Phương pháp trao đổi ion có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu

Nước cứng ở mức nào đó có thể có lợi, nhưng nếu vược mức cho phép nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nó cũng gây ra không ít các vấn đề nghiêm trọng đối với nền công nghiệp như các sự cố lò hơi, tháp giải nhiệt và các thiết bị xử lý nước khác. Do đó, cả gia đình, công ty, xí nghiệp cần phải xử lý nguồn nước cứng trước khi sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nước cứng và một số cách làm mềm nước cứng qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion calci [Ca2+] và magnesi [Mg2+]. Nó được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao mà những loại đá này vốn chứa lượng lớn ion calci và magie ở dạng hợp chất cacbonat, hydro cacbonat, sulfat.. Theo Wiki

Nước cứng là kết quả tự nhiên của chu trình thủy văn. Nước bốc hơi từ các đại dương của chúng ta, chuyển thành mây và sau đó kết tủa trở lại trái đất dưới các hình thức như mưa và tuyết. Nước được biết đến như một dung môi phổ quát, và khi nó tiếp xúc với trái đất dưới dạng kết tủa, nó sẽ mềm và có tính axit nhẹ. Sau đó, nước thấm qua đất và đá vào các tầng chứa nước ngầm, đi qua các lớp đá vôi và thạch cao. Những loại đá này rất giàu canxi và magiê, mà nước dễ dàng hấp thụ khi lọc qua chúng. 

2. Phân loại nước cứng

Nước cứng có 3 loại chính:

2.1. Nước cứng tạm thời

Nước cứng tạm thời là do sự hiện diện của các khoáng chất bicacbonat hòa tan [ canxi bicacbonat và magie bicacbonat ]. Khi hòa tan, các loại khoáng chất này tạo ra các cation canxi và magiê [Ca 2+ , Mg 2+ ] và các anion cacbonat và bicacbonat [ CO 2−3và HCO-]. Hay nói cách khác, nước cứng tạm thời là nước có chứa anion HCO3-.

Vd: Nước có chứa muối Ca[HCO3]2 , Mg[HCO3]2 .

2.2. Nước cứng vĩnh cữu

Là nước có chứa các ion Cl-, SO42- hoặc cả 2.
Vd: Nước có chứa muối CaCl2, CaSO4,…

2.3. Nước cứng toàn phần

Là nguồn nước có chứa cả nước cứng tạm thời và vĩnh cữu.

3. Dấu hiệu nhận biết nguồn nước cứng

- Cặn phấn trắng hoặc đốm trên bát đĩa kim loại.

- Quần áo và khăn trải sau khi giặt có cảm giác thô ráp và trông xỉn màu.

- Vảy ố tích tụ trên vòi nước

- Da và tóc khô do sử dụng nước bị nhiễm đá vôi

- Đường ống và vòi dẫn nước nhanh bị tắc

4. 6 cách làm mềm nước cứng

Dưới đây, công ty Tân Bình giới thiệu các bạn một số cách làm mềm nước cứng từ đơn giản cho đến phức tạp giúp giải quyết các vấn đề gặp phải bởi nguồn nước cứng nhà bạn. 

4.1. Làm mềm bằng phương pháp nhiệt

Phương pháp này chỉ sử dụng cho nguồn nước cứng tạm thời, không sử dụng cho nguồn nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần vì chúng không bị phân hủy do nhiệt.

Cách làm: Đun sôi nguồn nước cứng vài phút để đảm bảo các chất gây hại bị phân hủy, đặc biệt là Mg và Ca. Sau đó dùng phương pháp lắng để loại bỏ chúng ra khỏi nguồn nước.

4.2.  Làm mềm bằng nước vôi trong

Vôi là chất  làm mềm nước cứng phổ biến hiện nay, nó giúp làm giảm thành phần Mg2+ trong nước. Tuy nhiên, phương pháp này lại tạo ra một lượng CaSO4, CaCl2 tương đương. Do đó, chúng chỉ được dùng để xử lý nước cứng tạm thời. Nếu là nước cứng toàn phần hay nước cứng vĩnh cửu thì phương pháp này sẽ không hiệu quả.

4.3. Làm mềm nước bằng baking soda

Sử dụng Baking soda giúp loại bỏ hoàn toàn nước cứng kể cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu. Tuy nhiên, phương pháp này khá bất tiện, tốn chi phí và thời gian.

