So sánh giáo dục việt nam và thái lan năm 2024

Theo The Economist, mặc dù Việt Nam có nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, GDP bình quân đầu người hiện chỉ ở mức 3.760 USD, thấp hơn so với các nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan.

Tuy nhiên con cái của các gia đình ở Việt Nam được thụ hưởng "một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới".

Điều này được phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các bài đánh giá quốc tế về đọc, toán và khoa học.

Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới, xét về tổng điểm học tập, học sinh Việt Nam không chỉ vượt trội so với học sinh Malaysia, Thái Lan mà còn so với những học sinh Anh và Canada - những nước giàu hơn Việt Nam 6 lần.

Cũng theo The Economist, ở Việt Nam, điểm số của học sinh không thể hiện mức độ bất bình đẳng giới tính, vùng miền như thường thấy với một số quốc gia khác.

Theo tờ tạp chí này, một bí quyết thành công của giáo dục Việt Nam nằm trong lớp học: trẻ em học nhiều hơn ở trường, đặc biệt là trong những năm đầu tiên.

Trong một nghiên cứu vào năm 2020, phó giáo sư Abhijeet Singh của Trường Kinh tế Stockholm (Thụy Điển) phát hiện hiệu quả cao hơn của hệ thống giáo dục Việt Nam bằng cách xem xét dữ liệu từ các bài kiểm tra giống nhau của học sinh ở Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam.

Ông thấy rằng trẻ Việt Nam trong độ tuổi từ 5-8 có kết quả vượt trội. Thêm một năm học ở Việt Nam giúp tăng khả năng giải một bài toán nhân đơn giản lên 21 điểm phần trăm; ở Ấn Độ, mức tăng là 6 điểm.

Theo The Economist, các trường học ở Việt Nam luôn phát triển qua thời gian. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển toàn cầu (Mỹ) cho thấy ở 56/87 quốc gia đang phát triển, chất lượng giáo dục đã suy giảm kể từ những năm 1960.

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít các nước mà các trường học liên tục đi ngược lại xu hướng trên. Một lý do là chất lượng của giáo viên khi họ ngày càng giảng dạy hiệu quả hơn.

So sánh giáo dục việt nam và thái lan năm 2024

Biểu đồ về "Tỉ lệ phụ nữ biết đọc chữ sau 5 năm học ở trường", trích dẫn trong bài báo của The Economist. Tỉ lệ này ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 20 - 49 ngày càng tăng lên kể từ năm 1959 - 1998. Tỉ lệ này ở một số nước khác có xu hướng giảm hoặc giữ nguyên - Ảnh chụp màn hình

Nghiên cứu cho thấy phần lớn sự khác biệt về điểm số kiểm tra toán giữa học sinh Ấn Độ với Việt Nam đến từ cách giảng dạy. Giáo viên ở Việt Nam dạy giỏi vì được quản lý tốt, được đào tạo thường xuyên và được sáng tạo những buổi học hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, để giải quyết bất bình đẳng vùng miền, những giáo viên được phân công đến khu vực xa xôi nhận lương cao hơn. Giáo viên còn được tuyên dương, khen thưởng dựa trên thành tích học tập của học sinh.

The Economist cũng nhắc đến sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Việt Nam dành cho giáo dục. Các chính sách, chương trình, tiêu chuẩn giảng dạy liên tục được cập nhật.

Ở cấp địa phương, các tỉnh thành được yêu cầu chi 20% ngân sách cho giáo dục, giúp cân bằng vùng miền.

Ngoài ra, nhìn ở bức tranh rộng lớn hơn, xã hội Việt Nam coi trọng giáo dục, một phần tiếp nối văn hóa truyền thống hiếu học.

The Economist trích dẫn ý kiến của ông Ngô Quang Vịnh - từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - cho rằng các gia đình dù không có nhiều điều kiện ở Việt Nam vẫn sẽ cố gắng đầu tư cho con học hành. Ở các thành phố lớn, nhiều cha mẹ tìm kiếm những trường có giáo viên giỏi để cho con theo học.

So sánh giáo dục việt nam và thái lan năm 2024

Học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo The Economist, bên cạnh những mặt đạt được, giáo dục Việt Nam cũng đang đối mặt nhiều thử thách.

Chẳng hạn, các doanh nghiệp ngày càng muốn có nhân viên với kỹ năng phức tạp hơn nhưng học sinh Việt Nam chưa được dạy những kỹ năng này.

Việc di dân đến các thành phố lớn cũng làm quá tải những trường học ở đây. Ngoài ra, ngày càng có nhiều giáo viên rời bỏ giáo dục để chuyển sang công việc có thu nhập cao trong khu vực tư nhân.

