đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách đặc thù về phát triển nhà ở cho công nhân ngành Than để người lao động yên tâm công tác, gắn bó với nghề, định cư lâu dài.

Theo số liệu báo cáo của ngành Than, số công nhân đang làm việc tại các công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 70.000 người, trong đó có 61.000 công nhân hiện đã có chỗ ở ổn định, còn 9.000 người chưa có chỗ ở ổn định.

Công nhân ngành than tập trung chủ yếu tại thành phố Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí và Đông Triều. Theo kết quả khảo sát đối tượng công nhân ngành than, hiện nay khoảng 87% công nhân đã lập gia đình, chỉ 13% công nhân chưa kết hôn.

Các nhóm công nhân phân theo hình thái ở: Nhà ở thuộc sở hữu cá nhân hoặc người thân trong hộ gia đình; Dự án nhà ở công nhân ngành than; Thuê trọ hoặc trọ nhờ nhà người thân [di chuyển bằng xe đưa đón công nhân].

Giai đoạn trước, các đơn vị thuộc Tập đoàn Than và Tổng công ty Đông Bắc đã triển khai gần 50 khu nhà ở cho công nhân, với tổng diện tích đất khoảng 59ha, trên 4.000 căn hộ, đáp ứng chỗ ở cho 10.000 công nhân.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân, trong đó có nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo đó để phát triển nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp, pháp luật về nhà ở đã có các chính sách ưu đãi để giảm giá thành nhà ở, tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội, cụ thể như: Miễn tiền sử dụng đất;  được dành 20% tổng diện tích đất ở trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; Giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp;  Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án; Cho vay ưu đãi lãi suất thấp; Chi phí mua hoặc thuê nhà ở cho công nhân được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp...

Do công nhân khu công nghiệp thuộc 10 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Điều 49 Luật Nhà ở, nên ngoài các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp thì họ còn là nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị.

Với các chính sách ưu đãi nêu trên, đến nay trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 276 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị với tổng diện tích hơn 7,3 triệu m2.

Trong đó, đối với nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp [trong đó có nhà ở công nhân ngành than do Tập đoàn Than và Tổng công ty Đông Bắc làm chủ đầu tư với quy mô 4.000 căn hộ] đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 122 dự án, với tổng diện tích khoảng 2,7 triệu m2 sàn.

Kết quả phát triển nhà ở xã hội mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra [với số lượng nhà ở công nhân đã hoàn thành là 2,7 triệu m2 thì mới đạt khoảng 40% mục tiêu về nhà ở công nhân khu công nghiệp đến năm 2020], hầu hết số lượng công nhân còn lại hiện nay chưa có chỗ ở ổn định, đang phải ở tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng.

Hiện nay, Nhà nước chưa có chính sách riêng về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Theo pháp luật nhà ở hiện hành thì chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 nhóm đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.

Các cơ chế ưu đãi cũng áp dụng chung như nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị, chỉ bổ sung cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp lo nhà ở cho công nhân thì được tính toán chi phí vào giá thành.

Mặc dù Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý và phát triển nhà ở xã hội đã tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội [trong đó có nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp], tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại về nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nói riêng do Luật Nhà ở và một số luật khác liên quan quy định.

Do vậy, Bộ Xây dựng đang chủ trì nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó có đề xuất chính sách riêng đối với nhà ở cho công nhân khu công nghiệp để khuyến khích, thúc đẩy phát triển loại hình nhà ở này.

Bên cạnh đất đai thì nhà ở là vấn đề quan trọng và có giá trị lớn đối với mỗi người, hiện nay theo quy định của pháp luật thì không phải người nào xây dựng nhà trên đất cũng được công nhận, cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở theo quy định của pháp luật. Vậy cụ thể Chủ sở hữu nhà ở là gì? Quy định. công nhận quyền sở hữu nhà ở? Dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Luật nhà ở 2014.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ dựa trên quy định tại điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:

” 12. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.” 

