Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng từ năm nào

Nhà thờ này trước đó là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến tranh, Lefebvre cho sửa chữa lại thành nhà thờ Công giáo.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, một kiệt tác kiến trúc Roman - Gothic đã hiện diện trên đất Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM 139 năm và đang trong quá trình trùng tu, bảo tồn.

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết về lịch sử xây dựng công trình này. Sách Nhà thờ chính tòa Sài Gòn qua thời gian 1880 - 2015 do Tổng Giáo mục TP.HCM xuất bản và một số tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II cung cấp thêm những thông tin đó.

Ba ngôi nhà thờ chính tòa được xây dựng trong 20 năm

Sách Nhà thờ chính tòa Sài Gòn qua thời gian 1880 - 2015 cho biết trước khi chuẩn bị xây ngôi nhà thờ kiên cố, bền vững, xứng tầm là nhà thờ của trung tâm đang phát triển mạnh mẽ [khởi công vào 7/10/1877, khánh thành ngày 11/4/1880] đã có hai ngôi nhà thờ chính tòa được xây dựng trước đó.

Ngôi nhà thờ chính tòa đầu tiên là ngôi chùa bỏ hoang.

Năm 1859, cố đạo Lefebvre đến Sài Gòn [thời điểm này Pháp đã chiếm được thành Gia Định]. Do nhu cầu mục vụ, cần nơi chốn cho việc cử hành thánh lễ, năm 1860, ông cho lập ngôi nhà thờ chính tòa Sài Gòn đầu tiên ở đường số 5 [nay là đường Ngô Đức Kế]. Nhà thờ này trước đó là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến tranh, Lefebvre cho sửa chữa lại thành nhà thờ Công giáo.

Khi các tín hữu ngày càng gia tăng, nhà thờ đầu tiên của cố đạo Lefèbvre trở nên quá nhỏ bé. Năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một thánh đường bằng gỗ bên bờ Kênh Lớn [còn gọi là kênh Chợ Vải, kênh Charner, nằm ngay giữa đường Nguyễn Huệ, bắt đầu từ bến Bạch Đằng chạy thẳng đến dinh Đốc Lý nay là UBND TP.HCM].

Lễ khánh thành ngôi nhà thờ chính tòa thứ hai xây bằng gỗ.

Công việc xây dựng nhà thờ hoàn thành năm 1865 và được gọi là Nhà thờ Sài Gòn. Tuy nhiên, vì được xây bằng gỗ, nên nhà thờ này sớm bị mối mọt tàn phá.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ban đầu tên là Nhà thờ Nhà nước

Sách Nhà thờ chính tòa Sài Gòn qua thời gian 1880 - 2015 cho biết năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu roman cải biên pha trộn nét gothic được chọn.

Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi: Trên nền Trường Thi cũ [nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp]; khu Kinh Lớn [tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ] và vị trí hiện nay.

Bản vẽ vị trí xây Nhà thờ Đức Bà do Trưởng sở Nhà ở Dân sự lập ngày 16/9/1873.

Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này.

Liên quan việc này, hồ sơ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II có các tài liệu: Bản vẽ vị trí xây nhà thờ Đức Bà do Trưởng sở Nhà ở Dân sự lập ngày 16/9/1873, Chương trình thi đồ án xây dựng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày 15/9/ 1875, Quyết định số 9 ngày 8/7/1876 v/v tổ chức trưng bày các bản vẽ thiết kế nhà thờ Đức Bà được gửi lên cho Thống đốc Nam kỳ, Hồ sơ đấu thầu và các văn bản phụ lục về việc xây dựng nhà thờ ngày 28/4/1877 đã cho biết thêm một số thông tin.

Các bản vẽ và dự toán xây dựng gửi lên Thống đốc Nam kỳ được xem xét trước ngày 1/7/1876. Yêu cầu đối với bản vẽ bắt buộc phải niêm phong, gửi kèm theo một lá thư có đầy đủ chữ ký và địa chỉ của tác giả đồ án.

Toàn bộ bản vẽ sẽ đưa ra trưng bày trong vòng 15 ngày tại dinh Thống đốc. Kết quả thi tuyển được Hội đồng thẩm định đánh giá và Thống đốc thông qua. Đồ án thiết kế và dự toán kinh phí xây dựng hợp lý nhất để trao giải. Giá trị giải thưởng đối với giải nhất là 8.000 franc và giải nhì là 4.000 franc.

Nhà thờ Đức bà chính tòa [1890-1895].

Sách Nhà thờ chính tòa Sài Gòn qua thời gian 1880 - 2015 cho biết công trình này thi công khá nhanh, khoảng hai năm rưỡi và vào đúng dịp Lễ phục sinh, ngày 11/4/1880, cố đạo Colombert [Mỹ] làm Thánh lễ làm phép và khánh thành Nhà thờ Sài Gòn.

Buổi lễ này được cử hành trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam kỳ Le Myrede Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang [transept] ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.

