Số sánh 2 thuốc thuốc nhóm kháng histamin H1 diphenhydramin và fexofenadin

06/10/2014 | 03h41

Trong tiết trời chuyển mùa sang thu, khí hậu nóng lạnh thất thường là điều kiện thuận lợi cho chứng bệnh dị ứng phát triển. Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc kháng histamin. Để việc dùng thuốc kháng histamin thực sự hiệu quả và tránh các tác dụng phụ, người bệnh cần biết những lưu ý khi dùng thuốc.

Tác dụng của thuốc kháng histamin

Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Trong cơ thể, histamin có sẵn trong các mô như: da, phổi, niêm mạc miệng, dạ dày. Khi cơ thể bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin, gây ra những phản ứng dị ứng từ phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn... cho đến các phản ứng trầm trọng như sốc phản vệ. Khi đó, chúng ta phải sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị.

Hình ảnh tế bào Mast & dị nguyên gây dị ứng.

Các thuốc kháng histamin đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, histamin không gắn được với thụ thể nên không có tác dụng trên tế bào. Có hai loại thuốc kháng histamin tương ứng với hai loại thụ thể, đó là thuốc kháng histamin H1 và thuốc kháng histamin H2. Thuốc kháng histamin H2 chỉ cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày làm giảm tiết dịch vị nên được sử dụng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng. Còn thuốc được sử dụng trong điều trị dị ứng là các thuốc kháng histamin H1.

Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay như: viêm mũi dị ứng, nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, các trường hợp bị côn trùng cắn... Ngoài ra, một số thuốc được dùng làm thuốc chống say tàu xe do có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần nhẹ, làm giảm các rối loạn tiền đình, chóng mặt và buồn nôn...

Thuốc kháng histamin H1 có hai loại là thuốc thế hệ 1 và thuốc thế hệ 2. Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 gồm: promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat [dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm], brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid...

Một số thuốc thế hệ 2: loratadin, cetirizin hydroclorid, fexofenadin, acrivastin.

Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin H1

Các thuốc kháng histamin H1 là những thuốc có tác dụng tốt trong các phản ứng dị ứng cấp tính, với các triệu chứng như: sổ mũi, nổi ban đỏ, viêm mô liên kết, viêm mao mạch dị ứng, viêm da... Tuy nhiên, thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được hoàn toàn. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm ra và loại trừ các tác nhân gây dị ứng [thay đổi thời tiết, thuốc, mỹ phẩm, khói bụi, thức ăn...] mới có thể trị được căn nguyên bệnh. Việc dùng thuốc điều trị dị ứng do đó cũng phải kiên trì, phải dùng nhiều đợt mới hạn chế được tái phát.

Trong trường hợp dị ứng nặng [như sốc phản vệ], histamin giải phóng ồ ạt, một mình thuốc kháng histamin H1 không thể giải quyết được mà phải phối hợp thêm với các biện pháp hồi sức cấp cứu, thuốc trợ tim mạch [adrenalin], kèm thở ôxy để hỗ trợ hô hấp...

Một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 [clorpheniramin maleat...] hay được sử dụng trong các chế phẩm trị cảm cúm, ho, sổ mũi, nhưng chúng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo. Tuyệt đối không uống rượu khi dùng thuốc. Tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin có thể dùng trong trường hợp mất ngủ. Đặc biệt lưu ý thuốc kháng histamin H1 chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng dị ứng đã giảm thì nên ngừng thuốc, không nên dùng kéo dài, tránh tình trạng lệ thuộc thuốc. Đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ có tình trạng viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay hay chàm nặng lên, do vậy cần phải sử dụng thuốc chống dị ứng. Nhưng việc dùng như thế nào thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

Tất cả các thuốc kháng histamin H1 đều có nhiều tác dụng phụ nên phải dùng đúng quy định về liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cần theo dõi các phản ứng của thuốc khi dùng cho các đối tượng đặc biệt như: trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi. Nhóm thuốc này có nhiều biệt dược, được người sử dụng mua trước khi đi du lịch [như say tàu xe hoặc dị ứng với thời tiết, thức ăn, cảm sốt...]. Phải để xa tầm tay của trẻ em, nếu không dùng hết vỉ thuốc thì loại bỏ. Không tự ý sử dụng thuốc nếu không thật cần thiết.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bệnh dị ứng đang ngày càng gia tăng gây nhiều phiền toái cho con người. Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 là một trong những phương án lựa chọn giúp khắc phục tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần đề phòng những nguy cơ do thuốc có thể gây ra cho người sử dụng...

Dị ứng và tác dụng của thuốc kháng histamin

Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Trong cơ thể, histamin có sẵn trong các mô như: da, phổi, niêm mạc miệng, dạ dày. Khi cơ thể bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin, gây ra những phản ứng dị ứng từ phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn... cho đến các phản ứng trầm trọng như sốc phản vệ. Khi đó, chúng ta phải sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị.

Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ [thế hệ 1] như diphenhydramine, chlorpheniramine, hydroxyzine và promethazine, mặc dù có tác dụng chống dị ứng tương đối tốt nhưng cũng có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ như gây an thần, buồn ngủ, khô mắt, khô miệng, nhìn mờ và kích động. Để khắc phục nhược điểm này, các thuốc kháng H1 thế hệ 2 như cetirizin, loratidin, acrivastin, fexofenadin, terfenadin, astemizol... đã ra đời và được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Phụ nữ mang thai khi dùng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: Lý Thịnh

Dùng trong trường hợp nào?

Viêm mũi dị ứng: Đây là bệnh có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được chứng minh là có hiệu quả và an toàn trong việc kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Khi dùng phối hợp các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 với các thuốc co mạch như pseudoephedrine giúp tăng hiệu quả của các thuốc này trong điều trị triệu chứng nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 có cả dạng nhỏ mũi, cho tác dụng nhanh hơn nhưng thời gian tác động cũng ngắn hơn so với đường uống.

Mày đay và viêm da cơ địa: Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 đã cho thấy hiệu quả tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh mày đay và viêm da cơ địa như giảm ngứa, giảm lichen hóa, giảm số lượng và kích thước ban đỏ. Ngoài ra, ở trẻ bị chàm cơ địa dị ứng và có dị ứng với các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, việc điều trị kéo dài với các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 như cetirizine có thể giúp giảm nguy cơ mắc hen phế quản.

Viêm kết mạc dị ứng: Các kháng histamin H1 thế hệ 2 có hiệu quả kiểm soát tốt các triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt.

Ngoài ra, các thuốc này còn được sử dụng trong một số biểu hiện dị ứng khác ở trẻ em như phản ứng dị ứng do côn trùng đốt, sốc phản vệ, bệnh lý tăng tế bào mast...

Những lưu ý khi sử dụng

Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 [cetirizin, loratidin, acrivastin, fexofenadin, terfenadin, astemizol...] có tác dụng tương đối chọn lọc nên ít có các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1. Thuốc thế hệ 2 có hai ưu điểm: Với liều điều trị, rất ít vào não hoặc vào não nhưng có ái lực kém với thụ thể màng não nên ít ức chế hệ thần kinh trung ương, có thể dùng được cho người đang lao động học tập hay đang vận hành máy móc. Thuốc thải trừ chậm nên mỗi ngày chỉ cần dùng một lần.

Tuy ít có tác dụng phụ gây ra do ức chế hệ thần kinh trung ương nhưng lại có những tác dụng phụ khác ảnh hưởng tới tim. Cụ thể, một số thuốc trong nhóm gây ra hiện tượng “xoắn đỉnh”. Điển hình là terfenadin, astemizol. Với người khỏe mạnh khi dùng liều thông thường, chúng chuyển hóa hoàn toàn thành chất trung gian không có hại, nhưng với người có suy giảm chức năng gan thận hoặc người đang dùng các thuốc khác làm chậm sự chuyển hóa thải trừ của chúng [như chống nấm ketoconazol, intraconazol hay kháng sinh erythromycin, clarithromycin] thì nồng độ thuốc chống dị ứng trong máu tăng cao, dễ gây ra hiện tượng xoắn đỉnh dẫn đến tử vong. Ngoài ra, chúng gây tương tác với nhiều thuốc khác đáng kể nhất là tương tác với các thuốc tim mạch gây ra loạn nhịp tim. Ở nước ta trước đây là terfenadin và gần đây nhất là astemizol đã bị loại khỏi danh mục lưu hành. Các thuốc còn lại như cetirizin, acrivastin, loratidin tuy chưa thấy gây xoắn đỉnh nhưng cũng phải rất thận trọng khi dùng cho người có chức năng gan thận suy giảm.

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 cũng gây nên hiện tượng kháng cholinergic, gây hại thai, bài tiết qua sữa... như các thuốc thuộc thế hệ cũ nhưng ở mức cao hơn, kéo dài hơn [do thuốc chậm thải trừ] nên cần theo dõi các phản ứng của thuốc khi dùng cho các đối tượng đặc biệt như: trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi. Riêng loratidin, cetirizin không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc như thế nào thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

Trong trường hợp dị ứng nặng [như sốc phản vệ], histamin giải phóng ồ ạt, một mình thuốc kháng histamin H1 không thể giải quyết được mà phải phối hợp thêm với các biện pháp hồi sức cấp cứu, thuốc trợ tim mạch [adrenalin], kèm thở ôxy để hỗ trợ hô hấp...

Tuyệt đối không uống rượu khi dùng thuốc kháng histamin H1 nói chung. Đặc biệt lưu ý, thuốc kháng histamin H1 chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng dị ứng đã giảm thì nên ngừng thuốc, không nên dùng kéo dài, tránh tình trạng lệ thuộc thuốc.


Video liên quan

Chủ Đề