Sinh mổ bao lâu được ăn khóm

Dinh dưỡng sau sinh luôn là vấn đề được mẹ quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé. Dứa là một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Vì vậy, chắc hẳn mẹ đang rất thắc mắc rằng sau sinh ăn dứa được không? Cần lưu ý gì khi ăn dứa sau khi sinh? Bài viết ngày hôm nay chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ.

1. Giá trị dinh dưỡng của dứa

Để giải đáp thắc mắc sau sinh ăn dứa được không, trước tiên, mẹ hãy tìm hiểu giá trị dinh dưỡng mà dứa mang lại nhé. Với mẹ sau sinh, dứa hay còn có tên gọi khác là thơm là loại trái cây cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất nhất trong quá trình cho bé bú. Theo nghiên cứu, trung bình trong 100gam dứa có tới 25 calo, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2,… Và nhiều khoáng chất thiết yếu khác như: 0,4 gam chất xơ, 0,4 gam protein, 16mg CA, 11mg Ca,…

Hàm lượng dinh dưỡng trong dứa giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn dứa được không
Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm

2. Mẹ sau sinh có nên ăn dứa?

Thông qua những số liệu dinh dưỡng cụ thể phía trên, chắc chắn mẹ đã cảm thấy yên tâm phần nào khi giải đáp được vướng mắc: Sau sinh ăn dứa được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể mẹ nhé!

  • Bởi trong dứa có chứa 86% là nước, phần còn lại là carbohydrate. Vì vậy, dứa giúp mẹ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C có trong thịt quả dứa giúp hạn chế oxy hóa các tế bào gốc và giảm thiểu khả năng gây ra những biến chứng về bệnh tim mạch của bé.
  • Theo Đông ý, dứa luôn có vị chúa và tính bình nên giúp mẹ lợi tiểu và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn, khó chịu thường gặp sau sinh.
  • Trong dứa có chứa 16mg Ca, vì vậy, mẹ ăn dứa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn.
  • Dứa là loại quả giúp kháng viêm và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé rất tốt. Bên cạnh đó, nhiều mẹ thường lo lắng sau sinh mổ ăn thơm được không thì đến nay có thể hoàn toàn yên tâm nhé. Bởi dứa sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh hơn những vết thương bị nhiễm trùng sau sinh đó.
  • Hàm lượng chất xơ và 1 số chất dinh khác trong dứa như protein, lipit, Ca,… giúp kích thích quá trình tiêu hóa, điều chỉnh các triệu chứng rối loạn trong dạ dày. Từ đó giúp mẹ thoát khỏi nỗi lo táo bón, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh.
  • Mẹ sau sinh ăn dứa thường xuyên, đúng cách sẽ làm giảm các cơn đau xương khớp, cơ bắp trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Giúp mẹ vận động dễ dàng, linh hoạt và sớm quay lại với các hoạt động thường ngày hơn.
  • Đặc biệt, trong dứa chứa hàm lượng calo thấp, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng cân đối của mình sau sinh.
Giúp mẹ hiểu rõ hơn về băn khoăn sau sinh ăn dứa được không

Mẹ tham khảo thêm những loại quả nên ăn sau sinh: Sau sinh nên ăn quả gì?

3. 3 Lưu ý dành cho mẹ sau sinh khi ăn dứa

Mặc dù với những thông tin trên đã giúp mẹ yên tâm hơn về vấn đề sau sinh ăn dứa được không nhưng mẹ cũng cần lưu ý 1 số điều sau khi sử dụng dứa sau sinh. Tránh trường hợp việc ăn dứa này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé yêu.

3.1Lưu ý thời điểm bắt đầu ăn dứa sau sinh

Mẹ cần đặc biệt lưu ý thời điểm thích hợp để ăn dứa sau sinh là khi nào để tránh ảnh hưởng tới bé. Để nắm rõ được đâu là thời điểm thích hợp, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về những vấn đề cụ thể như: Sau sinh mổ bao lâu được ăn dứa? Sau sinh có nên ăn dứa hay không?

3.2Lưu ý lượng dứa ăn mỗi ngày

Mẹ chỉ nên ăn dứa 2 đến 3 lần trong 1 tuần. Mỗi lần chỉ nên ăn 30 gam dứa. Đặc biệt, mẹ cần tránh ăn dứa lúc quá đói hoặc quá no. Bởi axit có trong dứa sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày. Mẹ nên ăn 30 phút sau bữa cơm nhé!

3.3Lưu ý chọn dứa khi mua cho các mẹ

  • Màu sắc: Màu sắc là điểm dễ nhận biết đâu là dứa tươi nhất. Mẹ nên chọn quả có màu vàng tươi từ cuống cho phần đuôi, quả 1 có vài chỗ hơi xanh sẽ là quả chín, ngọt.

Dứa càng vàng thì độ ngọt sẽ càng cao. Mẹ cần tránh chọn những quả có chấm nâu đậm không đều màu bởi đây là những quả đã chín quá mức cần thiết. Đồng thời mẹ cũng nên tránh chọn loại dứa còn xanh, chua, khi ăn sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ và sức khỏe của bé.

