Cao su lưu hóa là polime bán tổng hợp năm 2024

Hãy phân biệt các ví dụ sau và cho ví dụ minh họa: a) polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime bán tổng hợp. b) polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hòa. c) polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.

Đề bài

Hãy phân biệt các ví dụ sau và cho ví dụ minh họa:

  1. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime bán tổng hợp.
  1. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hòa.
  1. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.

Lời giải chi tiết

  1. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.

- Polime thiên nhiên là polime do thiên nhiên tạo ra, có sẵn trong thiên nhiên. Vi dụ: xenlulozo; cao su, tinh bột…

- Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp bằng con đường hóa học. ví dụ:

Nhựa phenolformanđehit, PVC,…

- Polime bán tổng hợp là polime thu được do biến đổi hóa học một phần nào polime thiên nhiên. Ví dụ: Tơ axetat, tơ visco,…

  1. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hòa.

- Nếu mắt xích trong mạch polime nối với nhau theo một trật tự nhất định như “đầu nối với đuôi” thì gọi là polime có cấu trúc điều hòa.

- Nếu mắt xích trong mạch polime nối với nhau không theo một trật tự nhất định thì gọi là polime có cấu trúc không điều hòa.

  1. Polime mạch phân nhánh và polime không gian.

- Polime mạch phân nhánh: trên mạch polime có những nhánh do mắt xích tạo nên. Ví dụ: amilopectin, glicogen,…

- Polime mạng không gian: giữa các chuối polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Ví dụ: Cao su lưu hóa, nhựa bakelit,…

loigiaihay.com

  • Bài 4 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao. Hãy so sánh phản ứng trùng hợp với phản ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh họa.
  • Bài 5 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao. Giải thích các hiện tượng sau: a) polime không bay hơi được. b) polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. c) nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
  • Bài 6 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao. Viết phương trình phản ứng polime hóa các monome sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
  • Bài 7 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao. Cho biết các monome dùng để điều chế các polime sau:
  • Bài 8 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao. Hệ số polime hóa là gì? Vì sao phải dùng hệ số polime hóa trung bình?

\>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

\>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cao su lưu hóa chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Cao su lưu hóa có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng từ -60 đến + 200 độ C, tối đa là -70 đến + 260 độ C.

Cao su lưu hóa là polime có cấu trúc dạng gì?

Cao su lưu hóa có có cấu trúc closed cell – cấu trúc ô kín với những lỗ tổ ong nằm liền kề và liên kết với nhau.

Thế nào là lưu hóa cao su?

Sự lưu hóa cao su được định nghĩa như sau: Là phản ứng giữa cao su và lưu huỳnh, để biến đổi cao su sống từ trạng thái có tính dẻo ưu việt trở thành trạng thái đàn hồi ưu việt bền hơn. Qua định nghĩa trên, ta liên tưởng tính đàn hồi có được là nhờ vào sự lưu hóa.

Cao su lưu hóa có tính chất gì?

Cao su lưu hóa với những đặc tính như khả năng chịu nhiệt cao (-60oC đến +200oC), chống lão hoá, kháng ozone, cách nhiệt, chịu dầu nhiên liệu, kháng lubes, không có mùi, chịu nén cao hơn cho cả lực tĩnh và động nên được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cách nhiệt và cách âm.