Quy định làm tròn đơn giá trên hóa đơn

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH 


- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU 

- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI 

Trong quá trình lập hóa đơn, chứng từ kế toán...chắc hẳn các kế toán sẽ gặp phải những con số rất lẻ và không biết có được làm tròn số khi viết hóa đơn hay không, được làm tròn số thì nguyên tắc làm tròn như thế nào cho đúng luật kế toán hiện nay.

Có được làm tròn số trên hóa đơn GTGT? Nguyên tắc làm tròn

Theo quy định tại điều 17 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31/5/2004 quy định chi tiết thi hành Luật kế toán thì việc làm tròn số cần bảo đảm nguyên tắc làm tròn đến đơn vị tính ghi trên chứng từ.

Bạn cũng cần lưu ý: Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp được phép giao dịch bằng ngoài tệ theo quy định của pháp luật thì tổng số tiền được viết là ngoại tệ nhưng phần chữ phải được viết bằng tiếng việt.

Cũng theo nghị định 129 này thì:

“Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm [5] trở lên thì được tăng thêm một [1] đơn vị; nếu nhỏ hơn năm [5] thì không tính”.

Và việc rút gọn đơn vị tiền tệ được quy định như sau:

Đơn vị kế toán khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng [1.000 đồng] hoặc triệu đồng [1.000.000 đồng] để lập báo cáo tài chính.

Vậy theo các quy định như trên thì cách làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng được triển khai như sau:

- Làm tròn đến đơn vị tính

+ Đơn vị tính là đồng => làm tròn đến giá trị đồng

+ Đơn vị tính là nghìn đồng => làm tròn đến giá trị nghìn đồng...

- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị >= 5 => cộng thêm 1 đơn vị [làm tròn nên].

- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị không tính [bỏ]

Ví dụ về cách làm tròn số trên hóa đơn chứng từ như sau:

- Giả sử bạn có giá trị: 100.120,65 đồng => làm tròn thành 100.121 đồng.

- Nếu bạn có giá trị là 90.518 đồng => không được làm tròn thành 90.520 đồng mà phải giữ nguyên giá trị 90.518 đồng.

Tức nếu đơn vị tính là đồng thì được phép làm tròn số sau dấu phẩy.

Trong trường hợp đơn vị tính là nghìn đồng => bạn được làm tròn đến đơn vị nghìn

Ví dụ: 1.123.520,85 nghìn đồng => làm tròn thành 1.123.521 nghìn đồng.

Dưới đây là 1 mẫu hóa đơn giá trị gia tăng cho các bạn tham khảo

                                                                                                                                   Ký hiệu: AA/13P

                                                      Liên 2: Giao cho khách hàng                                       Số:  0000015     

  Ngày.01.tháng..02..năm 2015

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI
Mã số thuế: 2233445566
Địa chỉ: Lê Trọng Tấn - Quận Thanh Xuân - Thành Phố Hà Nội

Điện thoại:........0988.067.131....Số tài khoản.............0462536826.....
Họ tên người mua hàng......... Phùng Vân Anh ...................................................
Tên đơn vị............... Công ty CP kiểm toán DHG..............................
Mã số thuế:…………666888999……………………………
Địa chỉ: 81 Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Hình thức thanh toán:.............TM/CK..........Số tài khoản ……………………………
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
01 Tivi Sony 32 inches Chiếc 01 10.900.000 10.900.000
           
                                                    Cộng tiền hàng:                                                           …10.900.000...
Thuế suất GTGT:   ..10… %  , Tiền thuế GTGT:                                                         … 1.090.000…

Tổng cộng tiền thanh toán                                                                         ...11.990.000.

Số tiền viết bằng chữ:..Mười một triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng.........

 

Người mua hàng
[Ký, ghi rõ họ, tên]
Anh
Phùng Vân Anh

 

Người bán hàng
[Ký, ghi rõ họ, tên]
Thúy

Nguyễn Thị Thúy

 

Thủ trưởng đơn vị
[Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên]
Cường

Đỗ Văn Cường

Xác định giá trị ghi trên hóa đơn.

