Pháp chiếm Lào bằng cách thực nào

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Giai đoạn 1893 - 1916Sửa đổi

Không thực hiện được đại kế hoạch sáp nhập nước Xiêm, Pháp không còn chú ý đến Lào và trong năm mươi năm tiếp sau nó vẫn là một vùng tù túng bên trong đế chế Đông Dương của Pháp. Về mặt chính thức, Vương quốc Luang Phrabang và Champāsak vẫn là những vùng bảo hộ với quyền tự trị bên trong, nhưng trên thực tế chúng bị cai quản bởi các công sứ Pháp. Vua Sīsavāngvong, người lên làm vua Luang Phrabang năm 1904, vẫn giữ sự trung thành rõ ràng với người Pháp trong 55 năm cai trị của mình. Phần còn lại của đất nước ban đầu được chia làm hai vùng, Thượng Lào và Hạ Lào, mỗi vùng được một sĩ quan chỉ huy, và đóng đô tại Luang Phrabang và Pākxē. Sau đó nước này được chia thành mười một tỉnh, mỗi tỉnh có một vị công sứ người Pháp. Năm 1898 toàn bộ lãnh thổ Lào bị đặt dưới sự tổng giám sát của một Tổng công sứ, đóng đô ở Viêng Chăn [người Pháp đánh vần là Vientiane] chịu trách nhiệm với Toàn quyền pháp ở Hà Nội. An ninh, phong tục và thông tin liên lạc được kiểm soát từ Hà Nội, và vì thế bị sao nhãng ở trên lãnh thổ Lào, nơi có ít ưu tiên về ngân sách. Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về sức khoẻ, giáo dục và pháp luật, và tự kiếm lấy tiền ở địa phương mà chi dùng.

Người Pháp thừa hưởng một lãnh thổ ít dân và bị đồi phong bại tục trong nhiều năm chiến tranh và mất trật tự: năm 1910 chỉ có khoảng 600.000 người sống ở Lào, gồm nhiều người Trung Quốc và Việt Nam. Để lập lại trật tự, một quân đội địa phương, Garde Indigène, được thành lập gồm một hỗn hợp các đội quân Lào và Việt Nam dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp. Cướp bóc bị áp chế, nô lệ bị bãi bỏ, và chế độ quan liêu Lào-Lum ưu việt hơn so với Lào-Theong và Lào-Sūng bị ngăn lại. Các nhân viên người Việt được đưa vào trong bộ máy hành chính để giúp đỡ cho số lượng nhân viên người Pháp ít ỏi – năm 1910 chỉ có khoảng 200 người Pháp trên toàn bộ nước Lào. Các thương nhân Trung Hoa và Việt Nam tới những thành phố đang hồi phục [đặc biệt là Viêng Chăn] và hồi sinh thương nghiệp.

Người Pháp nắm lấy quyền thu thuế vốn trước kia do người Xiêm đảm nhiệm, nhưng bởi vì các quan chức Pháp ít tham nhũng hơn quan chức Xiêm nên số thuế thu được tăng lên. Người Lào nói chung cũng có trách nhiệm phải đi phu phen, quy định là mười ngày một năm, dù có thể xin miễn bằng cách trả tiền. Người Lào-Lum hay phải đi phu nhất, có lẽ bởi vì họ bị coi là chỉ thích hợp với những vùng núi ở Lào và những công việc kiểu nô lệ. Người Việt Nam và Trung Quốc không phải đi phu [không đúng sự thực, ít nhất là đối với người Việt Nam], nhưng phải chịu một mức thuế theo đầu người bằng tiền mặt lớn hơn. Những khoản thu khác từ việc buôn bán thuốc phiện, rượu và độc quyền muối của nhà nước. Tuy nhiên, chính quyền hành chính ở Lào luôn thiếu tiền, và sự phát triển, đặc biệt ở vùng núi cao rất chậm chạp.

Nói chung, người Lào coi sự cai trị của Pháp là dễ chịu hơn so với người Xiêm, và nó bảo đảm rằng thỉnh thoảng không có những cuộc nổi dậy có tổ chức chống lại họ. Tuy nhiên, năm 1901, một cuộc nổi loạn nổ ra ở phía nam do một người Lào-Theong tên là Ong Kaeo lãnh đạo, ông tự coi mình là phū mī bun [người thần thánh] và tôn thờ chúa cứu thế. Cuộc nổi loạn này về tính chất không phải là chống lại pháp hay những người Lào theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng lôi cuốn được nhiều người ủng hộ và chỉ tới năm 1910 mới bị đàn áp triệt để khi Ong Kaeo bị giết. Tuy nhiên, một trong những chỉ huy dưới quyền Ong Kaeo, Ong Kommadam, vẫn sống sót và trở thành nhà lãnh đạo những người Lào theo chủ nghĩa quốc gia những năm sau đó. Sau cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1911, có những rắc rối xảy ra ở phía bắc Lào khi các vị lãnh chúa và bọn kẻ cướp Trung Quốc đem chiến tranh sang phía bên kia biên giới [vốn chưa được xác định rõ ràng] và bởi vì những người Lào-Sūng có quan hệ với Trung Quốc bị lôi kéo vào cuộc xung đột. Pháp cố gắng điều chỉnh việc buôn thuốc phiện cũng dẫn tới nổi loạn ở một số vùng. Trong những năm 1914-16 có một cuộc nổi loạn của người H'Mông được gọi là "cuộc nổi loạn của người điên" theo lãnh đạo của nó, một pháp sư được gọi là Pāchai. Lịch sử chính thức của Lào sau này gọi tất cả những cuộc nổi loạn đó là "những cuộc chiến đấu chống thực dân" nhưng đây là một sự cường điệu.

Giai đoạn 1916 - 1945Sửa đổi

Một kiến trúc thuộc địa Pháp điển hình [nay là trung tâm y tế] tại Luang Phrabang.

Sự so sánh giữa cách cai trị của người Pháp và người Xiêm đã dẫn tới việc nhiều người Lào ở Isan di cư quay về trong nước, làm tăng dân số và phục hồi thương mại. Những thành phố ở châu thổ sông Cửu Long như Viêng Chăn, Savannakhēt và Paksē bắt đầu phát triển, dù người Việt và người Trung Quốc vẫn chiếm số đông ở đó. Nông nghiệp và thương mại phục hồi. Người Pháp hy vọng hướng thương mại Lào về phía hạ lưu sông Cửu Long tới Sài Gòn, nhưng họ không thể cạnh tranh với con đường thương mại nhanh chóng và rẻ hơn qua Bangkok, đặc biệt khi những đường sắt của người Xiêm đã tiến tới sông Cửu Long trong thập kỷ 1920. Điều này khiến cho Xiêm vẫn đóng một vị trí quan trọng trong kinh tế Lào sau khi ảnh hưởng chính trị của Xiêm đã chấm dứt: một sự thực hiện vẫn không thay đổi. Người Pháp đề nghị xây dựng một tuyến đường sắt xuyên qua vùng núi tới Việt Nam, nhưng vốn cho dự án này không bao giờ được Paris duyệt chi. Tuy nhiên người Pháp đã xây dựng tuyết đường quan trọng nhất ở Lào, Quốc lộ 13 từ Viêng Chăn tới Paksē [gần đây hơn nó đã được kéo dài về phía bắc tới Luang Phrabang]. Nhưng phát triển kinh tế vẫn còn chậm chạp. Có một số mỏ thiếc và một số vùng trồng cà phê, nhưng tình trạng cô lập của quốc gia này và địa hình không thích hợp có nghĩa là nó không bao giờ được chính quyền bảo hộ coi là một nơi để kiếm ra tiền. Hơn 90% người Lào vẫn là nông dân, với thặng dư lương thực chỉ vừa đủ để bán lấy tiền nộp thuế.

Đa số người Pháp tới Lào là các viên chức, người định cư hay truyền giáo đã phát triển ảnh hưởng mạnh tới đất nước và dân chúng Lào, và nhiều người đã bỏ ra hàng thập kỷ để làm những việc mà họ cho là giúp cải thiện đời sống của dân Lào. Một số lấy vợ người Lào, học tiếng, theo Phật giáo và "trở thành giống dân địa phương" – một điều được chấp nhận nhiều hơn ở đế chế thuộc địa Pháp so với Anh. Tuy nhiên, với những thói quen căn bản đặc trưng của người Âu ở thời gian đó, họ có coi người Lào là hiền lành, tử tế, ngây thơ, khờ dại và lười biếng, coi họ theo điều mà một nhà văn đã gọi là "một sự pha trộn của ảnh hưởng và exasperation." Họ không tin rằng người Lào sẽ có thể tự cai quản lấy mình, và rất đủng đỉnh trong việc lập ra một hệ thống giáo dục kiểu phương Tây ở Lào. Trường trung học đầu tiên ở Viêng Chăn mãi tới năm 1921 mới mở cửa, và chỉ trong thập kỷ 1930 những sinh viên Lào mới được tiếp cận với giáo dục ở mức cao hơn tại Hà Nội hay Paris. Dần dần một mạng lưới các trường tiểu học phát triển ra khắp những vùng đất thấp, và tới những năm 1930 tỷ lệ biết chữ trong cộng đồng Lào-Lum đã tăng khá nhiều. Nhưng ở những vùng cao, nơi người dân nói tiếng Lào thổ ngữ hay tiếng không phải Lào, vẫn còn chưa được tiếp cận với giáo dục.

Trong số những người Lào đầu tiên được tiếp thu nền giáo dục tiên tiến phương Tây là ba anh em thuộc tầng lớp trên, con trai [khác mẹ] của Chau Bunkhong, vị uparāt [phó vương có quyền thế tập] ở Luang Phrabang: gồm Hoàng tử Phetxarāt [1890-1959], Hoàng tử Suvannaphūmā [1901-84] và Hoàng tử Suphānuvong [1909-95], những người này sau đó đã lãnh đạo chính trị Lào trong nhiều năm. Phetxarāt tốt nghiệp Trường thuộc địa ở Paris và là người Lào đầu tiên tới học ở Đại học Oxford. Cả Suvannaphūmā và Suphānuvong đều tốt nghiệp kỹ sư ở Pháp. Suvannaphūmā cũng học những môn kinh điển, tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và Pali: trở thành một hình mẫu một nhà chính trị học giả kiểu Pháp. Có một sự quan sát tiêu chuẩn của lịch sử hậu thuộc địa rằng những học giả được giáo dục kiểu phương tây sau này sẽ trở thành lãnh đạo của các phong trào chống chủ nghĩa thực dân. Những người được Pháp giáo dục như Phetxarāt, Suvannaphūmā và Suphānuvong có lẽ sẽ xác định trường hợp này ở Lào, nhưng trên thực tế tất cả họ đầu tiên đều là những quan chức Lào và sau đó mới là những trí thức có tinh thần quốc gia, thậm chí Suphānuvong cuối cùng trở thành nhà lãnh đạo bù nhìn của nước Lào cộng sản. Lào không bao giờ sản sinh ra một con người kiểu Pol Pot, một người được đào tạo ở Pháp và hoàn toàn chủ trương tư tưởng Mác xít. Sự đóng góp thực tế của Pháp cho chủ nghĩa quốc gia Lào, tách ra khỏi sự thành lập nước Lào, được thực hiện bởi những chuyên gia đông phương học của Trường viễn đông bác cổ Pháp [École Française d'Extrême-Orient], những người đã thực hiện các công việc khảo cổ chính, tìm kiếm và xuất bản những văn bản lịch sử Lào, tiêu chuẩn hoá chữ viết trong ngôn ngữ Lào, phục hồi những đền chùa và lăng tẩm đa hư hại và năm 1931 lập ra Viện Phật giáo Lào độc lập ở Viêng Chăn, nơi Pali từng được dạy dỗ và nhờ thế người lào có thể nghiên cứu lịch sử cổ đại của riêng nước mình. Sự khôi phục và giữ gìn những vinh quang văn hoá cũ của Luang Phrabang là một đặc tính và sự nỗ lực của văn minh Pháp.

Sự khuyến khích văn hóa và nghiên cứu lịch sử Lào của người Pháp đã tạo ra một tầng lớp trí thức Lào mới, họ nhanh chóng tập hợp dưới sự lãnh đạo của Phetxarāt, một học giả tài năng. Phetxarāt hiện được coi là một người theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng ở vị trí số một ông phải là người dẫn đầu sự hợp tác của Lào với pháp. Năm 1923 ông được chỉ định làm Giám sát bản xứ về những công việc chính trị và hành chính, khiến ông trở thành người Lào có chức vị cao nhất nước. Ông làm việc để tăng số vị trí người Lào trong bộ máy hành chính và giảm bớt vai trò của người Việt Nam, là giống người mà người Lào ghét nhất, còn hơn cả họ ghét người Pháp. Phetxarāt và những nhà lãnh đạo Lào khác thích kiểu cai trị của Pháp bởi vì nó bảo vệ họ khỏi người Xiêm và người Việt Nam. Chỉ khi người Pháp mất đi quyền lực và uy tín thì tầng lớp trí thức Lào mới quay sang chống lại họ.

Giai đoạn 1945 - 1946Sửa đổi

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng quân Nhật Bản đảo chính và gạt Pháp khỏi Đông Dương. Chính phủ Đế quốc Nhật Bản đột ngột tuyên bố trao quyền cho các chính quyền bản xứ và ra lệnh tống giam nhiều viên chức Pháp. Ngày 11 tháng 3, đại sứ Yokoyama Masayuki vào Hoàng thành Huế yết kiến hoàng đế Bảo Đại và chứng kiến lời tuyên cáo độc lập của Đế quốc Việt Nam.[1] Ngày 13 tháng 3, vua Campuchia cũng theo gương Bảo Đại rồi đến ngày 8 tháng 4 thì quốc vương Lào cũng tuyên bố độc lập[2]. Nhưng sau khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh [14 tháng 8 năm 1945, một cao trào độc lập dấy lên mạnh mẽ tại các xứ Đông Dương. Ngày 27 tháng 8 năm 1946, chính phủ Pháp tuyên bố Lào tự trị và trao cho quốc gia này những quyền hạn lớn hơn trong Liên bang Đông Dương. Ngày 11 tháng 5 năm 1947, Hiến pháp Vương quốc Lào được công bố, qua đó kết thúc tình trạng bảo hộ tại Lào.

Thua Pháp ở Bắc Kỳ, nhà Thanh mất quyền 'thiên triều' với Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tranh vẽ trận Tuyên Quang tháng 1/1885: quân Pháp đánh quân Thanh để giành quyền kiểm soát Bắc Kỳ

Chiến tranh Pháp-Thanh [1883-85] giành quyền kiểm soát Bắc Kỳ không phải là một cuộc chiến lớn trong lịch sử châu Á.

Theo Kenneth Fletcher trong Bách khoa toàn thư Anh [Britannica], thì cuộc chiến "làm lộ ra sự yếu kém của Trung Hoa trong quá trình hiện đại hóa, và làm nóng lên làn sóng dân tộc chủ nghĩa ở Nam Trung Hoa".

Ngoài ra, giới học giả Phương Tây lâu nay coi cuộc chiến này chỉ là một phần của quá trình châu Âu chinh phục thuộc địa tại Đông Á.

Nhưng với người Việt, cuộc chiến Pháp -Thanh đánh dấu một bước ngoặt lớn.

Quảng cáo

Pháp thắng Trung Hoa khiến Đại Nam phải gia nhập vào quỹ đạo của Phương Tây, dưới lá cờ Cộng hòa 'thực dân' Pháp.

Hàm Nghi - người nghệ sĩ và những mối tình trắc ẩn

Khái niệm 'Hán tộc' có từ bao giờ và để làm gì?

Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN

Người Pháp đã đảo lộn toàn bộ xã hội truyền thống, bứt rễ tầng lớp Nho sĩ Việt Nam có đặc quyền 900 năm.

Nhưng lúc nguy biến, Đại Nam đã không tự cải cách được như Nhật Bản mà còn hướng về Bắc Triều, cầu viện Thanh đang trên đà tan rã.

Trước khi bị ép phải ký Hoà ước Giáp Tuất [1874], vua Tự Đức đã cử sứ bộ do Phan Sĩ Thuộc, Hà Văn Quang, Nguyễn Tú sang Trung Hoa.

Hai phái bộ nữa [1876, 1880] sang nhờ Thanh giải quyết nạn thổ phỉ từ nước sang tàn phá Việt Nam, và cầu viện chống Pháp.

Từ 1865-68, các nhóm vũ trang Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng đã trào vào Việt Nam làm cướp hoặc chiếm đất lập lãnh địa riêng.

Nguồn hình ảnh, Universal History Archive

Chụp lại hình ảnh,

Chiến dịch Bắc Kinh từ 06 đến 24/03/1884: quân Pháp đánh tan quân đội Quảng Tây, hạ thành Bắc Ninh

Nhưng sau thỏa thuận năm 1871, hai mươi đơn vị [doanh quân chính quy] do đề đốc Quảng Tây Phùng Tử Tài chỉ huy đã nhập Việt.

Triều đình Huế cũng "thu phục" được Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh Cờ Đen để đánh Pháp.

Trong khi Pháp chưa rõ ràng về Bắc Kỳ, sĩ quan hải quân Francis Garnier đã tự đem quân ra Bắc, và bị giết bởi quân Cờ Đen năm 1873.

