Pre-Seed là gì

[i] Nguồn tham khảo chủ yếu là thị trường Mỹ nên khi ứng dụng cho Việt Nam sẽ khác đi ít nhiều

[ii]   Tất cả khái niệm bên dưới chỉ dừng lại ở mức cơ bản để hiểu bao quát, không bàn sâu chi tiết ở từng vòng gọi vốn


Courtesy: blog.founderkit.co 

  • Giai đoạn founder nảy ra ý tưởng và thành lập công ty
  • Vốn ở vòng này thường gọi là “Bootstrapping”, là tiền vốn founder tự bỏ ra hoặc huy động từ gia đình, bạn bè [family, friends, and fans - FFF].
  • Giá trị thường từ USD 10,000 – USD 250,000
  • Lưu ý: Không có lưu ý gì =]]]
  • Giai đoạn cty đã có sản phẩm mẫu [prototype] hoặc/và đã bán được vài đơn hàng, do đó nếu cần thêm vốn để “tăng tốc” thì gọi vốn Seed round
  • Các nhà đầu tư có thể tham gia vòng này: nhà đầu tư thiên thần [angel investor], các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ [micro VCs], và quỹ tăng tốc [Accelerator]
  • Vòng này nếu chỉ gọi vốn từ Angels thì có thể gọi là Angel round
  • Giá trị thường từ USD 50,000 – USD 1.5 triệu
  • Lưu ý:
    • Nên có doanh thu và 1 lượng người dùng trước khi gọi vốn
    • Không nên cố gọi vốn từ thật nhiều angels vì quá nhiều nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến quản lý

3/ Early Stage [hay Series A]

  • Thường là giai đoạn cty bắt đầu mở rộng hoặc tăng trưởng nhanh [doanh thu và khách hàng đã ổn định ở 1 mức độ cụ thể] => cần vốn nhiều. Đối với Startups, đây là giai đoạn không dễ để đến được [vì thường đóng cửa ở trước đó, ở Mỹ, trung bình chỉ 10% startups đến được vòng này]
  • Thường vòng này sẽ gọi là Series A, đôi khi Series B cũng được tính vào
  • Nhà đầu tư chủ yếu là các Venture capitalist lớn [Quỹ VCs], đôi khi có Angels vào co-invest
  • Giá trị thường từ USD 2 triệu – USD 10 triệu
  • Thời gian gọi vốn có thể kéo dài đến 6 tháng
  • Lưu ý:
    • Cty cần chuẩn bị mô hình kinh doanh rõ ràng, action/business plan cụ thể để thuyết phục các VCs
    • Nắm rõ các số liệu tài chính vì vòng này các VCs bắt đầu định giá dựa trên các số liệu tài chính như Doanh thu, EBITDA, dòng tiền

4/ Later Stage [Series B, C, …]

  • Đây là giai đoạn công ty tăng tốc, thường để chiếm lĩnh thị trường và giành thị phần
  • Các chỉ số tài chính và hiệu quả đã rõ ràng
  • Giá trị thường trên USD 10 triệu
  • Các nhà đầu tư có thể tham gia ở vòng này là VCs và Private Equity [PE]
  • Lưu ý: tương tự Series A
  • Vòng gọi vốn đặc biệt, thường gọi vốn để tăng trưởng trước khi IPO
  • Thường chỉ các công ty tỷ đô mới đạt tới vòng này
  • Thường vốn ở vòng này được góp vào dưới dạng khoản vay chuyển đổi [convertible notes] hoặc/và cổ phiếu ưu đãi. Một dạng hybrid financing giữa vốn tư nhân [equity] và nợ
  • Lưu ý: khi dùng Mezzanine fund, cty phải hiểu rằng mình có thể mất 1 tỷ lệ sở hữu nhất định [nếu các khoản vay convert sang equity] - dulition

6/ IPO: Không có gì nhiều để nói, hell yeah!!!

