Da chàm là gì

Chàm da là bệnh lý lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát, tuy nhiên nó rất hay tái phát và gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh.

Chàm da có thể điều trị được tuy nhiên không thể trị khỏi dứt điểm vì vậy điều quan trọng trong quản lý và chăm sóc bệnh là ngăn ngừa, dự phòng bệnh ít tái phát nhất có thể. Trong bài viết này, YouMed xin trình bày những phương pháp điều trị và cách chăm sóc da giúp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị bệnh chàm.

1. Điều trị chàm da [Eczema]?

Nguyên nhân gây nên bệnh chàm da rất phức tạp và vẫn chưa được biết rõ. Vì thế các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm giải quyết các triệu chứng khi bệnh khởi phát mà không giúp loại bỏ bệnh vĩnh viễn.

Nguyên tắc điều trị:

  • Dùng thuốc.
  • Chăm sóc da.
  • Tránh các yếu tố gây dị ứng.
  • Điều trị tâm lý.

Điều trị cụ thể:

Khi có các triệu chứng như mẩn đỏ, nổi mụn nước hay ngứa, người bệnh nên nhanh chóng đến khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị thích hợp, tránh để bị nhiễm trùng nặng hơn.

Bác sĩ thường lựa chọn các loại thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid giúp làm giảm sưng, giảm viêm một cách nhanh chóng.

Lưu ý, người bệnh nên bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thêm vì thuốc có các tác dụng phụ khi sử dụng quá liều hay quá thời gian quy định.

Xem thêm: Lang Ben có chữa được không?

Thuốc giảm ngứa

  • Khi bị bệnh chàm sẽ có triệu chứng châm chích, ngứa rất khó chịu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng làm việc của người bệnh.
  • Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa, cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Đối với trẻ em, có thể sử dụng thuốc giảm ngứa dưới dạng chế phẩm si rô.

Thuốc kháng sinh

  • Trong trường hợp tại vùng da bị chàm có nhiễm trùng kèm theo, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh uống giúp diệt vi khuẩn và kháng viêm, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.

Chăm sóc da

Làm sạch vùng da bị chàm và sử dụng các dung dịch sát khuẩn để phòng ngừa bị nhiễm trùng.

Tránh cào gãi làm vỡ các mụn nước tại vùng da này dẫn đến rỉ dịch và dễ bị nhiễm trùng.

Bảo vệ vùng da đang viêm khỏi các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh để không làm bệnh trở nên nặng hơn.

Khi vùng da bị chàm trở nên khô và tróc vảy, người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên nhiều lần trong ngày để giúp phục da được phục hồi.

Xem thêm: Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Tránh các yếu tố dị ứng

Người bị bệnh chàm nên tránh xa các yếu tố dị ứng từ thức ăn, động vật, thực vật, hóa chất, môi trường… trong thời gian điều trị để phòng ngừa bệnh trở nặng hơn hay bùng phát tại vị trí khác của cơ thể.

Điều trị tâm lý

Các triệu chứng như ngứa, dày da, biến dạng da làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống và gây trở ngại về tâm lý cho người bị bệnh chàm.

Thường xuyên hướng dẫn người bệnh cách phòng ngừa bệnh và điều trị phục hồi thẩm mỹ cho người bệnh góp phần giúp họ dễ dàng chấp nhận bệnh và tăng chất lượng cuộc sống.

2. Phòng ngừa chàm da tái phát?

Vì hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh chàm triệt để nên cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh tái phát cho các bệnh nhân bị bệnh chàm.

Nguyên nhân bệnh gây ra do sự kết hợp giữa hai yếu tố là di truyền và môi trường. Vì chúng ta không thể làm thay đổi được cơ địa do yếu tố di truyền của bệnh nhân nên sẽ tập trung vào phòng tránh các yếu tố gây dị ứng từ môi trường.

Lưu ý, mỗi cá nhân sẽ có những yếu tố gây dị ứng khác nhau, vì thế không khuyên người bệnh tránh xa tất cả các yếu tố mà chỉ hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khiến cho bản thân mình bị bùng phát bệnh chàm. Các yếu tố được khảo sát là nguyên nhân thường gây ra bệnh chàm ở nhiều người đó là:

Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản, đậu phộng và thức ăn lên men [chao, mắm]…

Không tiếp xúc với lông chó, mèo hay các sản phẩm làm từ da, lông thú khi nghi ngờ mình bị dị ứng từ các tác nhân này.