  • Hình dáng: Mẹ nên chọn những quả dứa dáng ngắn, quả hình tròn bầu sẽ có nhiều thịt quả hơn.
  • Mắt dứa: Mẹ nên chọn những quả có mắt thưa và lớn sẽ có phần cùi dày.
  • Hương thơm: Mẹ nên chọn những quả có mùi thơm ngọt khi gửi ở phần cuối của quả. Nếu quả ít mùi hoặc không có mùi sẽ là những quả chưa chín. Những quả chín quá sẽ có mùi hơi chua, lên men như mùi giấm.

Bởi sau sinh ăn được dứa nên mẹ hãy ưu tiên ăn hoặc uống nước ép dứa tươi, không nên quá lạm dụng những loại thực phẩm đóng hợp. Chất bảo quản có trong thực phẩm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà dứa mang lại cho cả mẹ và bé.

Mẹ cần lưu ý phối hợp ăn dứa với các loại rau củ quả khác và thịt, cá, trứng, sữa,… để đảm bảo có đủ các dưỡng chất cần thiết.

Mẹ cũng lưu ý loại bỏ sạch mắt dứa bởi đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn có thể gây ngộ độc.

Mẹ thông thái cần bỏ túi ngay những lưu ý khi chọn sử dụng dứa sau sinh

4. Gợi ý món ngon từ dứa cho mẹ sau sinh

Đến lúc này, chắc chắn mẹ đã hoàn toàn yên tâm vì giải đáp được khúc mắc sau sinh ăn dứa được không của mình. Đồng thời cũng bỏ túi thêm được những lưu ý về cách ăn dứa thế nào để an toàn và dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé.

Nếu mẹ đã quá chán với việc ăn dứa trực tiếp, hãy theo phần bài viết tiếp theo để biết thêm 1 vài công thức món ngon từ dứa để cải thiện khẩu phần ăn nhé.

4.1 Nước ép dứa, cà rốt

Để thay đổi khẩu phần ăn sau sinh, món ngon đơn giản nhất mẹ có thể làm đó chính là nước ép dứa, cà rốt. Bởi sau sinh ăn được dứa và cà rốt đều là 2 loại củ, quả hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cả mẹ và bé.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Sơ chế cà rốt và dứa thật sạch gọt vỏ và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Bước 2: Cho cà rốt và dứa đã cắt nhỏ vào máy xay với 1 chút nước lọc cho tới khi nhuyễn.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp cà rốt, dứa trộn đều với 2 ly nước sôi, sữa, đường và ủ trong vòng 15 đến 20 phút.
  • Bước 4: Lọc qua rây để bỏ phần bã và thưởng thức phần nước ép nguyên chất.
Món ngon giúp mẹ giải tỏa nỗi lo sau sinh ăn dứa được không?

4.2 Đậu phụ sốt dứa chua ngọt

Đây là 1 món ăn khá mới lạ mà mẹ có thể thêm vào thực đơn sau sinh của mình. Cách làm món đậu phụ sốt dứa chua ngọt này vô cùng dễ dàng:

  • Bước 1: Cắt đậu phụ thành những miếng nhỏ vừa ăn. Dứa sơ chế sạch và cắt thành những miếng nhỏ tương tự.
  • Bước 2: Đun nóng dầu ăn trong chảo. Cho dứa vào xào trước sau đó thêm 1 chút nước để sấp mặt dứa và tiếp tục đun sôi.
  • Bước 3: Cho thêm đậu phụ vào chảo, đun trong khoảng 3 đến 5 phút sau đó nêm gia vị vừa ăn.
  • Bước 4: Tắt bếp và mẹ đã hoàn thành món ăn siêu đơn giản và bổ dưỡng này rồi.
Màu sắc hấp dẫn giúp mẹ ngon miệng hơn khi thưởng thức món dứa

4.3 Thịt heo sốt dứa chua ngọt

Nếu mẹ yêu thích món thịt heo sốt cà chua thông thường, lần này hãy thử thêm dứa vào món ngon của mình để cải thiện bữa ăn nhé.

  • Bước 1: Sơ chế thịt ba chỉ bằng nước muối loãng, sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng.
  • Bước 2: Sơ chế dứa, cắt mắt, thái dứa hạt lựu, miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Phi thơm hành tím, tỏi, sau đó cho thịt ba chỉ vào chảo và nêm cùng gia vị.
  • Bước 4: Thêm dứa cùng lúc với 1 chút nước lọc, đảo đều khoảng 2 đến 3 phút. Khi thấy thịt chuyển thành màu cánh gián, mẹ tắt bếp và rắc hành nhỏ lên trên để trang trí.
Thêm một món ngon kết hợp với dứa giúp mẹ ngon miệng hơn

Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ yên tâm hơn khi gỡ rối được lo lắng sau sinh ăn dứa được không. Mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp mọi thắc mắc nhé! Góc của mẹ luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ.

Sau sinh mẹ hoàn toàn có thể ăn dứa để cải thiện sức khỏe cho mình nhé

Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:

Sau sinh ăn nho được không?

Video liên quan

Chủ Đề