[VOV2] - Tại tọa đàm “Thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam dưới góc nhìn của kiểm định chất lượng, đối sánh và xếp hạng đại học”, GS. Nguyễn Hữu Đức đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến bẫy TOP 5 ASEAN của đại học Việt Nam.

Từ phân tích kết quả kiểm định chất lượng của 550 chương trình đào tạo (CTĐT) theo Bộ Tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, 30 cơ sở giáo dục (CSGD) theo Bộ Tiêu chuẩn đối sánh UPM và xếp hạng 140 Thành phố đại học tốt nhất thế giới theo Bộ Tiêu chuẩn QS, mới đây tọa đàm “Thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam dưới góc nhìn của kiểm định chất lượng, đối sánh và xếp hạng đại học” đã nhìn nhận chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ở 3 cấp độ: quốc gia, trường đại học và chương trình đào tạo.

Nguy cơ mắc bẫy top 5 ASEAN

GS. Nguyễn Hữu Đức (Đại học Quốc Gia Hà Nội) đã đưa ra những thông tin đáng chú ý. Theo đó, Việt Nam vẫn đứng thứ 5 về tổng số công bố quốc tế trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII giảm từ 44/132 (năm 2021) xuống thứ 48/132 (năm 2022).

Nghiên cứu số lượng bài báo công bố quốc tế hằng năm trên nguồn Scopus, Việt Nam vẫn thua Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia. Xếp hạng 140 thành phố ĐH thế giới tốt nhất, ASEAN có 7 thành phố nhưng Việt Nam (với dân số 100 triệu dân) không có thành phố nào lọt top.

So sánh giáo dục việt nam và thái lan năm 2024

GS. Nguyễn Hữu Đức

Theo GS Đức, so với tầm khu vực, xu thế phát triển của đại học nước ta đang chững lại, thậm chí khả năng mắc bẫy TOP 5 ASEAN. “Điều đó cho thấy chúng ta dù nỗ lực nhưng không thay đổi về chính sách đầu tư và mô hình phát triển giáo dục ĐH thì Việt Nam không phát triển nhanh tiếp được nữa”.

Bảng xếp hạng các thành phố tốt nhất có 6 tiêu chí: Dựa vào kết quả xếp hạng của các trường ĐH trên địa bàn; Tỉ lệ sinh viên trên dân số; Mức độ yêu thích lựa chọn trường; Việc làm sinh viên; Học phí, sinh hoạt; Đánh giá của sinh viên điều kiện khác… Theo GS. Nguyễn Hữu Đức nếu nói đến xếp hạng các thành phố tốt nhất thì không chỉ là trách nhiệm của trường ĐH nữa mà là trách nhiệm của cả Chính phủ, thành phố.

Nhiều chỉ số còn thấp

Chất lượng giáo dục từ cấp độ cơ sở giáo dục ĐH được thực hiện dựa vào số liệu đánh giá theo bộ tiêu chuẩn xếp hạng đối sánh và gắn sao UPM cho 10 cơ sở giáo dục ĐH định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ kỹ thuật.

Bộ tiêu chuẩn UPM gồm có 8 tiêu chuẩn và 52 tiêu chí. Kết quả trung bình cho thấy, các cơ sở giáo dục ĐH còn có 10 tiêu chí có mức độ đạt chưa cao so với mốc chuẩn của hệ thống UPM.

Chuẩn này bao gồm các tiêu chí về chất lượng tuyển sinh, mức độ thích ứng với CMCN 4.0 của CTĐT, đào tạo cá thể hoá, chỉ số xếp hạng Scimago về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, số doanh nghiệp khởi nghiệp, số lượng sáng chế, hoạt động hỗ trợ cộng đồng học tập suốt đời, khuôn viên đại học và chuyển đổi số.

So sánh Việt Nam và Thái Lan ở các chỉ số đào tạo cho thấy chúng ta đang thua bạn. Cụ thể, trong 10 trường ĐH khoa học kỹ thuật công nghệ và tự nhiên (trừ một số trường ĐH lớn), nhiều trường ĐH kỹ thuật có chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp. Trong khi nước ngoài có điểm chuẩn đầu vào các trường kỹ thuật cao, có những trường chỉ lấy 25%-18% đăng ký. “Đây chỉ là một chỉ số nhưng khi chúng ta thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà đầu vào của kỹ sư 15-16 điểm là một nguy cơ”.

So sánh giáo dục việt nam và thái lan năm 2024

Các cơ sở giáo dục ĐH còn có 10 tiêu chí có mức độ đạt chưa cao so với mốc chuẩn của hệ thống UPM

Về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, trong khi Thái Lan gần 50-70% tiến sĩ thì ở ta trung bình cả nước 31%.