  • Là kênh huy động vốn qua công chúng [thực tế luôn phải tìm strategic partners từ trước]
  • Thường được xem là kênh thoái vốn [exit] cho các quỹ VC/PE đã đầu tư từ các stages trước

[i] Source ảnh:  blog.founderkit.co 

[ii] Nội dung tham khảo từ:

  • Founderkit Blog - Link
  • Quora – Link
  • Investopedia – Link

42

1. PRE-SEED [Trước hạt giống]

Giai đoạn đầu tiên chỉ có mỗi bạn mà thôi. Bạn có một vài ý tưởng mà bạn cho là hay, rồi sau một thời gian đau đầu nhức não, ban quyết định chọn một ý tưởng tiềm năng nhất có thể để triển khai. Khi bắt đầu triển khai, bạn sẽ nhận ra rằng việc triển khai một mình sẽ rất tốn thời gian, và cũng khó khăn nữa. Vậy là bạn quyết định tìm một người đồng sáng lập. Người này thường là ai đó mà bạn thân thiết, tin tưởng, hiểu được tiềm năng của ý tưởng mà bạn muốn làm. Tìm được đầu tư từ những người như vậy chủ yếu dựa vào người thân, bạn bè hoặc quan hệ xã hội của bạn.

Lưu ý:

Vốn trong vòng này thường gọi là “Bootstrapping” tiền vốn founder tự bỏ ra hoặc huy động từ gia đình, bạn bè và NHÀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN [là doanh nhân, cá nhân giàu có chấp nhận bỏ vốn nhỏ để đầu tư đổi lấy cổ phần công ty.

2. SEED [hạt giống]

Bạn có thể nghĩ về gọi vốn giống như trồng hạt giống cho một cái cây. Vòng này nuôi dưỡng hạt giống hoặc ý tưởng để khởi nghiệp. Hạt giống hy vọng sẽ phát triển thành một doanh nghiệp kinh doanh trưởng thành, nghĩa là thành “cây”. Khi doanh thu đủ lớn được tạo ra nhờ sự kiên trì và số tiền của các nhà đầu tư rót vào.

Tiền từ giai đoạn hạt giống được sử dụng đáng kể cho mục đích hỗ trợ nghiên cứu thị trường ban đầu và phát triển cho công ty. Điều này bao gồm việc xác định sản phẩm sẽ là gì và ai sẽ là người dùng hoặc người tiêu dùng.

Thêm vào đó, số tiền hạt giống sẽ giúp công ty thu hút nhân sự giỏi. Với nguồn vốn giống, nhóm sẽ xây dựng và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường hoặc tiếp tục đi gọi vốn ở những cấp sau.

Lưu ý:

Giai đoạn công ty đã có sản phẩm mẫu [prototype] hoặc và đã đán được đơn hàng do đó cần thêm vốn để tăng tốc.

Các nhà đầu tư tham gia vòng này thường là: nhà đầu tư thiên thần [angel investor], các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỉ [ micro VCs] và quỹ tăng tốc [Accelerator].

Nên có doanh thu và một lượng người dùng trước khi gọi vốn. Không nên cố gọi vốn từ thật nhiều nhà đầu tư vì sẽ ảnh hưởng đến quản lý ở giai đoạn này.

3. VÒNG SERIE A

Sau khi việc kinh doanh đã cho thấy một số dữ liệu nhất định, gọi vốn vòng Seria A bắt đầu.

Trong vòng này, điều quan trọng là phải có kế hoạch phát triển một mô hình kinh doanh sẽ tạo ra lợi nhuận lâu dài. Thông thường, các công ty khởi nghiệp đều có những ý tưởng tuyệt vời để có được một lượng lớn người dùng nhưng lại không biết làm thế nào để kiếm tiền từ kinh doanh.

Lưu ý:

Thời điểm công ty bắt đầu mở rộng cần nhiều vốn. Đây là giai đoạn rất ít startup có thể để đến được [ thường đóng cửa trước đó, trung bình có khỏang 10% Startup đến được vòng này].

Nhà đầu tư thường là: các Venture capitalist Quỹ VCs, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm.

Thời gian gọi vốn có thể kéo dài đến 6 tháng, nên cần chuẩn bị mô hình kinh doanh rõ ràng action/business plan cụ thể để thuyết phục các VCs.

Ngoài ra, cần nắm rõ các số liệu tài chính vì các VCs bắt đầu định giá dựa trên các số liệu tài chính như doanh thu, dòng tiền, ….

