Phương pháp bình luận trong nghiên cứu khoa học

Để viết được một bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh bạn cần sử dụng phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ phù hợp và có tính chính xác cao. Các phương pháp nghiên cứu là cách thức mà bạn tìm ra kết quả cho một vấn đề nghi vấn, tùy vào từng loại vấn đề mà bạn có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau. 

Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết chọn phương pháp nghiên cứu nào thì bài viết sau đây của Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn hiểu rõ từng loại phương pháp nghiên cứu, từ đó giúp bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Trước tiên chúng ta cùng Luận văn 1080 tìm hiểu phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ là gì nhé!

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Kho đề tài luận văn thạc sĩ về thuế chọn lọc hay nhất

Cách Trích Dẫn APA Chi Tiết Trong Tiểu Luận, Luận Văn-Update 2021

Mục lục

Phương pháp bình luận trong nghiên cứu khoa học
Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ

Phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Đây là một trong các yếu tố quyết định thành công của quá trình nghiên cứu khoa học trong luận văn.

Bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận văn thạc sĩ chính là việc bạn dùng nó một cách có ý thức theo các quy luật vận động của đối tượng đang nghiên cứu trong luận văn nhằm tìm ra các phát hiện mới về đối tượng đó. Theo đó, phương pháp nghiên cứu chính là cách thức dẫn người nghiên cứu đạt đến mục đích sáng tạo.

2. Danh sách các phương pháp nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ

Có nhiều phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ khác nhau, mỗi phương pháp có những quy trình thực hiện khác nhau và phù hợp cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. 

Vì thế bạn cần nắm rõ chi tiết từng phương pháp để có thể chọn lựa cho bài luận văn thạc sĩ của mình một phương pháp phù hợp. Sau đây là chi tiết các phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ có độ tin cậy cao và thường được dùng trong nghiên cứu khoa học.

2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích - tổng hợp sẽ được thực hiện theo quy trình là phân tích vấn đề trước, sau đó sẽ tổng hợp lại những điểm chung và đưa ra kết luận.

Theo đó, bạn sẽ tìm hiểu cụ thể và chi tiết những khía cạnh xoay quanh một vấn đề cụ thể, phân tích từ những cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm được bản chất và thông qua những điểm đặc thù để tìm ra được điểm phổ biến.

Sau khi phân tích, bạn sẽ thực hiện bước tổng hợp lại những cái chung, cái đặc thù, cái phổ biến và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu nhằm có thể nhận thức chính xác và đầy đủ bản chất của vấn đề đề đưa ra các kết luận có tính thuyết phục cao.

Hiện nay, hầu hết các luận văn đề sử dụng phương pháp nghiên phân tích và tổng hợp trong phần giới thiệu đề tài, bàn luận về vấn đề và kết thúc vấn đề. 

2.2 Phương pháp quy nạp - diễn giải

Phương pháp bình luận trong nghiên cứu khoa học

Phương pháp quy nạp và diễn giải lá phương pháp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Quy nạp có nghĩa là tìm hiểu từ các hiện tượng riêng lẻ, ngẫu nhiên để liên kết chúng lại nhằm tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Diễn giải thì ngược lại với quy nạp. Diễn giải sẽ phân tích từ bản chất, nguyên tắc và nguyên lý của đối tượng nghiên cứu để tìm ra những hiện tượng cụ thể trong sự vận động của đối tượng.

Các hiện tượng riêng lẻ dùng trong quy nạp có thể đến từ những kinh nghiệm và hiểu biết về sự vật hoặc cũng có thể từ những giả thuyết hay những nguyên lý chung. Những hiện tượng này diễn ra sẽ có những điều trùng lặp và bạn cần quy nạp lại để tìm được nguyên lý chung nhất, tìm ra quy luật vận động, cuối cùng đưa ra giải pháp phù hợp.

Quy nạp và diễn giải có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung qua lại. Nhờ quy nạp mà tìm ra được các kết quả để phát triển nghiên cứu theo phương pháp diễn giải. Qua đó, việc diễn giải có thể tiếp tục mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng.

2.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh bao gồm nhiều phương thức so sánh khác nhau là: so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, so sánh bình quân, so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc.

Phương pháp này thường được áp dụng vào phần nêu ra các dẫn chứng và thực trạng xoay quanh vấn đề nghiên cứu, nhằm  giúp cho bài luận thêm hấp dẫn và có sức hút hơn vì có tính đối chiếu thực tế và tính cạnh tranh. 

2.4 Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê là thực hiện việc nêu lên những thông tin tương đồng hoặc tương phản với điều mà bạn đang nghiên cứu để chứng minh cho những luận cứ của bạn.

Phương pháp liệt kê thường được sử dụng trong phần cơ sở lý luận, phần mà bạn cần trích dẫn nhiều nội dung của tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề đang chứng minh, nhằm xây dựng nên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc cho luận cứ mà bạn đang nói đến.

2.5 Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là việc nêu bật lên quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu bằng cách hệ thống những diễn biến, những thay đổi theo thời gian qua những sự kiện liên tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại. Nói cách khác, phương pháp lịch sử là nhằm diễn tả lại toàn bộ tiến trình của lịch sử.

Phương pháp lịch sử giúp nghiên cứu ra nguồn gốc phát sinh, sự phát triển và thay đổi của đối tượng nghiên cứu, nhằm tìm được bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.

Cụ thể, phương pháp lịch sử yêu cầu bạn cần tìm ra được những điều khác những điều đã xảy ra trước để thấy những nét đặc thù lịch sử, phải theo dõi những bước biến động, thụt lùi tạm thời,… của phát triển lịch sử để đi sâu vào những uẩn khúc về sự tồn tại đan xen giữa cái cũ và cái mới.

Ngoài ra, phương pháp lịch sử còn đòi hỏi nắm rõ đến từng sự việc cụ thể, nắm rõ tên người, tên đất, không gian, thời gian nhằm mô tả theo đúng những diễn biến lịch sử.

2.6 Phương pháp logic

Phương pháp bình luận trong nghiên cứu khoa học

Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử qua nhiều hiện tượng lịch sử nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp,… để tìm được bản chất, quy luật vận động chung của chúng.

Phương pháp logic không đi sâu vào những uẩn khúc quanh co về sự tồn tại đan xen giữa cái cũ và cái mới như phương pháp lịch sử mà chỉ tập trung tìm hiểu quy luật phát triển tất yếu của đối tượng nghiên cứu 

Phương pháp này chỉ cần nắm được những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình qua những phạm trù quy luật nhất định.

2.7 Phương pháp thống kê số liệu

Phương pháp thống kê số liệu là phương pháp tập hợp các số liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp,… để tìm ra quy luật khách quan trong sự vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp số liệu đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác tối đa thì mới đem lại kết quả chính xác và khách quan nhất. Các số liệu được thu cần cần phải đến từ những tổ chức uy tín, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, hoặc số liệu có nguồn gốc rõ ràng.

Đây là một phương pháp hay, có tính thực tế cao và giúp cho ra những phát hiện chính xác, nhưng việc thu thập số liệu chất lượng thường sẽ mang đến nhiều khó khăn cho bạn.

Hướng dẫn cách đánh số trang đơn giản dễ dàng hơn với các mẹo sau.

Trên đây là tổng hợp những phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong luận văn thạc sĩ. Nếu bạn còn thắc mắc nào về phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ, hãy liên hệ về Tổng Đài Luận Văn 1080 qua email: hoặc gọi điện đến hotline: 096.999.1080 để được hỗ trợ sớm nhé.

Phương pháp bình luận trong nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận là 2 cụm từ thường gặp trong nghiên cứu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 2 cụm từ này. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu có liên quan gì tới nhau? Hãy cùng RCES tìm hiểu về những nội dung đó qua bài viết này.

Phương pháp bình luận trong nghiên cứu khoa học
 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

  • Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học:

– Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

– Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

– Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgic tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng. Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phân loại nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.

>> Xem thêm: Ebook Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Cao Đàm

 (Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam – VOER)