Tượng Đức Mẹ hòa bình do nhà điêu khắc G. Ciochetti thực hiện năm 1959.

Các vật tư chính để xây dựng nhà thờ như xi măng, sắt thép, ngói, kính màu, chuông… đều mang từ Pháp sang. Thời kỳ đầu, nhà thờ được gọi là Nhà thờ Nhà nước, bởi tất cả kinh phí xây dựng đều do nhà nước Pháp cung cấp với số tiền là 2.500.000 franc theo thời giá lúc bấy giờ.

Ngoài ra sách còn cung cấp nhiều thông tin về việc nhà thờ xây thêm hai tháp chuông năm 1895, đặt tượng Bá Đa Lộc 1902, đặt tượng Đức Mẹ hòa bình năm 1959, các sự kiện và những nét kiến trúc độc đáo, sự xuống cấp của nhà thờ.

Vương cung thánh đường là danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa tại Roma hay khắp nơi trên thế giới, xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh. Tại Việt Nam, có 4 nhà thờ được sở hữu danh hiệu cao quý này gồm nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ La Vang, nhà thờ Phú Nhai và nhà thờ Kẻ Sở.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là điểm đến quen thuộc của người dân TP.HCM và khách du lịch ở khắp nơi trên cả nước. Là một trong những công trình biểu tượng của thành phố nhưng ít ai biết, đây là vương cung thánh đường đầu tiên của Việt Nam được sắc phong năm 1959.

Công trình do kiến trúc sư người Pháp Jules Bourard thiết kế và được ra mắt năm 1880. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman pha trộn với phong cách kiến trúc Gothic, bao gồm có thánh đường, tháp chuông và công viên bên ngoài.

Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille [Pháp] từ cuối thế kỷ 19. Phía trước mái vòm của nhà thờ là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trải qua hơn 140 năm vẫn hoạt động chính xác.

Tháp chuông được xem là linh hồn của nhà thờ. Vào năm 1895, có tất cả 6 chuông theo 6 âm [đồ, rê, mi, son, la, si]. Trong đó, chuông Son nặng gần 8,8 tấn là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật mà còn là nhân chứng lịch sử, chứng kiến sự đổi thay của TP.HCM hơn 1 thế kỷ qua.

Nhà thờ La Vang

Nhà thờ La Vang được chụp năm 1967, trước khi bị tàn phá

Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1961, nơi đây được đích thân Giáo hoàng Gioan XXIII tôn phong là vương cung thánh đường qua Sắc chỉ Magnonos.

Ban đầu đây là một nhà thờ bằng ngói, được thiết kế theo kiến trúc cổ Việt Nam nhưng mặt tiền vẫn mang hơi thở châu Âu hiện đại với hai tầng mái và hai cánh thánh giá.

Sau nhiền biến thiên với nhiều đợt trùng tu, xây mới, nhà thờ vẫn giữ được những nét đẹp của kiến trúc truyền thống Việt Nam qua hình dáng những tấm mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt.

Đặc biệt, nhà thờ La Vang sở hữu 15 pho tượng tượng trưng cho 15 điều màu nhiệm bao gồm 5 sự vui, 5 sự thương và 5 sự mừng theo quan niệm của người Công giáo. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến Quảng Trị.

Vương cung thánh đường La Vang được xây lại mang vẻ đẹp của kiến trúc cổ Việt Nam

ẢNH: WIKI

Nhà thờ Phú Nhai

Phú Nhai là một trong những nhà thờ có diện tích lớn nhất Việt Nam

ẢNH: WIKI

Được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương, nhà thờ Phú Nhai có diện tích gần 2160 mét vuông.

Được xây dựng năm 1886 với nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha. Về sau, nhà thờ Phú Nhai được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp.

Điểm nhấn của công trình này là hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp vận chuyển sang với tổng trọng lượng gần 4 tấn. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá.

Nhà thờ có chiều cao 44m. Do đó, khi đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai du khách sẽ được chiêm ngưỡng được vẻ đẹp toàn cảnh của H.Xuân Trường, Nam Định.

Nhà thờ Kẻ Sở

Nhà thờ Kẻ Sở nổi bật với sự kết hợp văn hóa Đông – Tây

ẢNH: WIKI

Vương cung thánh đường này được sắc phong vào năm 2010 tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, H.Thanh Liêm, Hà Nam. Cho đến nay, Sở Kiện là công trình duy nhất ở Việt Nam có khuôn viên được quy hoạch và xây dựng theo kiểu quần thể nhà thờ doumo của Ý.

Kiến trúc của nhà thờ nổi bật với sự kết hợp đặc trưng văn hóa Đông – Tây. Nhà thờ có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh mang đậm văn hóa Tây phương. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ lại được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Do xây dựng trên một cái đầm, toàn bộ phần nền của nhà thờ được lót bằng gỗ lim để hạn chế sụt lún.

Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang 4 sắc âm [đố, mi, sol, đồ], với trọng lượng từ 318 kg đến 2461 kg.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề