Nước ta có máy vùng chuyên canh trong nông nghiệp

1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

Có nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử...

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

- Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử có tác động khác nhau:

+ Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, phân tán, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

+ Nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động mạnh làm cho tổ chức lãnh thổ chuyển biến.

2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta

Khái niệm vùng nông nghiệp: Là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.

Nước ta có 7 vùng nông nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau:

- Vùng miền núi và trung du phía Bắc.

- Vùng đồng bằng ven sông Hồng.

- Vùng Bắc Trung Bộ.

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Vùng Tây Nguyên.

- Vùng Đông Nam Bộ.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

a] Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính

- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, cho phép:

+ Đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

+ Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

+ Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm.

+ Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.

b] Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy  sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Trang trại phát triển về số lượng và loại hình, chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Page 2

SureLRN

Đề bài:

A. Cải tạo đất đai.         B. Trồng và bảo vệ vốn rừng.

C. Đẩy mạnh thâm canh.    D. Giải quyết vấn đề lương thực.

A

Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là:

Đâu là nhóm nhân tố tạo nên nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp?

Vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất nước ta là:

Tây Nguyên không phải là vùng:

Chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào thế mạnh về

Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế trang trại của nước ta? 

Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động:

Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện:

1. Trung du và miền núi Bắc bộ

Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

- Núi, cao nguyên, đồi thấp.
- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.
- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.
- Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
- Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

Trình độ thâm canh:

Nhìn chung trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao

Chuyên môn hóa sản xuất:

- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới [chè, trầu, sở, hồi..]
- Đậu tương, lạc, thuốc lá.
- Cây ăn quả, cây dược liệu.
- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn [trung du].

2. Đồng bằng Sông Hồng

Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
- Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.
- Có mùa đông lạnh

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
- Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.
- Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.

Trình độ thâm canh:

- Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.
- Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ

Chuyên môn hóa sản xuất:

- Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả
- Đay, cói
- Lợn, bò sửa [ven thành phố lớn], gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt [ở các ô trũng], thủy sản nước mặn, nước lợ.

3. Bắc Trung Bộ

Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

- Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi
- Đất phù sa, đất feralit [có cả đất badan]
- Thường xảy ra thiên tai [bão, lụt], nạn cát bay, gió Lào

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên.
- Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.

Trình độ thâm canh:

Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Chuyên môn hóa sản xuất:

- Cây công nghiệp hàng năm [lạc, mía, thuốc lá..]
- Cây công nghiệp lâu năm [cà phê, cao su]
- Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ

4. Duyên hải Nam Trung Bộ

Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

- Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ
- Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
- Dễ bị hạn hán về mùa khô

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi

Trình độ thâm canh:

Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp.

Chuyên môn hóa sản xuất:

- Cây công nghiệp hàng năm [mía, thuốc lá]
- Công công nghiệp lâu năm [dừa]
- Lúa
- Bò thịt, lợn
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

5. Tây Nguyên

Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

- Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau
- Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền.
- Có các nông trường
- Công nghiệp chế biến còn yếu
- Điều kiện giao thông khá thuận lợi

Trình độ thâm canh:

Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên

Chuyên môn hóa sản xuất:

- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu
- Bò thịt và bò sữa

6. Đông Nam Bộ

Điều kiện sinh thái nông nghiệp:

- Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng
- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản
- Thiếu nước về mùa khô

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi

Trình độ thâm canh:

Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp

Chuyên môn hóa sản xuất:

- Các cây công nghiệp lâu năm [cao su, cà phê, điều]
- Cây công nghiệp ngắn ngày [đậu tương, mía]
- Nuôi trồng thủy sản- Bò sữa [ven các thành phố lớn], gia cầm

7. Đồng bằng Sông Cửu Long

Các điều kiện sinh thái nông nghiệp:

- Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn
- Vịnh biển nông, ngư trường rộng
- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

Những đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp nước ta


- Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi
- Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến.

Trình độ thâm canh:

Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp

Chuyên môn hóa sản xuất:

- Lúa, lúa có chất lượng cao
- Cây công nghiệp ngắn ngày [mía, đay, cói]
- Cây ăn quả nhiệt đời
- Thủy sản [đặc biệt là tôm]
- Gia cầm[ đặc biệt là vịt đàn]

Nguồn://diendankienthuc.net/diendan/on-thi-tn-dh-cd-mon-dia/73686-nhung-dac-diem-noi-bat-cua-7-vung-nong-nghiep-nuoc-ta.html#ixzz2JegJolBf
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời

Video liên quan

Chủ Đề