Sinh xong bao lâu thì ăn được thịt vịt

Thịt vịt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người. Chính vì vậy, nó được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt.

Theo các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng, trong khoảng 100 gram thịt vịt có chứa tới 25 gram protein. Chỉ số này tương đương với khoảng 201 calo. Ngoài ra, thịt vịt còn hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể người như canxi, phốt pho, magiê, protid, kẽm hay các loại vitamin A, B, D, E, và K,…

Đáng chú ý, những chất này đều có công dụng rất tốt trong việc hỗ điều trị nhiều bệnh lý. Các chuyên gia trên thế giới từ lâu đã cho biết việc ăn thịt vịt mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi và cả ung thư.

Thịt vịt cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con người

Với người có sức đề kháng kém, người mới ốm dậy hay hay đang bị mất sức như phụ nữ mới sinh, thì thịt vịt thực sự là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Bởi nó có thể cung cấp thêm nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Thêm vào đó, thịt vịt còn có khả năng kích thích vị giác, khắc phục tình trạng chán ăn, mệt mỏi và cả hỗ trợ đáng kể quá trình chuyển hóa nước của cơ thể.

Sau khi sinh mổ ăn vịt được không là thắc mắc của khá nhiều sản phụ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, về cơ bản thì đây là loại thực phẩm hữu ích đối với người mới sinh. Bởi thịt vịt có khả năng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, giúp chị em sớm phục hồi sức khỏe, bên cạnh đó nó cũng tốt cho nguồn sữa.

Tuy nhiên với người mới sinh mổ thì nên cẩn trọng khi ăn thịt vịt. Bởi đây là thực phẩm có tính hàn, vị tanh nên thường không phù hợp với người vừa mới phẫu thuật. Một số sản phụ sau mổ ăn thịt vịt ngay đã gặp phải tình trạng sưng tấy, thậm chí mưng mủ ở vết thương.


Sản phụ chỉ nên ăn thịt vịt sau 6 tháng sinh mổ

Lý giải tình trạng trên theo các chuyên gia dinh dưỡng, protein có trong thịt vịt rất không tốt vết thương hở bởi nó dễ khiến chúng để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, sau khi vừa mới sinh mổ, sản phụ không nên ăn thịt vịt ngay lập tức mà hãy đợi đến khi vết mổ lành lại hoàn toàn. Thời điểm thích hợp nhất mà bạn có thể ăn đó là sau 6 đến 8 tuần.

Mẹ sinh mổ ăn thịt vịt như thế nào cho đúng?

Vậy mẹ sinh mổ ăn thịt vịt thế nào cho đúng? Sau đây là một số lưu ý quan trọng dành cho bạn:

  • Chỉ ăn thịt vịt khi đã sinh mổ được 6 đến 8 tuần hoặc khi vết thương lành lại hoàn toàn.
  • Chỉ nên ăn thịt vịt khoảng 1 hai 2 bữa trong một tuần. Kết hợp chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất, chú trọng bổ sung chất xơ và protein và uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Chỉ ăn phần thịt nạc, loại bỏ phần da và mỡ. Bởi cholesterol và chất béo xấu có chứa nhiều trong da và mỡ vịt sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, qua đó khiến sản phụ bị khó tiêu.
  • Chỉ nên ăn thịt vịt do mình tự chế biến tại nhà thay vì ăn ở hàng quán.
  • Nấu thịt vịt cho người mới sinh mổ chỉ nên cho ít gia vị và chú ý nấu chín kỹ.
  • Vịt hầm hạt sen, thịt vịt luộc, hấp hay cháo vịt đậu xanh là những cách chế biến tốt nhất cho sản phụ sau sinh mổ.
  • Sản phụ có tiền sử bệnh gout và thận hay vốn dĩ có hệ tiêu hóa kém nên kiêng ăn vịt. thậm chí là nên kiêng ăn loại thực phẩm này.
  • Phụ nữ sinh mổ không nên ăn thịt vịt cùng với ba ba hoặc quả mận vì những thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu và nóng ruột.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi chị em đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc: Sinh mổ ăn vịt được không? Chế độ ăn uống cho sản phụ sau khi đẻ mổ là vấn đề quan trọng cần lưu tâm để tránh những tác động dù là nhỏ nhất tới vết thương.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn (lạnh), bổ âm, lợi thủy, tiêu thũng, giải độc.Thịt vịt tốt cho những phụ nữ sau sinh cần hồi phục sức khỏe, chán ăn, hay đổ mồi hôi và thiếu sữa.