- Nếu giá thỏa thuận là chưa bao gồm thuế GTGT thì giá sau thuế sẽ được tính bằng công thức:

Giá sau thuế = Giá trước thuế + Giá trước thuế x Thuế suất thuế GTGT

- Nếu giá thỏa thuận là giá đã bao gồm thuế GTGT thì việc xác định giá chưa thuế theo công thức:

Giá trước thuế = Giá sau thuế / [1+ thuế suất thuế GTGT]

Việc xác định các giá trị trước thuế, sau thuế, tiền thuế chính xác để ghi trên hóa đơn chứng từ. Kế toán cần xác định ra ngoài sau đó áp dụng việc làm tròn số để ra được những giá trị đẹp như mong muốn.

Chúc các bạn làm thành công

Bạn có thể tham khảo thêm:

comments

27/12/2017 10:45

Khi tính toán các con số trong hóa đơn có thể xảy ra trường hợp bị lẻ số và để thuận lợi cho việc tính toán các bước sau này hay trả tiền cho hóa đơn thì kế toán phải làm tròn số liệu. Vậy, trong hóa đơn kế toán được phép hay có những quy định làm tròn số như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Kế toán Đức Minh nhé

1. Quy định về việc làm tròn số trong kế toán

– Điều 17  của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kế toán thì việc làm tròn số cần bảo đảm nguyên tắc làm tròn đến đơn vị tính ghi trên chứng từ.

2. Nguyên tắc làm tròn số khi viết hóa đơn trong kế toán

Quy định làm tròn số khi viết hóa đơn trong kế toán

** Căn cứ Điều 11 và Điều 30 của Luật Kế toán, đơn vị tiền tệ rút gọn khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính được quy định như sau:

– Đơn vị kế toán khi lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất từ BCTC của các đơn vị kế toán trực thuộc, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng [1.000 đồng] hoặc triệu đồng [1.000.000 đồng] để lập BCTC.

– Đơn vị kế toán khi công khai BCTC được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng hoặc triệu đồng quy định tại khoản 1 Điều này.

– Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm [5] trở lên thì được tăng thêm một [1] đơn vị; nếu nhỏ hơn năm [5] thì không tính.

**Theo đó : Các quy định như trên thì cách làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng được triển khai như sau:

– Làm tròn đến đơn vị tính

+ Đơn vị tính là đồng => làm tròn đến giá trị đồng

+ Đơn vị tính là nghìn đồng => làm tròn đến giá trị nghìn đồng…

– Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị >= 5 => cộng thêm 1 đơn vị [làm tròn nên].

– Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị không tính [bỏ]

*Ví dụ: Về cách làm tròn số trên hóa đơn chứng từ như sau:

– Giả sử bạn có giá trị: 25.561,78 đồng => làm tròn thành 25.562 đồng.

– Nếu bạn có giá trị là 9.692 đồng => không được làm tròn thành 9.7 đồng mà phải giữ nguyên giá trị 9.692 đồng.

– Tức nếu đơn vị tính là đồng thì được phép làm tròn số sau dấu phẩy.

– Trong trường hợp đơn vị tính là nghìn đồng => bạn được làm tròn đến đơn vị nghìn

Ví dụ: 2.490.520,75 nghìn đồng => làm tròn thành 2.490.521 nghìn đồng.

**Chú ý: Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp được phép giao dịch bằng ngoài tệ theo quy định của pháp luật thì tổng số tiền được viết là ngoại tệ nhưng phần chữ phải được viết bằng tiếng việt.

** Căn cứ tại Điều 18 Chương III của Thông tư số 153/2010/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định:

– Lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

– Hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

– Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh [tăng, giám] số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm [-].

– Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này”.

=> Căn cứ các quy định trên, thuế GTGT được xác định bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân [x] với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trường hợp trong hợp đồng quy định giá thanh toán là giá đã bao gồm thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức:

– Giá tính thuế = Giá thanh toán 1 + thuế suất

– Do đó, hóa đơn phải thể hiện giá tính thuế, thuế suất GTGT, thuế GTGT theo đúng thực tế phát sinh và hợp đồng kinh tế để làm căn cứ kê khai, nộp thuế.

Để biết thêm thật nhiều thông tin hữu ích về kế toán, các bạn có thể xem thêm tại website: //ketoanducminh.edu.vn và download tài liệu miễn phí tại: //112doc.com/

- Ngọc Anh-

>>> Cách xử lý chứng từ, hoá đơn, sổ sách kế toán cuối năm

>>> Công văn 4291/TCT-CS: Về việc một số từ có thể viết tắt khi xuất hóa đơn

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim [ đối diện khu chung cư Eco Lake View] - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Video liên quan

Chủ Đề