4. VÒNG SERIE B

Series B nghĩa là Build – xây dựng tất cả về việc đưa doanh nghiệp lên cấp độ tiếp theo, vượt qua giai đoạn phát triển bằng cách mở rộng thị trường. Trong Serie B, các nhà đầu tư mạo hiểm có tầm nhìn xa hơn về tương lai của công ty.

Lưu ý:

Đây là giai đoạn tăng tốc các chỉ chỉ tài chính và hiệu quả đã rõ ràng. Các nhà đầu tư có thể tham gia vòng này là VCs và Private Equity [PE]

5. VÒNG SERIE C

Trong vòng gọi vốn C, các nhà đầu tư bơm vốn vào các doanh nghiệp đã thành công với tham vọng nhận lại được gấp đôi số tiền đầu tư.

Ở mức độ này công ty của bạn nhận đầu tư để mua lại công ty khác, thâu tóm thị trường và mở rộng thị phần, kiếm thêm nhân sự cốt cán. Trong Serie C sẽ gồm có các quỹ đầu cơ, các ngân hàng đầu tư, các công ty cổ phần tư nhân.

Lưu ý:

Vòng gọi vốn này thường phải là các công ty tỷ đô mới đạt được tới.

Thường vốn ở vòng này được góp đưới dạng khoản vay chuyển đổi [convertible notes] hoặc cổ phiếu ưu đãi.

Khi ở vòng này công ty phải hiểu rằng mình có thể mất một tỷ lệ sở hữu nhất định.

6. IPO

Là kênh huy động vốn qua công chúng , thường được xem là kênh thoái vốn cho các quỹ VC/PE đã đầu tư ở các vòng trước đó.

Nguồn: UPGen

Vốn luôn là yếu tố sống còn với một startup. Trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho dự án, startup thường trải qua các vòng gọi vốn như hạt giống, series A, B, C… Vậy các vòng gọi vốn này là gì và tính chất mỗi lần gọi vốn như thế nào? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về về các khái niệm Series A, B hay C nhé.

Thông thường, một startup sẽ trải qua những vòng gọi vốn dưới đây:

  • Pre-seed Round – Vòng tiền hạt giống
  • Seed Round – Vòng hạt giống
  • Vòng series A
  • Vòng series B
  • Vòng series C

TIỀN HẠT GIỐNG [Pre-seed Funding]

Vòng tiền hạt giống, hay còn gọi là giai đoạn tự gây quỹ, được coi là bước khởi động cho các vòng gọi vốn của startup.

Đây là lúc mà những người sáng lập đang cố gắng thúc đẩy ý tưởng ban đầu của họ đi vào thực tế. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư chủ yếu là từ chính người sáng lập hoặc bạn bè và gia đình của họ. Cũng chính vì vậy mà nó cũng không đòi hỏi quá nhiều thủ tục giấy tờ và quy trình phức tạp.

Giá trị DN: 10.000 - 100.000 USD

Vốn kêu gọi đầu tư: ~50.000 USD

Nhà đầu tư tiềm năng:

  • Những người đồng sáng lập
  • Gia đình và bạn bè

Mục đích:

  • Hoàn chỉnh mô hình kinh doanh
  • Hoàn thiện sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Xây dựng đội ngũ nhân viên

HẠT GIỐNG [Seed Round]

Khi ý tưởng được đưa vào hoạt động trong môi trường doanh nghiệp thực sự là lúc mà người sáng lập cần thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư bên ngoài.

Điều này giúp ích cho công ty trong việc xác định và tạo ra một hướng đi hoàn hảo cho startup của mình. Số tiền huy động được ở giai đoạn này được sử dụng để nghiên cứu thêm về nhu cầu của thị trường, sở thích và thị hiếu của khách hàng, sau đó xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ cho phù hợp.

Các nhà đầu tư trong vòng này thường là nhà đầu tư thiên thần. Họ cũng có thể chính là bạn bè, gia đình hoặc người cố vấn của nhà sáng lập.

