Sách giáo khoa tiếng việt lớp 7

Sách giáo khoa lớp 10 mới sẽ được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường từ năm học 2022-2023. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+]

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1706/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố.

Theo danh mục được phê duyệt, có 42 sách giáo khoa lớp 7 được lựa chọn, gồm 2 sách Ngữ văn, 3 sách Toán, 9 sách Tiếng Anh, 3 sách Khoa học tự nhiên, 3 sách Lịch sử và Địa lý, 3 sách Giáo dục công dân, 3 sách Âm nhạc, 4 sách Mỹ thuật, 3 sách Tin học, 3 sách Công nghệ, 3 sách Giáo dục thể chất, 3 sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

Đối với môn Ngữ văn lớp 7, có 2 bộ sách được lựa chọn là bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Môn Toán lớp 7 có 3 bộ sách được lựa chọn gồm Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ sách Chân trời sáng tạo. Môn Tiếng Anh có 9 bộ sách được lựa chọn gồm: Macmillan Motivate!, Global Success, Explorer English, English Discovery, THiNK, Bloggers-Smart, i-Learn Smart World, Friends Plus, Right on!.

[Toạ đàm giới thiệu sách giáo khoa mới của lớp 3, lớp 7 và lớp 10]

Như vậy, với mỗi môn học, hoạt động giáo dục đều có ít nhất từ 2 sách giáo khoa trở lên.

Với lớp 10, có 55 sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Các sách giáo khoa được lựa chọn của nhiều nhà xuất bản gồm: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Huế, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập 11 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tiểu học, 12 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp trung học cơ sở và 15 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp trung học phổ thông trên địa bàn thành phố.

Các hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo quy định; đề xuất danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Các sách giáo khoa đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt sẽ được đưa vào sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018./.

Nguyễn Cúc [TTXVN/Vietnam+]

Skip to content

Hướng dẫn Soạn Bài 16 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 7 tập 1

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 183 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Vẽ lại các sơ đồ dưới đây vào vở. Tìm ví dụ điền vào các ô trống:

Trả lời:

– Cấu tạo từ: Từ ghép, từ láy

Ví dụ:

+ Từ ghép chính phụ: bút máy, máy khâu, cá mè, cá trê, học vẹt, học lỏm, bà nội…

+ Từ ghép đẳng lập: sách vở, quần áo, làng xóm, nhà cửa, phố phường, mua bán…

+ Từ láy toàn bộ: xanh xanh, xinh xinh, xa xa, trăng trắng, tim tím…

+ Từ láy vần: mập mạp, mềm mại, hồng hào, trắng trẻo, bầu bĩnh…

– Từ loại: Đại từ

Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Chức năng ngữ pháp:+ Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; + Phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ trong cụm từ.

Ví dụ:

+ Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tớ, mình, chúng tôi, nó, hắn…

+ Đại từ trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu…

+ Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế…

+ Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi…

+ Đại từ hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy…

+ Đại từ hỏi về hoạt động, tính chất: sao, thế nào…

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 184 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.

Trả lời:

Nội dung so sánh Quan hệ từ Danh từ, động từ, tính từ
Về ý nghĩa Biểu thị ý nghĩa quan hệ [sở hữu, so sánh, nhân quả, đối lập, tăng tiến, đẳng lập… Biểu thị người, sự vật, hiện tượng [danh từ], hoạt động, quá trình [động từ], tính chất, trạng thái [tính từ].
Về chức năng Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu, nối kết các câu trong đoạn văn. Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 184 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học.

Trả lời:

Yếu tố Hán Việt Trong các từ ngữ Nghĩa
Bạch Bạch cầu Trắng
Bán Bức tượng bán thân Nửa
Cô độc Lẻ loi
Cư trú
Cửu Cửu chương Chín
Dạ Dạ hương, dạ hội Đêm
Đại Đại lộ, đại thắng To, lớn
Điền Điền chủ Ruộng
Sơn hà Sông
Hậu Hậu vệ Sau
Hồi Hồi hương Trở lại
Hữu Hữu ích
Lực Nhân lực Sức
Mộc Thảo mộc Cây gỗ
Nguyệt Nguyệt thực Trăng
Nhật Nhật kí Ngày
Quốc Quốc ca Nước
Tam Tam giác Ba
Tâm Yên tâm Lòng
Thảo Thảo nguyên Cỏ
Thiên Thiên niên kỉ Nghìn
Thiết Thiết giáp Sắt
Thiếu Thiếu niên Trẻ
Thôn Thôn xã Làng
Thư Thư viện Sách
Tiền Tiền đạo Trước
Tiểu Tiểu đội Nhỏ
Tiếu Tiếu lâm Cười
Vấn Vấn đáp Hỏi

Bài trước:

  • Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I sgk Ngữ văn 7 tập 1

Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 – tập 1 và tập 2

Giới Thiệu Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 7 Chương trình Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 7 tập 1 Cổng trường mở ra Mẹ tôi Từ ghép Liên kết trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Bố cục trong văn bản Mạch lạc trong văn bản Ca dao, dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Video liên quan

Chủ Đề