Rượu hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa năm 2024

Bia, rượu vang, rượu mạnh là những đồ uống chứa cồn ethanol ở các nồng độ khác nhau. Bia có khoảng 5% cồn, rượu vang khoảng 9-16% cồn và rượu mạnh có thể lên 40-45% cồn. Tác dụng của bia rượu thường có hại cho sức khoẻ hơn là có lợi.

Cồn trong rượu bia tác dụng sinh năng lượng nhưng đó là năng lượng rỗng không có giá trị dinh dưỡng. Rượu cũng được dùng làm dung môi và dẫn chất cho một số bài thuốc đông y (ngâm rượu thuốc), hoặc dùng một liều nhỏ trước bữa ăn có tác dụng kích thích khai vị.

Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể?

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng, ai cũng biết bia rượu sẽ gây hại sức khỏe nếu quá lạm dụng chúng. Tuy nhiên, sử dụng liều lượng nhỏ thì lại có tác dụng kích thích khai vị, giúp thư giãn và ở trạng thái hưng phấn.

Về liều lượng, bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau. Một đơn vị rượu là 10g cồn tương đương ¾ lon bia 330 ml, 135 ml rượu vang, 30ml rượu whisky.

Khi uống cần hạn chế đối với nam ≤ 2 đơn vị cồn/ngày, nữ ≤ 1 đơn vị cồn/ngày. Bạn cần uống từ từ, chậm rãi. Rượu mạnh có thể làm loãng nồng độ nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc.

Rượu hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa năm 2024

Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể? (Ảnh minh hoạ)

Bạn không nên uống rượu lúc đói vì dễ làm tăng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.

Trước khi uống rượu, bạn nên uống nước lọc, nước quả, nước súp, nước canh và đặc biệt là ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn của rượu.

Bạn hãy ăn thức ăn giàu protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.

Bạn không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga), rượu lẫn bia. Điều này sẽ làm quá trình rượu hấp thu cồn vào máu nhanh hơn.

Không nên uống rượu với caffeine, vì rượu là chất ức chế, caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim. Sử dụng caffeine để “tỉnh táo” sau khi uống rượu là một sai lầm.

Tác động của rượu tới cơ thể

Rượu bia vào cơ thể qua đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày, hệ thống tuần hoàn và các bộ phận trong cơ thể như não, thận, phổi và gan.

Khi rượu tới miệng, nồng độ cồn cao là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.

Tác động tới dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé ngấm qua niêm mạc dạ dày, khi dạ dày trống rỗng (uống khi đói), rượu đi thẳng vào máu. Nếu dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn protein, thì tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại.

Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% rượu còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non.

Hệ tuần hoàn: Khi vào máu, rượu được vận chuyển khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt, chân tay), cảm giác nóng, hạ huyết áp.

Não: Khi đến não, rượu tác động đến hệ thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể, sự tác động đó phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu mà đưa đến các trạng thái khác nhau: hưng phấn, kích động, mất kiểm soát hành vi. Đồng thời rượu còn là chất ức chế làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.

Thận: Rượu bia như một loại thuốc lợi tiểu, làm tăng sự hình thành nước tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn gây mất nước và khát.

Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da, còn lại 90% - 95% được chuyển đến gan để “xử lý”. Ở gan, rượu được oxy hóa thành nước và carbon dioxide, nhưng gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho thắc mắc “Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể” rồi phải không?

Uống rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Sau đây là 9 tác hại của rượu bia gây cho người uống: 1. Ảnh hưởng tới não bộ Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạt động. Từ đó gây ra các hiện tượng cho người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn. 2. Ảnh hưởng tới cơ tim Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa. 3. Tác hại với dạ dày Khi rượu bia vào trong cơ thể chúng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde có thể gây viêm loét dạ dày, loét dạ dày và tá tràng. 4. Tác hại với bệnh gan Khi rượu vào cơ thể nó được hấp thụ nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30 - 60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan. 5. Tác hại với tim mạch, huyết áp Rượu gây ra thiếu Vitamin B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức … dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường. 6. Giảm sức đề kháng của cơ thể Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió … 7. Ảnh hưởng đến sức khỏe Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp. 8. Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu cao sẽ làm giãn nở mạch máu, gây cản trở quá trình quan hệ tình dục, đặc biệt rượu bia còn làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ. Đối với nữ giới nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi - tuyến yên, buồng trứng, dẫn đến không có trứng rụng, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây nguy cơ sinh non … 9. Gây ra các bệnh về tâm thần Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lý rối loạn tâm thần.

Rượu hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa năm 2024

Hãy ngừng sử dụng rượu, bia để đảm bảo sức khỏe cho bạn

T/g: Hoàng Tâm – TT ĐT&CĐT

Phòng Công Nghệ Thông Tin