Ở Việt Nam ngày nào trong năm nhìn thấy mặt trăng rõ nhất vì sao

Câu 1:thời điểm tốt nhất và dễ quan sát thấy mặt trăng nhất trong tuần vào ban ngày là khoảng thời gian nó chuyển sang giai đoạn trăng tròn, ngày 15 [trăng rằm].

Lý do:Sau trăng thời kỳ Thượng huyền, Mặt trăng chuyển dần đến vị trí đối diện với Mặt trời [Mặt trăng – Trái đất – Mặt trời ], nửa Mặt trăng phần hướng vào Trái đất được Mặt trời chiếu sáng ngày càng nhiều, và lúc này chúng ta thấy Mặt trăng đầy dần lên và đến khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất lúc này nhận được ánh sáng Mặt trời thì chúng ta nhìn thấy Mặt trăng tròn vành vạnh, đó là đêm rằm [hay còn gọi là trăng vọng].

#pink

  • Phát triển bền vững

Thứ sáu, 19/11/2021 10:00 [GMT+7]

Nơi nào ở Việt Nam là địa điểm lý tưởng để xem nguyệt thực kéo dài nhất trong 580 năm?

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Không đơn giản như các kỳ nguyệt thực thông thường, nguyệt thực một phần ngày 19/11 dự kiến kéo dài 3 giờ 28 phút, trở thành nguyệt thực dài nhất trong 580 năm qua. Việt Nam có thể quan sát hiện tượng này từ khi trăng mọc vào khoảng 17h26 - 17h47 hôm nay.

Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đó là khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực.

Khi Mặt Trăng nằm trong toàn bộ phần bóng của Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ không thể chiếu tới Mặt Trăng. Đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Vào thời điểm đó, ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn, ánh sáng này có màu đỏ. Bởi vậy, người ta hay gọi nguyệt thực toàn phần là "Trăng máu".

Còn nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất.

Nguyệt thực siêu lung linh “đổ bộ” bầu trời Melbourne năm 2019. [Ảnh: vietucnews]

Theo đó, nguyệt thực một phần sẽ diễn ra vào ngày 19/11 và có thể được quan sát thấy bằng mắt thường tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, lý tưởng nhất cho việc quan sát toàn bộ quá trình nguyệt thực là các khu vực trải dài từ Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Tây Âu, miền Đông Australia, New Zealand và Nhật Bản. Trong đó, các đảo ở Thái Bình Dương và quốc gia Bắc Mỹ sẽ là những nơi có điều kiện tốt nhất để quan sát nguyệt thực.

Không đơn giản như các kỳ nguyệt thực thông thường, nguyệt thực một phần ngày 19/11 dự kiến kéo dài 3 giờ 28 phút, trở thành nguyệt thực dài nhất không chỉ của thế kỷ 21 mà trong hơn 580 năm, theo dữ liệu của NASA. Đây là lần nguyệt thực thứ 2 và cũng là nguyệt thực cuối cùng của năm 2021.

Tại thời điểm nguyệt thực cực đại [khoảng 16h theo giờ Việt Nam], bóng của Trái Đất sẽ che 97% Mặt Trăng, chặn đi hầu hết ánh sáng từ Mặt Trời và "nhuộm" Mặt Trăng thành màu đỏ sẫm, gỉ sét. Do không phải toàn bộ Mặt Trăng bị che mờ, nên đây vẫn được coi là nguyệt thực một phần. Dự đoán lần nguyệt thực tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 5/2022.

Lý do khiến hiện tượng thiên thể này kéo dài bất thường là do nó xảy ra trong 41 giờ sau khi Mặt Trăng đạt tới đỉnh cao, điểm xa nhất của nó so với Trái Đất. Mặt Trăng càng ở xa, thời gian di chuyển càng lâu, dẫn đến thời gian di chuyển ra khỏi bóng của Trái Đất càng nhiều.

Việt Nam có được “chiêm ngưỡng” nguyệt thực thế kỉ không?

Việt Nam chỉ nằm ở khu vực "rìa" của vùng có thể quan sát nguyệt thực. Do đó, ngày 19-11, từ Việt Nam sẽ trông thấy hiện tượng này từ khi trăng mọc, lúc 17h26, đạt cực đại vào lúc 17h32 và kết thúc lúc 17h47 [giờ Việt Nam].

Nguyệt thực ngày 19/11 kéo dài hơn 3 giờ, là nguyệt thực dài nhất không chỉ của thế kỉ 21 mà trong hơn 580 năm qua. [Ảnh minh họa]

Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam [VACA] cho biết, người dân Việt Nam chỉ quan sát được giai đoạn cuối của hiện tượng nguyệt thực một phần.

Trong đó, các tỉnh ở khu vực phía Bắc sẽ quan sát tốt hơn, rõ hơn và có thời gian dài hơn. Ở khu vực phía nam, thời gian quan sát ngắn hơn, các khu vực sâu hơn nữa [xuống đến Cà Mau] thời gian quan sát càng ngắn.

Ở Hà Nội, kể từ khi Mặt Trăng xuất hiện ở đường chân trời, người dân sẽ có khoảng 30 phút để quan sát giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần. Tại TP.HCM, do Mặt Trăng mọc khá muộn, người dân tại khu vực này chỉ có khoảng 20 phút để quan sát nguyệt thực một phần.

Theo Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam [VACA], để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiện tượng nguyệt thực một phần ngày 19/11, người dân cả nước cần có góc nhìn rộng, gần sát về chân trời phía Đông. Những người sống ở khu vực ven biển dễ quan sát nhất. Trong nội thành, người dân cần đứng ở vị trí cao, ví dụ như những tòa nhà cao tầng, ban công,... để có góc quan sát tốt nhất.

Lan Anh [T/h]

  • Chứng kiến hiện tượng nhật thực vòng tròn lửa siêu hiếm
  • Những vành lửa tuyệt đẹp trong nhật thực hình khuyên
  • Việt Nam sẽ đón nguyệt thực dài nhất thế kỉ

Bạn đang đọc bài viết Nơi nào ở Việt Nam là địa điểm lý tưởng để xem nguyệt thực kéo dài nhất trong 580 năm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • nguyệt thực dài nhất 580 năm
  • nguyệt thực một phần
  • hiện tượng trăng máu
  • Hiện tượng hiếm gặp
  • thời gian quan sát nguyệt thực

Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể nhận ra mặt trăng ngay cả khi nó đang xuất hiện. Tuy vậy, vào ban đêm chị Hằng là thứ sáng nhất trên bầu trời.

Do mặt trăng di chuyển quanh trái đất trong một tháng, nên nó có mặt ở mọi vị trí trên bầu trời suốt 24 giờ. Diện tích bề mặt mặt trăng được nhìn thấy phụ thuộc vào tuần trăng, hay vào diện tích mà nó được ánh mặt trời chiếu tới tại một thời điểm nhất định.

Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh. Vì thế ta vẫn thấy mặt trăng. Song điều này không đúng với các vì sao.

Tuy vậy, một nhà du hành trên mặt trăng thậm chí vẫn có thể nhìn thấy các vì sao khi mặt trời đang mọc, bởi vì mặt trăng không có bầu khí quyển để phân tán ánh mặt trời và làm sáng loá bầu trời ban ngày.

[Theo sách Những điều bí ẩn quanh ta]

Hôm nay, Việt Nam đón "siêu trăng máu ảo ảnh" cuối cùng trong năm

[NLĐO]- Tại Việt Nam, siêu trăng máu sẽ xuất hiện vào đúng thời điểm hoàng hôn 26-5, trùng lắp với hiện tượng "ảo ảnh mặt trăng", khiến nó càng to và kỳ ảo.

  • Sự thật về sinh vật "bất tử" bám tàu vũ trụ, di cư đến mặt trăng

  • Cận cảnh "trăng máu" kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ

  • Việt Nam trong vùng ngắm siêu trăng máu xanh rõ nhất

  • Siêu trăng, trăng máu, trăng xanh hội tụ 1 ngày

Theo The Guardian, siêu trăng máu tháng 5 sẽ "ưu ái" cho các nước trong khu vực Thái Bình Dương, với Hawaii là nơi có tầm nhìn đẹp nhất thế giới. Vào thời điểm tiếp cận gần nhất, siêu trăng máu chỉ cách chúng ta 357.460 km.

Siêu trăng máu năm 2018 trên đỉnh một trong những ngọn núi cao nhất vùng Đông Bắc Thụy Sĩ - Ảnh: EPA

Siêu trăng máu vốn là hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần. Siêu trăng xảy ra khi mặt trăng ở vị trí gần Trái Đất trên quỹ đạo đúng ngày trăng tròn, trông to hơn trăng tròn thông thường. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và mặt trăng xếp thẳng hàng, mặt trăng rơi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất, biến thành màu đỏ nên còn gọi là "trăng máu".

Ở vùng quan sát tốt nhất, người dân có thể thấy hành trình "đổi màu" của mặt trăng trong khoảng 5 giờ, trong đó giai đoạn "toàn phần" chiếm khoảng 15 phút.

Việt Nam không phải vị trí quan sát thuận lợi nhất nhưng người yêu thiên văn vẫn có thể chiêm ngưỡng trăng máu trong khoảng 14 phút. Đó là vào lúc 18 giờ 11 phút đến 18 giờ 25 phút ngày 26-5 theo giờ Việt Nam. Thời điểm siêu trăng máu đạt cực đại là 18 giờ 18 phút.

Đây là một khung giờ may mắn bởi khi siêu trăng máu xuất hiện vào thời điểm hoàng hôn, khi mặt trời vừa lặn, sẽ có hiện tượng gọi là "ảo ảnh mặt trăng" xuất hiện. Mặt trăng lúc đó cho dù là trăng thường vẫn sẽ trông to và kỳ ảo hơn. Với một siêu trăng máu, đó là khoảnh khắc tuyệt đẹp hiếm thấy.

Để chiêm ngưỡng trăng máu lần nữa, bạn sẽ phải đợi đến tháng 5-2022.

Anh Thư

Video liên quan

Chủ Đề