Thịt vịt rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm trong thịt vịt nhiều hơn hẳn có với thịt heo, bò, dê, cá trứng (100g thịt vịt có đến 25g đạm). Thịt vịt còn chứa một lượng đáng kể khoáng chất (canxi, phốt pho, kẽm, magie, đồng) và vitamin (A, B, D, E, K).

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? 

Bà để có ăn được thịt vịt không? Thịt vịt lợi sữa nhưng nên ăn từ tuần thứ 9 sau sinh

Thịt vịt rất tốt để bồi bổ sức khỏe và giúp lợi sữa cho các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, thịt vị chỉ tốt khi các mẹ ăn đúng cách. Những lưu ý quan trọng khi ăn thịt vịt sau sinh:

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Nên ăn đúng cách

- Theo kinh nghiệm dân gian, ăn thịt vịt ngay sau sinh thì vết thương tầng sinh môn, vết mổ bụng, tử cung để bắt lấy con sẽ dễ sưng tấy, mưng mủ và khó lành. Do vậy, dù cho mẹ sinh bằng cách nào (sinh mổ hay sinh thường), cần đợi đến tuần thứ 9 sau sinh mới có thể ăn thịt vịt, vì lúc này các vết thương đã lành tương đối. 

- Không ăn quá nhiều, nên ăn 2 tháng 1 lần.

- Khi ăn cần loại bỏ phần da và mỡ vịt vì da và mỡ vịt rất nhiều cholesterol. Chế biến thịt vịt với càng ít dầu mỡ càng tốt, nên nấu chín kỹ và mềm để khi ăn sẽ dễ tiêu hơn.

- Không nên ăn vào buổi tối vì thịt vịt có tính hàn, sẽ dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, khiến mẹ khó ngủ.

- Các mẹ có cơ địa hàn lạnh (dễ bị lạnh bụng, lạnh trong người, lạnh tay chân), hay đang bị cảm lạnh không nên ăn thịt vịt vì thịt vịt có tính hàn sẽ càng làm cho các mẹ khó chịu hơn.

- Không ăn tiết canh vịt vì có thể nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng.

- Hạn chế ăn các món có vị chua làm từ vịt như vịt om sấu, vịt om măng.

- Không ăn thịt vịt chung với mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba … vì thịt vịt kỵ với những thực phẩm này.
- Nên dùng chanh, gừng, dấm, muối, rượu để khử mùi tanh của vịt. Đặc biệt, gừng có tính ấm, sẽ giúp trung hòa tính hàn của thịt vịt, giúp dễ tiêu hơn.

Một số món ngon lợi sữa từ thịt vịt

Vịt hầm hạt sen

Nguyên liệu: Thịt vịt: 700g, hạt sen tươi: 50g, nấm hương: 15 – 20 cái, dừa: 1 quả, hành, tỏi, gia vị: nước tương, hạt nêm, tiêu, rượu, muối.

Cách làm: Thịt vịt xát với gừng, rượu, muối để giảm mùi tanh. Rửa sạch thịt vịt rồi cắt đôi, để ráo. Hành và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Rửa sạch hạt sen, nấm hương. Uớp thịt vịt với tiêu, hạt nêm và nước tương. Phi thơm hành và tỏi rồi xào sơ thịt vịt cho săn lại, sau đó cho hạt sen và nước dừa vào. Nấu lửa to đến khi nào nước sôi thì vặn lửa nhỏ. Hầm thịt trong 50 - 60 phút, vịt mềm thì cho nấm hương vào nấu tiếp 5 - 7 phút. Cuối cùng nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Vịt hầm hạt sen giúp lợi sữa

Cháo vịt đậu xanh

Nguyên liệu: Thịt vịt: 1.5kg, gạo tẻ: 200g, đậu xanh nguyên hạt: 200g, gừng tươi: 3 củ, hành phi: 50g, hành lá và ngò: 100g, chanh: 1 quả, ớt sừng: 2 quả, gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, nước mắm.