Dù không thừa nhận hành động tự ý của Garnier, Pháp vẫn cử Henri Riviere tổ chức cuộc hành quân ra Hà Nội.

Nhà Thanh đem quân vào Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa.

Giao tranh đã tàn phá nhiều vùng của đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Lính Cờ Đen tác chiến giỏi hơn quân nhà Nguyễn, nhưng cũng cướp bóc, chém giếp dân Việt.

Chúng đã gây ra thảm sát Hương Canh [1884], giết chừng 700 dân làng, gồm nhiều trẻ em.

Một số quan lại Trung Quốc như Tăng Kỷ Trạch, đại sứ nhà Thanh ở Paris, đề xuất chia đôi Bắc Kỳ với Pháp.

Năm 1882, thấy thế thua đã rõ ở Việt Nam, đại thần Lý Hồng Chương của Thanh triều bắt đầu đàm phán với Pháp.

Hai bên thỏa thuận lập chế độ bảo hộ chung - 'joint protectorate'.

Nhưng khi các quan chức Pháp đem vấn đề này về Paris thì bị chính quyền trung ương Pháp bác bỏ.

Paris cử thêm lực lượng sang Bắc Kỳ, và quân Thanh cũng tăng viện.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Để chặn nhà Thanh không cho tiếp ứng sang Bắc Kỳ, Pháp vây các chiến thuyền của Trung Hoa ở cảng Phúc Châu, Phúc Kiến, phá tan hạm đội Trung Hoa vào tháng 8/1884

Tiếp tục bị quân Pháp đánh bại [1883], nên Thanh đồng ý ký Thỏa thuận Lý Hồng Chương - Fournier.

Pháp có quyền thương mại ở Bắc Kỳ, và nhà Thanh phải rút quân về.

Đổi lại, Thanh không phải trả chiến phí.

Nhưng điều quan trọng nhất của thỏa thuận Fournier là Trung Hoa phải bỏ chủ quyền ở Việt Nam [sovereignty over Vietnam].

Đây là điểm mấu chốt về 'ý thức hệ' và uy tín quốc tế của Trung Hoa nên phe diều hâu trong triều đình Thanh không chấp nhận.

Cuộc chiến tăng độ nóng, và Thanh tuy đông quân nhưng kém Pháp về hỏa lực, chiến thuật.

Ở Lạng Sơn, quân Quảng Tây tập trung 25 nghìn quân chống lại 1,5 nghìn quân Pháp mà không xong.

Bảo vệ phòng tuyến Kỳ Lừa, Francois Negrier của Pháp chỉ có 7 lính tử trận, 30 bị thương sau khi giết chết 1200 quân Thanh.

Ngay từ khi đó, Việt Nam đã thành chiến trường cho các thế lực quốc tế gián tiếp can thiệp.

Phổ và Anh đứng về phía nhà Thanh và đã nhiều lần tác động để Thanh tiếp tục chống Pháp.

Nga vẫn là mối đe dọa cho nhà Thanh ở phía Bắc và theo dõi sát chiến sự tại Bắc Kỳ.

Nhật Bản hỗ trợ Pháp trong cách triển khai hải quân vây Đài Loan và vô hiệu hóa hạm đội phía Bắc của Thanh.

Các cuộc nghị hòa của Pháp - Thanh về Bắc Kỳ đều có tác động của -đặc sứ Mỹ John Russell Young, người được Lý Hồng Chương tin cậy.

Vua Tự Đức cũng muốn cầu viện các nước châu Âu khác như Đức, Ý, và Phạm Phú Thứ đã đề xuất lập sứ quán tại Hong Kong để liên kết với Anh.

Nhưng các nỗ lực "đa phương quan hệ" đều bị Pháp chặn.

Dù ngăn cản được quân Pháp trên bộ ở Bắc Kỳ, phải đợi tới thất bại toàn diện về hải quân thì Thanh mới chịu thua.

Pháp đưa tàu vào bao vây quân cảng Phúc Châu, nã pháo bắn tan hạm đội 11 chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Thanh.

Chụp lại hình ảnh,

Một chương trong cuốn 'Việt Nam Pháp thuộc sử' của Phan Khoang, bản in ở Sài Gòn năm 1961

Năm 1885, hòa ước Pháp - Thanh được ký tại Paris.

Video liên quan

Chủ Đề