Theo đó, có thể thấy pháp luật quy định cụ thể về khái niệm chủ sở hữu nhà ở và qua đó phải đáp ứng được các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

Về đối tượng

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định riêng về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân và tổ chức nước ngoài

Về hình thức

Xem thêm: Lãn công là gì? Phân biệt giữa đình công với lãn công?

Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

– Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

–  Chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức đó là mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hay mua, thuê nhà ở của hợp tác xã kinh doanh bất động sản hay còn gọi là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

– Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau:

+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;

+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý, Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định nêu trên thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [Giấy chứng nhận] đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

2. Quy định công nhận quyền sở hữu nhà ở:

Quyền sở hữu là chỉ tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Quyền sở hữu nhà ở là quyền được chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản là nhà ở. Theo quy định tại Điều 9 Luật nhà ở quy định về việc công nhận quyền sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.

Xem thêm: Điểm mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Luật đất đai 2013

Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật nhà ở thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận] đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật nhà ở thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Trong trường hợp nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án với mục đích để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật nhà ở thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Đối với người sử dụng đất đặc biệt là đất ở thì việc người sử dụng đất xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác trên đất là một hoạt động tất yếu. Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình trên đất ở cũng cần phải đáp ứng được các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Hiện nay, trình tự, thủ tục xây dựng của phần đất ở nông thôn với phần đất ở đô thị có các quy định không giống nhau. Do đó, người sử dụng đất cần chú ý nắm được các quy định của pháp luật đối với từng trường hợp để áp dụng đúng các quy định này đối với phần đất của mình.

Việc đáp ứng đủ các quy trình, thủ tục xây dựng có ý nghĩa rất lớn trong việc để cơ quan nhà nước công nhận và cập nhật, ghi nhận thông tin phần diện tích nhà ở này trên giấy chứng nhận. Do đó, việc nắm được các quy định liên quan đến vấn đề này đối với người sử dụng đất là vô cùng cần thiết

Xem thêm: Điều kiện đình công hợp pháp

3. Trình tự thực hiện công nhận quyền sở hữu nhà ở:

– Bước 1: Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện. Nếu là nhà ở tại nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại UBND xã, UBND xã sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn cụ thể để bổ sung hồ sơ.

– Bước 2: Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện xem xét, nếu đủ điều kiện thì làm thủ trình UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận và thông báo cho chủ nhà nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì phải có thông báo và trả lại lệ phí cấp Giấy cho người nộp hồ sơ. Nếu UBND xã nhận hồ sơ thì cơ quan quản lý nhà chuyển cho UBND xã để thông báo có người nộp hồ sơ biết lý do không được cấp Giấy chứng nhận.

– Bước 3: Chủ nhà đi nộp các khoản thuế theo quy định và chuyển biên lai thuế cho cơ quan thụ lý hồ sơ.

– Bước 4: Chủ nhà nộp lại giấy tờ gốc về sở hữu nhà ở, ký nhận vào Sổ đăng ký sở hữu và nhận Giấy chứng nhận tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.

Nếu chủ sở hữu đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại UBND xã thì nhận Giấy chứng nhận và nộp giấy tờ gốc về sở hữu nhà ở tại UBND xã đẻ chuyển cho cơ quan quản lý nhà ở lưu.

 Thành phần hồ sơ bao gồm:

Xem thêm: Nhà ở là gì? Quyền sở hữu và sử dụng nhà ở tại Việt Nam?

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở [theo mẫu]

– Bản sao giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp như Giấy phép xây dựng; hợp đồng mua bán nhà ở có xác nhận của UBND cấp xã…

– Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do chủ nhà thuê đơn vị có chức năng đo vẽ thực hiện. Nếu do chủ nhà tự đo vẽ thì phải có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở cấp quận nếu tại đô thị, có thẩm tra của UBND xã nếu tại nông thôn.

Trên đây là thông tin chúng  tôi cung cấp về nội dung Chủ sở hữu nhà ở là gì? Quy định công nhận quyền sở hữu nhà ở? và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ Đề