Cách làm: Làm nước mắm gừng: giã nát 2 tép tỏi, 1 củ gừng, 2 quả ớt sừng, cho nước mắm vào, thêm 1 ít đường và chanh. Nếm vừa ăn là được. Thịt vịt làm sạch, xát với muối, gừng và rượu cho thơm, luộc chín, chặt miếng mỏng vừa ăn. Nấu cháo với nước luộc vịt với gạo và đậu xanh. Khi nào cháo chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Múc cháo ra rồi rắc thêm hành lá, hành phi, ngò, tiêu. Ăn cháo kèm với thịt vịt chấm mắm gừng.


Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Cháo vịt đậu xanh giúp lợi sữa

Vịt trộn rau lang

Nguyên liệu: Thịt ức vịt: 400g, rau lang non: 400g, gia vị: Tỏi băm, ngũ vị hương, tỏi phi, dầu ăn, chanh, nước tương, muối, tiêu, đường.

Cách làm: Thịt vịt làm sạch, xát với muối, rượu và gừng để khử mùi hôi. Uớp vịt với muối, đường, nước tương, hạt nêm, ngũ vị hương, tỏi băm trong 20 phút cho vịt ngấm gia vị. Chanh vắt lấy nước, hòa tan nước chanh với một ít đường. Rau lang rửa sạch, để ráo, luộc sơ rồi vớt ra, xả qua nước sôi để nguội. Cho chảo lên bếp, chảo nóng thì cho dầu ăn vào. Dầu nóng thì cho ức vịt vào áp chảo cho chín đều 2 mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, cắt lát mỏng. Trộn rau lang với thịt vịt, rưới nước chanh vào, thêm chút nước tương cho vừa ăn. Khi bày ra đĩa thì rắc thêm chút hành phi.

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Vịt trộn rau lang giúp lợi sữa

Chúc các mẹ mau khỏe và các bé mau lớn!

- Dược sĩ Thảo Nguyên -

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

Sinh xong bao lâu thì ăn được thịt vịt

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044

Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không? Qua những thông tin trên hy vọng các mẹ đã có thể yên tâm hơn khi sử dụng thịt vịt để chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tại sao sau sinh không được ăn thịt vịt?

Phụ nữ đang mang thai cũng như sau sinh không nên ăn thịt vịt sống, tiết canh… Vì trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn gây tổn hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ nên nấu chín thịt vịt theo nhiều kiểu khác nhau như nấu cháo vịt đậu xanh, vịt trộn rau lang, vịt tiềm…

Sinh mổ bao lâu thì được ăn trứng vịt?

Nhưng khi mới sinh mổ xong mẹ không nên ăn trứng ngay vì dễ dẫn đến khó tiêu, táo bón. Sau khoảng 2-3 tuần thì mẹ mới bắt đầu ăn trứng trở lại nhé. Mẹ sau sinh nên ăn trứng thường xuyên trong khẩu phần ăn mỗi tuần, những môi ngày không nên ăn quá 2 quả trứng và mỗi tuần không quá 4 quả.

Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn thịt bò?

Như vậy, qua bài viết chúng tôi đã cung cấp thông tin cho băn khoăn “sinh mổ ăn thịt bò được không?”. Giờ đây các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dưa thịt bò vào khẩu phần ăn sau khi sinh mà không cần quá lo lắng về tác hại như: sẹo lồi, sẹo thâm hay thiếu sữa, ảnh hưởng đến tiêu hóa như quan niệm dân gian.

Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn thịt gà?

Thông thường, các mẹ sẽ cảm thấy bớt đau sau khi sinh mổ một vài ngày và phục hồi hoàn toàn khoảng 6 tuần sau đó. Hơn nữa, thời gian hồi phục sau khi sinh mổ còn phụ thuộc vào việc đó là lần sinh mổ thứ mấy. Nếu mẹ muốn kiêng hoàn toàn thịt gà để chờ vết thương lành sẹo hoàn toàn, có thể đợi từ 1 – 2 tháng.