4.4. Sử dụng hóa chất làm mềm nước cứng

Chất làm mềm nước cứng được sử dụng rộng rãi ở đây là Na2CO3 và Na3PO4. Phương pháp này giúp các ion Ca2+ và Mg2+ kết hợp tạo thành các hợp chất tan được trong nước.

Tuy nhiên, phương pháp nên sử dụng trong công nghiệp, sản xuất không nên dùng trong gia đình, vì hóa chất có rất nhiều tác hại đến sức khỏe của con người.

4.5. Làm mềm nước cứng bằng cách trao đổi ion

Trao đổi ion

Phương pháp này được sử dụng phổ biến và hiệu quả xử lý cao cho cả 3 loại nước cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần.

Đối với nguồn nước sinh hoạt: Sử dụng hệ thống xử lý nước nhiễm vôi đầu nguồn bằng các trụ lọc. Hệ thống sử dụng hạt lọc cation khử vôi, làm mềm nước.

4.6. Sử dụng công nghệ lọc RO

Công nghệ lọc RO giúp loại bỏ hoàn toàn 99.9% lượng vôi có trong nước. Hiện nay, máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc này được người dân tìm hiểu và sử dụng rất phổ biển.

Tuy nhiên, Máy lọc nước RO có công suất nhỏ chỉ sử dụng ăn uống trong gia đình, nếu sử dụng trong quy mô lớn thì chi phí khá cao.

Ngoài ra, nếu lượng vôi trong nguồn nước nhiều thì ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ máy lọc nước. Do vậy, để  bảo vệ máy lọc nước thì cần phải lắp đặt hệ thống lọc nước đầu nguồn.

Trên đây là một số cách làm mềm nước cứng mà công ty Tân Bình đã tổng hợp được từ những tài liệu và kinh nghiệp thực tế. Hi vọng bài viết này giúp bạn tìm được cách phù hợp nhất để làm mềm nguồn nước cứng nhà bạn.

=> Tác hại của nguồn nước nhiễm vôi đối với cơ thể

=> Xử lý nước giếng khoan bị nhiễm vôi

Công ty Tân Bình nhận tư vấn, báo giá xử lý nước giếng khoan nhiễm vôi, nước nhiễm phèn cho gia đình, công ty xí nghiệp.

Liên hệ qua số điện thoại hoặc Zalo - 0934.087.100

Email:

Tin tức liên quan

Nước cứng tạm thời

Trong nguồn nước giếng khoan thường sẽ có chứa các ion kim loại nặng như: Fe+, Mn+, Ca+,...và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nguồn nước chứa quá nhiều Ca2+ và Mn2+ thì nguồn nước đó gọi là nước cứng. Nước cứng hình thành trong tự nhiên được chia làm 3 loại phổ biến là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần.

Xử lý nước cứng

Nước cứng là loại nước tự nhiên có chứa hàm lượng ion kim loại Ca2+ và Mg2+ cao hơn quy định cho phép sử dụng trong nguồn nước sinh hoạt. Nước chứa nhiều Mg2+ thường có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Độ cứng của nước thiên nhiên giao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm.

Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao. Trong bài viết này, hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu xem nước cứng là gì, cũng như dấu hiệu nhận biết và cách làm mềm nước cứng hiệu quả nhé!

1Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion, chủ yếu làcation của kim loại canxi [Ca2+] và magie [Mg2+]cao vượt quá mức cho phép [trên 300mg/lít].

Nguyên nhân hình thành nước cứng

Quá trình nước cứng được tạo ra khi nước chảy từ nguồn hay nguồn nước ngầm chảy qua những lớp đá vôi, thạch caohay đá phấn. Đây là những loại đá vốn chứa lượng lớn các ion canxi và magie ở dạng hợp chất cacbonat, hydrocacbonat, sulfat. Trong quá trình đó, một lượng nhỏ khoáng chất được nước hòa tan và giữ lại, truyền độ cứng vào nước.

Các nguồn nước ngầm thường có độ cứng cao bởi quá trình hòa tan các ion Mg2+, Ca2+ có trong thành phần của lớp trầm tích đá vôi... khi đi qua các lớp đất đá, từ đó làm tăng độ cứng trong nước. Bên cạnh đó, nước ở các ao hồ, sông suối cũng có thể bị tăng độ cứng do nguyên nhân này.

Các thành phần có trong nước cứng

Thành phần chủ yếu có trong nước cứng là các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion, mà ở đây chủ yếu là cation của kim loại canxi [Ca2+] và magie [Mg2+]. Thêm vào đó, trong nước cứng cũng có thể chứa một hàm lượng nhỏ các ion sắt và những ion kim loại khác như stronti, nhôm, bari, mangan, kẽm,...