Không trồng các loại cây gây dị ứng trong nhà hoặc xung quanh nhà.

Không sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh hay mỹ phẩm, nước hoa chứa nhiều hương liệu để tránh xảy ra kích ứng.

Ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm có pH trung tính, thành phần lành tính và ít gây dị ứng.

Dưỡng ẩm da thường xuyên mỗi ngày và sau khi tắm để tránh khô da.

Không tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu sẽ làm cho da bị khô.

Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như nắng, gió và bụi bẩn.

Xem thêm: Những điều bác sĩ muốn bạn biết về làn da khô

Có chế độ sinh hoạt, học tập, làm việc và giải trí phù hợp để không bị căng thẳng thường xuyên kéo dài.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường độ dẻo dai và hệ miễn dịch của cơ thể.

Bệnh chàm là một bệnh lý da lành tính, không lây và có thể điều trị. Tuy nhiên, bệnh rất hay tái phát và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Điều quan trọng trong quản lý bệnh chàm là chăm sóc sao cho bệnh ít tái phát nhất có thể. Các biện pháp chăm sóc kể trên rất đơn giản và hiệu quả trong việc ngăn ngừa chàm tái phát góp phần giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chàm da là một bệnh lý da mãn tính phổ biến, tái phát dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Hiểu về bệnh lý này có thể giúp bạn nhận biết bệnh, chủ động trong quá trình điều trị và biết cách chăm sóc da khi bị bệnh. Vậy chàm da - Eczema là bệnh lý gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng ISOFHCARE bỏ túi kiến thức tất tần tật về bệnh chàm da bạn nhé!

Chàm da - Eczema là bệnh lý da liễu không hiếm gặp đặc trưng bởi tình trạng viêm da mạn tính. Căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi với độ tuổi khác nhau và gây nên những cơn ngứa ngáy, khó chịu, gây bất tiện trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh... 

Đặc điểm chung của bệnh là khô da từng mảng, da bị mẩn đỏ, sưng tấy, da phản vệ do dị ứng kích ứng, xuất hiện vảy,.. Các vết chàm trở nên khô hơn, đỏ theo từng đường, bong tróc dày, sẫm màu da, lan rộng vết chàm da hơn. Eczema có thể bùng phát ở bất kỳ lúc nào, nơi nào trên cơ thể và thường xuất hiện tại những nếp gấp của da như mặt sau của cánh tay, đầu gối,.. 

2. Nguyên nhân nào gây nên bệnh chàm da? 

Không thể kết luận chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý chàm da - Eczema. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy hệ miễn dịch di truyền và yếu tố môi trường là điểm mấu chốt kiến cơn bùng phát Eczema có thể đến và lan rộng khắp cơ thể, vết chàm có thể phát triển chồng lên nhau. Đây chính là tính chất mãn tính của bệnh. 

Một số nguyên nhân khác có thể gây nên bệnh chàm da như sau: 

a. Bệnh da liễu

Những người mắc các bệnh lý da liễu như viêm da, nấm, ghẻ, dị ứng… có thể có nguy cơ mắc bệnh chàm da nhiều hơn so với những người khác. Ngoài ra một số trường hợp gây suy giảm hệ miễn dịch như mắc HIV, có thai, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng khả năng mắc bệnh chàm da. 

Đặt khám trước qua tổng đài 1900638367 hoặc qua  ứng dụng ISOFHCARE để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

b.Thay đổi thời tiết

Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi bất thường, đột ngột cũng có thể trở thành điều kiện thuận lợi gây nên bệnh chàm da. 

c. Vệ sinh da chưa đúng cách

Việc không chú ý vệ sinh da hoặc vệ sinh da chưa đúng cách có thể là tác nhân dẫn đến các bệnh da liễu trong đó có bệnh chàm da.

d. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng liều lượng và loại theo chỉ định của bác sỹ có nguy cơ gây nên bệnh chàm Eczema. Vậy nên cần hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc theo đúng liều lượng, tránh lạm dụng thuốc và cần tham khảo ý kiến chuyên gia khi có các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc. 

3. Các loại bệnh chàm da - Eczema

Các biểu hiện ban đầu của chàm da như ngứa ngáy, mẩn đỏ da rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Tùy thuộc vào các triệu chứng và dấu hiệu mà người ta chia bệnh chàm da Eczema thành nhiều thể khác nhau, bao gồm các thể như sau:

  • Viêm da cơ địa dị ứng.
  • Bệnh chàm tiếp xúc.
  • Bệnh chàm tổ đỉa.
  • Bệnh chàm thể địa.
  • Chàm thể đồng tiền.
  • Chàm da đầu.
  • Chàm sữa ở trẻ sơ sinh. 

4. Chàm da có điều trị được không? 

Da được chia thành 2 phần. Lớp ngoài cùng gọi là lớp biểu bì và lớp trong cùng gọi là lớp hạ bì. Lớp biểu bì là lớp da rào cản bảo vệ của chúng ta. Lớp da này sẽ tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài môi trường. Nó như một lớp chống thấm nước, bảo vệ cho cơ quan nội tạng bên trong của chúng ta không bị xâm hại bởi vi khuẩn và các tác nhân nguy hại khác. 

Đối với người bệnh Eczema thì rào cản của làn da họ bị phá vỡ dẫn đến tình trạng da dễ bị khô nứt, tổn thương. Vi thế mục đích của việc kiểm soát tình trạng chàm da là cung cấp và cân bằng độ ẩm trở lại cho da, cuối cùng cải thiện lớp rào cản bảo vệ tối ưu cho người bệnh. Không có cách chữa hết vĩnh viễn bệnh chàm da Eczema nhưng bạn có thể quản lý được tình trạng bệnh bằng cách chăm sóc thường xuyên da hàng ngày. 

5. Chăm sóc chàm da tại nhà như thế nào? 

Cần phải nhấn mạnh rằng chàm da ở cả trẻ em và người lớn không có bất kì một loại thuốc thần kỳ nào có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh chàm da.Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng chàm da của mình bằng việc chăm sóc da mỗi ngày. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn chăm sóc chàm da tại nhà tốt hơn: 

a. Dưỡng ẩm da

Bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da như kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ, sữa dưỡng thể,... để giúp da luôn đủ độ ẩm, không bị khô. Hãy sử dụng các sản phẩm này 2 lần mỗi ngày sau khi đã tắm hoặc làm sạch da, xoa nhẹ nhàng tránh chà xát mạnh để đạt hiệu quả dưỡng ẩm tối ưu nhất. Đừng quên dưỡng ẩm cho đôi bàn tay nữa bạn nhé! 

b Vệ sinh da

Vệ sinh da là bước quan trọng trong chu trình chăm sóc da. Tuy nhiên nếu tắm rửa quá nhiều lần trong ngày hoặc chà xát da mạnh khi tắm có thể khiến da trở nên khô hơn. Đồng thời các loại xà bông, sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn dễ dàng bị kích ứng hơn. Bạn chỉ nên tắm 1 lần/ngày và mỗi lần không quá 15 phút. 

Hãy tắm bằng nước ấm thay vì nước quá nóng hoặc quá lạnh, lựa chọn loại sữa tắm, xà bông dịu nhẹ và không chứa quá nhiều hương liệu tạo mùi hoặc thuốc nhuộm để giúp da giữ được độ ẩm tốt nhất. Bạn nên dùng khăn bông sạch thấm nhẹ nhàng sau khi tắm rồi sau đó bôi kem dưỡng ẩm. 

c. Lựa chọn quần áo phù hợp

Hãy lựa chọn những bộ quần áo mềm, mỏng, thấm hút tốt và thông thoáng khí làm từ những chất liệu như tơ lụa, linen, cotton,... Những bộ quần áo có nhiều chi tiết cầu kỳ như ren, đính đá,... có thể cọ xát vào da bạn gây xước hoặc tạo nên cơn ngứa. 

ISOFHCARE hy vọng đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh chàm da Eczema. Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào lạ về làn da hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị da liễu, tránh việc tự ý điều trị khiến tình trạng bệnh nặng hơn dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết được thêm nhiều thông tin thú vị về bệnh lý chàm da Eczema nhé! 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Video liên quan

Chủ Đề