Giá trị DN: 3M - 6M USD

Vốn kêu gọi đầu tư: < 3M USD

Nhà đầu tư tiềm năng:

  • Gia đình và bạn bè
  • Nhà đầu tư thiên thần
  • Nhà đầu tư nhỏ

Mục đích:

  • Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm
  • Giới thiệu sản phẩm ra thị trường
  • Tuyển dụng thêm nhân viên

SERIES A

Sau khi kết thúc hai bước khởi động trên, các vòng gọi vốn của startup được tiếp tục bằng Series A với quy mô đầu tư lớn hơn. Đây là lúc mô hình kinh doanh của startup đã được chứng minh, cũng như xây dựng được dữ liệu khách hàng và tạo ra doanh thu.

Ở giai đoạn này, các công ty khởi nghiệp đã hình thành một kế hoạch kinh doanh cụ thể cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Số vốn đầu tư có được sẽ chủ yếu sử dụng để tiếp thị và nâng cao uy tín thương hiệu, khai thác các thị trường mới và giúp doanh nghiệp phát triển.

Song song với đó, các nhà đầu tư ở giai đoạn này thường sẽ là các quỹ đầu tư mạo hiểm. Để được họ rót vốn, những nhà sáng lập cần trình bày được chiến lược sử dụng nguồn vốn rõ ràng, cũng như khả năng mở rộng quy mô trong tương lai. Chính vì vậy, những số liệu và các báo cáo doanh thu đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Giá trị DN: 10M - 30M USD

Vốn kêu gọi đầu tư: 3M - 15M USD

Nhà đầu tư tiềm năng:

  • Quỹ tăng tốc
  • Nhà đầu tư mạo hiểm
  • Quỹ đầu tư lớn

Mục đích:

  • Phát triển mô hình kinh doanh
  • Đẩy mạnh tiếp thị
  • Nghiên cứu thị trường mới

SERIES B

Bước tiếp theo trong quy trình các vòng gọi vốn của startup chính là Series B. Tại thời điểm này, startup đã phát triển, có cơ sở khách hàng lớn và đang tìm kiếm sự tham gia ở cấp độ các quỹ đầu tư lớn.

Khi một startup kêu gọi vốn ở vòng Series B, điều đó cho thấy là sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đang phát triển đúng hướng và có được tập khách hàng ổn định.

Mục đích của vòng gọi vốn này chính là để phát triển quy mô doanh nghiệp bằng cách mở rộng đội ngũ, cải thiện cơ sở hạ tầng, và thâm nhập vào các thị trường mới.

Giá trị DN: 30M - 60M USD

Vốn kêu gọi đầu tư: ~30M USD

Nhà đầu tư tiềm năng:

  • Nhà đầu tư mạo hiểm
  • Quỹ đầu tư lớn [thiên về đầu tư giai đoạn sau]

Mục đích:

  • Mở rộng thị phần
  • Mở rộng đội ngũ nhân viên
  • Bắt đầu thâm nhập thị trường mới

SERIES C

Series C đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong các vòng gọi vốn của startup. Đây cũng là giai đoạn mà startup đã gặt hái được những thành công nhất định với sản phẩm và thị trường ban đầu. Việc kêu gọi vốn cho Series C nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng ở phạm vi lớn hơn.

Là một trong những giai đoạn cuối cùng, vòng Series C không chỉ bao gồm việc mở rộng các khả năng hiện tại của dự án mà còn tạo ra các sản phẩm mới. Thêm vào đó là sự đẩy mạnh đầu tư với các thị trường mới như thuê thêm các nhân viên cho thị trường đó, tiếp cận thị trường lớn hơn và gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

Giá trị DN: 100M - 120M USD

Vốn kêu gọi đầu tư: ~50M USD

Nhà đầu tư tiềm năng:

  • Quỹ đầu tư lớn [thiên về đầu tư giai đoạn sau]
  • Công ty tư nhân
  • Ngân hàng

Mục đích:

  • Mở rộng thị phần
  • Phát triển thị tường mới

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm rõ được vai trò của từng vòng gọi vốn, từ đó thành công trong việc huy động vốn cho startup của mình.

Nguồn: FB Nguyen Nhat - GR CLB Doanh Nhân Khởi Nghiệp Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề