Những nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có những tính chất sau

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “ Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có ” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết do HOCBAI247 biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

A. số electron như nhau.

B. số lớp electron như nhau.

C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

D. cùng số electron s hay p.

Lời giải :

Đáp án C

Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Sự giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong một nhóm A.

Kiến thức tham khảo

Định luật tuần hoàn các nguyên tố ? Những tính chất biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố ?

I. Định luật tuần hoàn các nguyên tố.

Tính chất của các nguyên tử cũng như thành phần tính chất các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Những tính chất biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố

– Trong một chu kì [theo chiều tăng của điện tích hạt nhân] trong một nhóm [theo chiều từ trên xuống dưới] được lặp lại ở các chu kì khác, nhóm khác theo cùng quy luật đó là:

1. Tính kim loại, phi kim

– Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh.

– Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.

– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

2. Độ âm điện

– Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

+ Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

+ Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

3. Sự biến đổi tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit.

+ Trong một chu kì: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

+ Trong một nhóm A: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

4. Sự biến đổi hóa trị

– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

Hóa trị đối với hidro = số thứ tự nhóm – hóa trị đối với oxi

– Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố [ R : là nguyên tố ]

R2On: n là số thứ tự của nhóm.

RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.

5. Sự biến đổi một số đại lượng vật lí

a. Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ : bán kính giảm.

+ Trong cùng nhóm A : bán kính tăng.

b. Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.

+ Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.

– Năng lượng ion hóa thứ nhất [I1] của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. [ tính bằng Kj/mol]

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố như thế nào ? Những tính chất nào biến đổi tuần hoàn ?

I. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố như thế nào ?
– Trong bảng tuần hoàn hóa học, sẽ có 7 chu kì khác nhau. Số thứ tự của chu kì sẽ bằng với số lớp electron. Chu kì nhỏ là chu kì 1,2,3 bao gồm các nguyên tố s và p. Chu kì lớn là chu kì 4,5,6,7 và bao gồm các nguyên tố s,p,d,f.

– Nếu xét trong một chu kì và điện tích hạt nhân theo chiều tăng thì bán kính nguyên tử sẽ giảm dần. Bởi vì số electron ngoài cùng tăng dần trong khi đó số lớp electron lại không thay đổi.

II. Những tính chất nào biến đổi tuần hoàn ?
Trong sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:

1. Bán kính nguyên tử

Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần. Xét theo nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng dần.

2. Độ âm điện

Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử tăng dần. Xét theo nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử giảm dần.

3. Tính phi kim, tính kim loại

Xét theo chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần. Trong nhóm A chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

4. Tính Axit – Bazơ của Oxit và Hiđroxit

Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính Bazơ giảm dần và tính Axit tăng dần. Xét ở nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính Bazơ tăng dần và tính Axit dần giảm [trừ nhóm VII].

Câu hỏi: Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có tính chất hóa học giống nhau vì

A. số phân lớp ngoài cùng giống nhau B. Có cùng số lớp electron C. có bán kính như nhau

D. số electron lớp ngoài cùng như nhau

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

Trong bảng hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trái sang phải trong 1 chu kì thì

Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

Dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là

Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì

Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì

Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì

Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là

Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là

Cho 2 nguyên tố X [Z=12] và Y [Z=15]. Nhận định nào sau đây là đúng

Hiđroxit nào sau đây có tính axit mạnh nhất?

Sắp xếp các chất sau theo trật tự tính bazơ tăng dần là:

Vị trí của Al trong chu kì và nhóm thể hiện như sau:

Cho các nhận xét sau:

[a] Từ Mg đến Si, bán kính nguyên tử tăng.

[b] Al là kim loại lưỡng tính vì Mg là kim loại còn Si là phi kim.

[c] Tổng số electron hóa trị của Mg, Al, Si bằng 9.

[d] Tính axit của các hidroxit giảm dần theo trật tự: H2SiO3, Al[OH]3, Mg[OH]2.

[e] Nguyên tố Mg, Al, Si không tạo được hợp chất khí với hidro.

[f] Độ âm điện giảm dần theo trật tự: Si, Al, Mg, B.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Cho vị trí của các nguyên tố X, Y, Z, T, Q, M trong bảng tuần hoàn rút gọn [chỉ biểu diễn các nguyên tố nhóm A] như sau:

Có các nhân xét sau:

[1] Thứ tự bán kính tăng dần là X, Y, Z.

[2] Thứ tự tính phi kim giảm dần là Q, T, Z.

[3] Thứ tự tính acid của oxide cao nhất tăng dần là X, Y, M.

[4] Thứ tự tính base của hydroxide tăng dần là Y[OH]2, XOH.

[5] Thứ tự độ âm điện tăng dần là X, Y, Z, T, Q.

Số nhận xét đúng là

Phản ứng giữa các chất nào sau đây không xảy ra?

Đáp án C

Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Sự giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong một nhóm A.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề