So sánh các yếu tố tự nhiên năm 2024

Đối với VN và các nước đang phát triển, phát huy lợi thế so sánh vùng và quốc gia có ý nghĩa như thế nào?( đồng thời trình bày thêm về lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong hoạt động ngoại thương)

- Khái niệm:

  • Lợi thế so sánh là 1 nguyên tắc theo kinh tế học: Mỗi vùng sẽ đc lợi khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những HH mà mình có thể sx với chi phí tương đối thấp( hay tương đối có hiệu quả hơn các vùng khác) ; ngược lại, mỗi vùng sẽ đc lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà nếu sx thì chi phí tương đối cao ( hay không hiệu quả bằng các vùng khác).
  • Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân có chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng hợp
  • Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế là sự chuyển dịch của các ngành kinh tế xét theo từng vùng. +Quan điểm chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế: nhằm phát huy các lợi thế so sánh và hạn chế các bất lợi thế so sánh của vùng. - Nội dung:
  • Phân loại lợi thế so sánh: +Lợi thế so sánh tự nhiên: có từ các nguồn lực sẵn có như các yếu tố đất đai,tài nguyên, khoáng sản, lao động và nguồn vốn. +Lợi thế so sánh tự tạo ra như là:được hình thành từ chính sách đầu tư của chính phủ và doanh nghiệp thông qua chiến lược,cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành.
  • Lợi thế so sánh tĩnh:là lợi thế có ngay bây giờ,có ngành đã phát huy được và cạnh tranh mạnh mẽ phát triển thị trường,nhưng cũng có ngành chưa phát huy được môi trường,nên hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
  • Lợi thế so sánh động:là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa,khi các điều kiện công nghệ về nguồn nhân lực và khả năng tính lũy tư bản cho phép. - Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên,kinh tế,lich sử,xã hội là khác nhau nên lợi

thế của mỗi vùng cũng là khác nhau =>đánh giá đúng lợi thế của mỗi vùng sẽ giúp hình thành về cơ cấu kinh tế cho mỗi vùng. - Những lợi thế so sánh về nhân lực,tài nguyên thiên nhiên,vị trí địa lý thuận lợi thực chất là lợi thế về chi phí sản xuất nhưng chúng không tồn tại lâu dài - Các lợi thế so sánh không chỉ là những nguồn nhân lực hữu hình,có thể lượng hóa được(vốn,nguyên vật liệu...)mà còn là những nguồn tài nguyên vô hình khó đếm được(vị trí địa lý,tiềm năng du lịch) => cần đánh giá đúng tầm quan trọng của các nguồn lực để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Lợi thế so sánh không cố định mà luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,xã hội của mỗi vùng,mỗi địa phương => Mỗi vùng cần xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế phù hợp dựa trên cơ sở khai thác lợi thế của vùngừ đó,hình thành cơ cấu kinh tế đặc thù riêng của từng vùng. *Liên hệ thực tế ở Việt Nam: -VN có lợi thế so sánh về: +Nguồn lực: trẻ tuổi, đông, dồi dào, giá rẻ... +Tài nguyên thiên nhiên: phong phú,đa dạng... +Vị trí địa lý: thuận lợi, có đường bao biên dài -Những vùng ở Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế so sánh trên để phát triển ngành công nghiệp nhẹ, ngành du lịch, dịch vụ -Ví dụ: +ở Việt Nam,có duyên hải nam trung bộ phát triển ngành du lịch khá mạnh,tận dụng lợi thế so sánh về vị trí địa lý (ven biển, có nhiều đảo : Hòn Khô, Bình Định; Điệp Sơn, Khánh Hòa; Cù Lao Câu, Bình Thuận và di tích văn hoá lịch sử: Phố Cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới). All lợi thế đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. +Tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh các ngành như du lịch và công nghiệp khai thác than do nó có những lợi thế so sánh như:ven biển,có lượng khoáng sản đó là than lớn.

ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép, trong khi ở Nga cần ¼ đơn vị. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu quần áo sang Nga. Việc trao đổi này đưa ra lợi ích cho cả hai nước.

D đã đặt nền móng ban đầu cho việc lý giải sự hình thành quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, đó chính là sự khác nhau về giá cả sản xuất tính theo chi phí so sánh. Tuy vậy ông chưa phân tích sâu về nguyên nhân của sự khác nhau đó và chưa giải thích vì sao giữa các nước lại có chi phí so sánh khác nhau. Để chỉ rõ điều này, hai nhà kinh tế người Thụy Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã phát triển lý thuyết lợi thế so sánh, được gọi là lý thuyết Heckscher – Ohlin (H-O). Heckscher – Ohlin cho rằng mức độ sãn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức sử dụng yếu tố để sản xuất sản phẩm là những nhân tố quan trọng quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh.

Quay lại với ví dụ về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga, có thể giải thích rằng:

  • Việt Nam là nước tương đối sẵn có về lao động, Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may là mặt hàng cần nhiều lao động.
  • Còn Nga là nước tương đối sẵn có về vốn sẽ sản xuất và xuất khẩu thép, là mặt hàng cần nhiều vốn.

Lý thuyết H-O đã giải thích sự có được lợi ích trong thương mại quốc tế là do mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hóa sản xuất vào các ngành sử dụng nhiều yếu tố sẵn có trong nước. Như vậy lợi thế so sánh cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tăng thu nhập của mình thông qua ngoại thương, ngay cả khi một nước sản xuất mọi sản phẩm với chi phí tuyệt đối thấp hơn một nước khác bởi vì thị trường thế giới tạo ra cơ hội để có thể mua hàng hóa với giá tương đối rẻ so với giá được lưu hàng trong nước, nếu không có ngoại thương. Nội dung này xuất phát từ sự khác nhau về chi phí so sánh để sản xuất sản phẩm