Review phim Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Bi kịch và tình yêu vùng vẫy trong Paris ngọt ngào và lãng mạn. Song tình yêu mà văn hào miêu tả không chỉ một màu như thế. Ba tình yêu xoay quanh nàng  Esméralda xinh đẹp theo cấp độ tăng dần.

Tình yêu đầu với chàng đại úy, nàng vũ nữ si mê và sẵn sàng từ bỏ tất cả vì nó, song đó lại chỉ là tình yêu qua đường, hời hợt và nông cạn nhất.

Tình yêu của phó giám mục dành cho Esméralda là tình yêu giữa bóng tối và ánh sáng. Một bên quá đỗi đẹp và thuần khiết, một bên lại quá đỗi cực đoan, đến mức trở nên sai trái và khiến người ta ghê tởm.

Tình yêu của thằng gù, được định nghĩa bằng sự hi sinh, thứ tình yêu đẹp nhất cao thượng nhất. Tiếc thay cô gái chỉ nhận ra điều đó khi sự sống đã đi đến hồi kết.

Tác phẩm đặt ra câu hỏi thế nào là tình yêu thật sự. Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt vọng, rốt cuộc chỉ một trong số đó mới tìm ra được thánh ca thật sự của mình. Những con người tự nhân xưng vì tình yêu nói cho cùng cũng chỉ là vị bản thân mình chỉ khao khát muốn chiếm hữu trọn vẹn mà quên đi sự đồng cảm cần có giữa hai người. Cái ác nuốt trọn cái thiện, bởi vậy mà nhà văn đã không để cái kết có hậu khi khép lại tác phẩm, như một hồi chuông cảnh báo về sự tinh vi của cái ác, ngấm ngầm và xảo quyệt trong vỏ bọc đẹp đẽ; đồng thời tiếc thương cho những vẻ đẹp thật sự bị lãng quên.

Victor Hugo tựa như nhà quay phim tài ba, từng thước phim của ông đều không bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Một Paris thời kì bị chi phối bởi thần học, cái ác và cái thiện lẫn lộn bất phân. Những biểu tượng tượng trưng cho cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái hào hoa phong nhã là những tâm hồn của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn tại ngay trong lãnh địa của Chúa.

Đại diện cho cái xấu cái ác tiềm ẩn trước hết là phó giám mục Claude Frollo. Dáng dấp của một kẻ tu hành đạo mạo được mọi người tung hô là hình hài của một quỷ dữ. Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng kính ghê người. Ông ta là hiện thân của chủ nghĩa cực đoan mang trong mình trái tim lạnh buốt. Vốn dĩ là đứa con của Chúa song lại đi ngược lại với bổn phận của mình, nhẫn tâm giết người và hành hạ những người khác.

Kế đến là viên đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Một lần nữa tác giả khẳng định sự tráo ngôi ở những nhân vật vốn dĩ là đại diện của cái đẹp, nay lại nằm trong vùng của cái ác. Anh chàng đại úy hào hoa phong độ vốn chỉ là vỏ bọc, hắn chẳng bao giờ quan tâm đến tình yêu của nàng vũ nữ xinh đẹp.

Và cuối cùng, cái xấu của chàng gù nhà thờ Đức bà Paris. Được miêu tả với ngoại hình của một quỷ dữ, không một ai dám đến gần, là đứa con rơi của tạo hóa khi hắn không có cho mình bất cứ điểm gì đẹp đẽ. Song Quasimodo lại là kẻ đáng được coi là con người nhất trong tác phẩm. Vẻ đẹp của tâm hồn tựa hạt ngọc trong ngần ẩn sâu trong vỏ bọc xù xì xấu xí.

Văn hào đã thể hiện rất rõ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật. Tác phẩm liên tục đi lại giữa hai miền sáng – tối. Thế nào là tốt, xấu, là tình yêu thật sự phải đi tới những trang cuối cùng mới trả lời được câu hỏi đó.

Tiểu thuyết này được dựng thành phim, kịch, nhạc kịch, vở ba lê, series truyền hình, kể cả vẽ truyện tranh... đã chứng tỏ được sức hút bền bỉ mà cuốn sách tạo ra kể từ khi nó ra đời. Và với những độc giả xa xôi như mình, tác phẩm quả thực đã làm cho nước Pháp trở nên gần gũi hơn, đẹp đẽ hơn...và nuôi dưỡng trong lòng mình niềm ước mơ được một lần đặt chân đến Pháp.

Ngày hôm nay đọc lại cuốn sách chăm chú hơn vào những chi tiết kiến trúc của Nhà thờ Đức bà, để thêm một lần tiếc nuối biểu tượng rực rỡ của nước Pháp vừa sụp đổ. Rồi đây các chuyên gia sẽ phục chế lại, chỉ cần thời gian, nhưng còn đâu những sườn gỗ sồi ngàn năm tuổi, nơi Quasimodo lén lút đu mình lên ngắm Esmerlda? Còn đâu những bức tranh tuyệt đẹp trên trần nhà thờ nơi ta có thể ngửa cổ ngắm nhìn hàng giờ không biết chán? Còn đâu những phiến đá mà Napoleon đã bước lên để làm lễ đăng quang ngôi vua? Làm sao có thể phục chế được hồn cốt ngàn xưa đã in dấu vào từng thớ gỗ?

Esméralda yêu say mê một sĩ quan kị binh, đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Tình yêu đầu tiên của nàng chỉ là một bước khởi đầu cho hai nấc thang tiếp theo và ngày càng tăng dần. Người thứ hai yêu nàng mà mức độ khủng khiếp gia tăng rõ rệt: phó giám mục Nhà thờ Đức Bà Paris, Claude Frollo, người mà sự tu luyện khổ hạnh của ông ta đã đến mức siêu phàm.

Tình yêu của phó giám mục Claude Frollo với Esméralda là tình yêu của bóng tối với ánh sáng. Của cái ác nghiến ngấu sự thánh thiện. Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng kính ghê người. Là một người khổ hạnh gần như tuyệt đối nhưng ông ta không thoát khỏi sự cám dỗ của Esméralda. Càng tu luyện, giam cầm thì thứ tình yêu bóng tối này càng khủng khiếp và đáng sợ. Ông ta đã phái thằng gù Quasimodo con trai nuôi đến cướp ngục, đưa nàng Esméralda về nhà thờ cho mình.

Bây giờ mới xuất hiện tình yêu thuộc loại vĩ đại nhất dành cho Esméralda. Thằng gù Quasimodo là một con quỷ, con quái vật ở Nhà thờ Đức bà. Không ai dám nhìn nó quá lâu, không ai dám tiếp xúc với nó. Một hình nhân dị dạng, quái gở nhưng có một đức tin và sức khoẻ phi thường. Quasimodo được phó giám mục nhận làm con nuôi và gã hết lòng phò tá người cha của mình.

Nhưng ngay cả gã quái vật này cũng không thoát khỏi sự yêu cuồng si với nàng Esméralda. Quasimodo cướp nàng không thành và bị bắt, Esméralda đã cứu vớt hắn, chăm sóc hắn và chính sự thương yêu của nàng đã khiến hắn nảy sinh một tình yêu tột bậc.

Tên sĩ quan trẻ Phoebus thì yêu nàng bởi nhục dục, phó giám mục yêu nàng vì muốn chiếm đoạt một viên ngọc tinh khiết, còn thằng gù Quasimodo, hắn yêu Esméralda bởi nàng đúng là một con người thực sự, tình yêu của hắn vĩ đại và ở nấc thang cao nhất.

Mặc dù được tách thành từng chương, từng quyển riêng nhưng Nhà thờ Đức Bà Paris vẫn có sự kết nối theo một mạch nhất định, đó là đại diện cho quá trình chuyển biến tâm lý, bối cảnh, và những sự việc nhằm tạo nên một đặc sắc về sâu. Mượn hình thành Nhà thờ uy nghiêm lộng lẫy, lại ẩn hiện đâu đấy những con người nhiều đáng thương, ngước nhìn lên gần nơi cao nhất của Nhà thờ, mấy ai biết được đó là nơi trưởng thành của một đứa trẻ nhiều bất hạnh, khi sinh ra bị vứt bỏ, đến lưng chừng tuổi trẻ lại chẳng thể làm được “người” hợp lẽ, và đến cuối cùng là hóa thành bụi vàng mà bay vào không trung.

Victor Hugo có thể đã kể với đời câu chuyện của một thằng gù đem lòng si mê một cô vũ nữ, cũng có thể là đang gợi tả về một vị cha sứ đạo mạo, song lại ẩn tang là một bản tính thâm sâu, độc ác, mang trong tâm một dục vọng của kẻ phàm trân. Lúc bấy giờ, ta có thể tự cho mình cái quyền phán xét rằng chính cô gái kia là nguyên nhân làm cho mọi sự trở nên rối bời, cũng chính cô ấy là gián tiếp khiến một niềm tự hào của nước Pháp nguy nga chìm trong biển lửa, … Vâng có lẽ là như thế.

Tuy vậy, từ trong ánh lửa rực đỏ, nóng hổi, ta nhìn thấy một bóng lưng gù, một linh hồn bị cuộc đời xa lánh đang cứu lấy tia hi vọng duy nhất của cuộc đời mình. Với thằng gù – đó chính là niềm hạnh phúc, là tình yêu thương vượt lên cả tình cảm nam nữ mà con người đáng thương ấy có được trong đời. Có lẽ, với cha sứ, thằng gù chỉ là một đứa trẻ mồ côi, xấu xí, chỉ là một tên kéo chuông, “chui rúc” trong bóng đêm tịt mịt, với người dân xung quanh, thằng gù như một “ông kẹ” mà trẻ con gặp thôi cũng có thể phát khóc dù anh ta chẳng làm gì, …

Nhưng nếu được hỏi rằng vị thế của những con người vô cảm kia là ai trong sự sống của mình, anh ta sẽ chẳng ngần ngại mà bảo rằng, đó chính là “cha” – người đã nuôi tôi khôn lớn, là những người bạn thân thiện và tốt bụng, chắc chắn là như thế. Lúc này, hình như có điều gì đó đang nhói lên, đó như một nỗi niềm khó tả, giống như khi ta dành cả tâm can đối đãi, mặc dù nhận lại toàn là những bủa vây dè bỉu, nhưng ta vẫn vui, vì ít nhất vẫn còn có ai đó, quan tâm đến mình dù là nhỏ bé….

Video liên quan

Chủ Đề