Các mức độ cứng của nước

Dựa vào chỉ số tổng nồng độ của các ion Ca2+ và Mg2+, độ cứng của nước được chia làm 4 cấp độ khác nhau, cụ thể:

  • Từ 0 đến 60 mg/lít: Nước mềm
  • Từ 60 - 120 mg/lít: Nước cứng vừa phải
  • Từ 121 - 180 mg/lít: Nước cứng
  • Trên 180 mg/lít: Nước rất cứng

2Dấu hiệu nhận biết của nước cứng

Trên thực tế, có rất nhiều cách để nhận biết nước cứng, cụ thể bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây để xem xét nguồn nước đang dùng có phải là nước cứng không nhé.

  • Trên vòi nước, vòi hoa sen bị rỉ sét, tích tụ vảy ố, đường ống và vòi dẫn nước dễ bị tắc.
  • Sau một thời gian sử dụng, các vật dụng dùng để đun nấu bằng kim loại như nồi, chảo,... và đặc biệt là ấm đun nước sẽ xuất hiện các lớp cặn hay mảng trắng đọng lại dưới đáy.

  • Bột giặt hay các chất tẩy rửa khác khó hòa tan trong nước, ít ra bọt, dẫn đến quần áo và các đồ dùng bằng vải sau khi giặt vẫn còn dính cặn bột giặt, thậm chí có cảm giác thô ráp và xỉn màu.

  • Da và tóc khô do sử dụng nước cứng.

  • Khi dùng nước cứng để pha trà hay cà phê thì thấy có lớp váng mỏng xuất hiện trên bề mặt.

  • Nếu dùng nước cứng để làm đá, bạn sẽ thấy đá có màu đục và nhanh tan.

3Các loại nước cứng và cách làm mềm nước cứng hiệu quả

Hiện tại, nước cứng được phân loại với 3 loại chính là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu nước cứng toàn phần. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và cách làm mềm nước khác nhau.

Nước cứng tạm thời

Nước cứng tạm thời là loại nước chứa các muối Ca[HCO3]2 và Mg[HCO3]2. Loại nước này có tính cứng tạm thời bởi nó rất dễ để làm mềm. Các muối Ca[HCO3]2 và Mg[HCO3]2 này khi cho tác dụng với nhiệt độ thì sẽ tạo ra muối cacbonat kết tủa, từ đó loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước.

Cách đơn giản nhất để làm mềm nước cứng tạm thời là đun sôi nước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng NaOH, Ca[OH]2 , Na2CO3 hoặc Na3PO4 đưa vào nước để làm kết tủa các hợp chất có trong nước, từ đó trả lại nước có kết cấu mềm hơn.

Nước cứng vĩnh cửu

Nước cứng vĩnh cửu là loại nước có chứa các loại muối như MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tính cứng của nước. Khác với nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu thường không thể khắc phục được bằng cách đun sôi, bởi nó không đóng cặn kết tủa khi đun sôi.

Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, thông thường, người ta dùng các hóa chất làm mềm nước như: baking soda [Na2CO3], xút NaOH, hydroxit bari Ba[OH]2, photphat natri Na3PO4. Trong đó, hai chất làm mềm nước cứng vĩnh cửu phổ biến nhất là Na2CO3 và Na3PO4.

Nước cứng thành phần

Nước cứng thành phần là loại nước cứng bao gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu, tức có chứa cả muối Ca[HCO3]2, Mg[HCO3]2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.

Để làm mềm nước cứng thành phần, bạn có thể sử dụng tương tự những phương pháp làm mềm đối với nước cứng vĩnh cửu và nước cứng tạm thời ở trên.

Ngoài ra, một cách làm mềm nước cứng hiệu quả và ít tốn công sức nữa đó là sử dụng máy lọc nước sử dụng màng lọc RO thẩm thấu ngược. Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như hết các chất hòa tan và không thể tan trong khỏi nước, chính bởi vậy có tác dụng làm mềm nước cứng hiệu quả.

Máy lọc nước RO Karofi KBW-100 có khả năng làm mềm nước cứng hiệu quả

Mời bạn tham khảo một số máy lọc nước đang kinh doanh tại Điện máy XANH:

Trên đây là những thông tin về nước cứng, dấu hiệu nhận biết cũng như cách làm mềm nước cứng hiệu quả mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết để được hỗ trợ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề