Phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ là bao nhiêu

         Câu hỏi: Các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Đại Tâm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

          *Chế tài hành chính

Chế tài hành chính là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra hoặc tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả phải tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng. 

Các biện pháp hành chính được áp dụng nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm và xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong những trường hợp được pháp luật quy định, có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Mỗi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người thực hiện hành vi bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, trong đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi là 500 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như:

+ Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

   * Chế tài dân sự

Chế tài dân sự là việc người bị vi phạm phải tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm. Biện pháp này do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành.

Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009], để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

  * Chế tài hình sự

Chế tài hình sự có thể được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009], cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] đã quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 một cách cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.

Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng tham khảo một số bài viết liên quan:

- Tội xâm phạm quyền tác giải, quyền liên quan?

- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

          Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: để được hỗ trợ cụ thể hơn.

           Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bạn đã tốn nhiều chi phí để thiết kế thương hiệu và bạn đã mất nhiều thời gian cũng như đầu tư tiền bạc để xây dựng thương hiệu logo cho hoạt động kinh doanh của mình, nhưng lại bị người khác sao chép, làm giả, nhái thương hiệu của bạn? Vậy phải làm gì khi phát hiện có người sử dụng thương hiệu giống của bạn? Trình tự xử lý xâm phạm thương hiệu như thế nào?

Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Xâm phạm thương hiệu là gì?

Xâm phạm thương hiệu là việc một người sử dụng thương hiệu [hay còn gọi là nhãn hiệu] đã được bảo hộ của một người khác cho hoạt động kinh doanh của họ, như in thương hiệu trên nhãn mác, bao bì sản phẩm, quảng bá thương hiệu trên các trang thương mại điện tử, … mà không được sự cho phép của chủ sở hữu thương hiệu.

2. Quy định pháp luật về xâm phạm thương hiệu

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019;

– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

– Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

– Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;

– Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT ngày 05/04/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

3. Làm gì khi phát hiện có hành vi xâm phạm thương hiệu?

Điều 198 và Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung quy định như sau:

Điều 198. Quyền tự bảo vệ

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a] Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b] Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c] Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d] Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

4. Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

5.Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, chủ thương hiệu có quyền tự bảo vệ đối với thương hiệu của mình bằng các biện pháp như: dùng công nghệ để ngăn ngừa hành vi xâm phạm thương hiệu; yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi; hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính, khởi kiện ra tòa án hoặc yêu cầu xử lý hình sự.

4. Điều kiện xử lý xâm phạm thương hiệu

Khoản 2 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định như sau:

Điều 11. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

Như vậy, để tiến hành xử lý xâm phạm thương hiệu, trước tiên chủ thương hiệu cần có Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu [nhãn hiệu] hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ thương hiệu. Văn bằng bảo hộ thương hiệu được cấp thông qua thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

5. Quy trình yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hành chính.

a] Xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hành chính là gì?

Xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hành chính là việc Chủ thương hiệu yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu thông qua các biện pháp như: lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính [phạt tiền, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả…].

b] Đặc điểm của biện pháp hành chính khi xử lý xâm phạm thương hiệu

Biện pháp hành chính mang tính bắt buộc, quyền lực, do vậy việc xử lý xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hành chính thường nhanh chóng và triệt để.

Tuy nhiên, do đây là thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước xử lý đối với bên vi phạm, còn bên bị vi phạm chỉ là người hỗ trợ, do đó không có được sự chủ động trong quá trình xử lý và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại như biện pháp dân sự.

c] Cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm thương hiệu

Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung quy định như sau:

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm thương hiệu là cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp.

d] Hành vi xâm phạm thương hiệu bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt tiền đối với hành vi xâm phạm thương hiệu như sau:

Điều 2. Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Như vậy, nếu cá nhân có hành vi xâm phạm thương hiệu thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt tương ứng, trường hợp bị phạt tiền thì mức phạt tối đa là 250.000.000 đồng; nếu là tổ chức thì sẽ bị phạt tối đa là 500.000.000 đồng.

6. Quy trình yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp dân sự.

a] Xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp dân sự là gì?

Xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp dân sự được hiểu là bên bị xâm phạm tiến hành khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu áp dụng các biện pháp dân sự đối với các bên có hành vi xâm phạm thương hiệu. Các biện pháp dân sự được quy định cụ thể tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 202. Các biện pháp dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

b] Đặc điểm của biện pháp dân sự khi xử lý xâm phạm thương hiệu.

Đặc điểm của biện pháp dân sự khi xử lý xâm phạm thương hiệu là chủ thương hiệu có thể chủ động trong quá trình xử lý, thu thập chứng cứ và đưa ra mức bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế mà mình chứng minh được. Ngoài ra, Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao.

Tuy nhiên, thời gian khởi kiện thường bị kéo dài, làm cho việc xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bị chậm trễ, tốn kém thời gian cho chủ thương hiệu.

c] Cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm thương hiệu

Khoản 2 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung quy định về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp dân sự như sau:

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp dân sự là Tòa án.

d] Hành vi xâm phạm thương hiệu phải bồi thường bao nhiêu tiền?

Tùy vào chứng cứ chứng minh của chủ thương hiệu [tức là nguyên đơn] cung cấp được, như chứng minh được hành vi xâm phạm thương hiệu gây ra thiệt hại vật chất, hay chứng minh giá trị thương hiệu dựa trên giá chuyển giao quyền sử dụng … mà sẽ có mức bồi thường thiệt hại tương ứng. Trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại vật chất thì sẽ do Tòa án ấn định mức bồi thường thiệt hại, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá 500.000.000 đồng.

Chủ thương hiệu cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần trong mức từ 5.000.000 – 50.000.000 đồng nếu chứng minh được hành vi xâm phạm thương hiệu đã gây ra thiệt hại về tinh thần.

Ngoài ra, bạn cũng quyền yêu cầu bên xâm phạm thương hiệu thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

7. Quy trình yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hình sự.

a] Xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hình sự là gì?

Xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hình sự là các biện pháp hình sự được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

b] Đặc điểm của biện pháp hình sự khi xử lý xâm phạm thương hiệu.

Xử phạt bằng biện pháp hình sự là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng, tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của bên xâm phạm thương hiệu.

c] Cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm thương hiệu

Khoản 2 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung quy định về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hình sự như sau:

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hình sự là Tòa án.

d] Hành vi xâm phạm thương hiệu bị phạt hình sự như thế nào?

Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt hình sự áp dụng đối với hành vi xâm phạm thương hiệu như sau:

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Có tổ chức;

b] Phạm tội 02 lần trở lên;

c] Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d] Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ] Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a] Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c] Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

8. Dịch vụ yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu của Công ty Luật CIS

Luật sư và chuyên viên của Công ty Luật CIS đã được đào tạo chuyên sâu về bản quyền và Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới [WIPO], Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

♦ Nghiên cứu, tư vấn tình trạng pháp lý và đề xuất giải pháp liên quan đến xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu;

♦ Tư vấn, đại diện thực hiện xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hành chính;

♦ Tư vấn, đại diện thực hiện xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp dân sự [khởi kiện];

♦ Tư vấn, đại diện thực hiện xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu bằng biện pháp hình sự.

Nếu bạn muốn tư vấn về xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới đây:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580

Email: 

 – 

Video liên quan

Chủ Đề