Các chỉ số về cấu trúc nội dung chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu 4.0, đào tạo cá thể hóa còn thấp so với nước bạn.

Về nghiên cứu đổi mới sáng tạo, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam nhiều hơn nhưng tính tổng thể của Thái Lan thì Việt Nam thua. Số bài báo Thái Lan có hợp tác quốc tế thấp hơn Việt Nam nhưng chủ yếu bài báo của họ là bài báo nội lực.

Tương tự các chỉ số sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp, chỉ số chuyển đổi số của ta còn thấp,.

“Tôi đến trường ĐH Việt Nam hỏi mức độ sử dụng tài nguyên số, xem các thư viện có đếm được một ngày bao nhiêu người vào tài nguyên số nhưng không đếm được. Các trường đếm được thì mức độ cũng thấp để thấy chuyển đổi số chúng ta nói nhiều nhưng mức độ làm được vẫn còn ít”.

Tiêu chí về hệ sinh thái và chuẩn mực xã hội có 2 nhóm. Nhóm 1 có phát triển năng lực học tập suốt đời không, năng lực học tập suốt đời khái niệm đang hiểu khác nhau nhưng trong UPM và một số bảng xếp hạng khác họ nói nếu trường ĐH phục vụ học tập suốt đời tốt thì quan trọng thay bằng ĐH, bằng tiến sĩ, thạc sĩ, các trường các khoa nên chú ý đến các khóa đào tạo ngắn hạn, làm sao trường ĐH như một “siêu thị tri thức” để thứ 7, Chủ nhật hoặc buổi tối thắp điện sáng trưng nhân dân vào học và có chứng chỉ cập nhât kiến thức, chúng tôi đo thang số này còn thấp.

So sánh giáo dục việt nam và thái lan năm 2024

10 điểm có mức độ thấp nhất của chương trình đào tạo

Đầu vào đại học phải từ 22 điểm

Từ nghiên cứu này, GS. Nguyễn Hữu Đức đưa ra 8 điểm gợi ý cho giáo dục đại học Việt Nam:

- Tính chuyên nghiệp: Phát triển chương trình đào tạo và đánh mức độ đạt của chuẩn đầu ra.

-Chất lượng tuyển sinh về các trường công nghệ kỹ thuật. “Phải có chính sách trước khi đào tạo nhân tài làm sao để sinh viên từ 20-22 điểm vào học mới có đất nước công nghiệp hiện đại 2030-2045”, GS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.

-Chất lượng đội ngũ: Trình độ và phương pháp dạy học – khả năng gia tăng giá trị cho người học.

-Năng lực nghiên cứu – chức năng của ĐH, cơ sở đổi mới sáng tạo.

-Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và năng lực số.

-Đổi mới chỉ số, bộ chỉ số kiểm định chất lượng: Ruules –base và KPIs, chú trọng giá trị gia tăng.

-Mô hình đảm bảo chất lượng: 3 cấp (quốc gia, cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo); Tích hợp; Kết hợp; Tiếp cận đa chiều; Tối thiểu và tự chủ.

-Nguy cơ bẫy top 5 ASEAN: mô hình đầu tư và mô hình tăng trưởng mới.

GS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, hiện khoa học công nghệ là chiến tranh giữa các quốc gia, tính tự cường dân tộc nhiều, nếu không quan tâm đầu tư đúng cho giáo dục đào tạo cho khoa học công nghệ thì không thể phát triển được.

“Chúng ta có đầu tư cho giáo dục ĐH và khoa học công nghệ không, nếu đầu tư thì đầu tư thế nào? Mô hình tăng trường nào? Đều phải xem lại. Chừng nào không thay đổi mô hình khác thì lúc nào cũng mắc bẫy tốp 5 ASEAN hiện hữu”./.

Việt Nam và Thái Lan ai mạnh hơn?

Dù Việt Nam đã tái thống nhất vào năm 1976, nền bóng đá nước này chỉ chính thức tái hội nhập với thể thao quốc tế vào năm 1991 sau một khoảng thời gian đóng cửa đất nước. Sau 55 lần đối đầu, Việt Nam đang nhỉnh hơn khi đánh bại Thái Lan 23 lần, so với 21 chiến thắng của người Thái, còn lại là 11 lần bất phân thắng bại.

Giáo dục Thái Lan đứng thứ mấy thế giới?

Hệ thống giáo dục Thái Lan Thái Lan được đánh giá là có hệ thống giáo dục chất lượng cao, đứng thứ 37 thế giới theo xếp hạng của Top Universities. Năm 2018, Thái Lan đứng hạng 38 thế giới trong bảng xếp hạng QS Education System Strength – những quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất trên toàn thế giới.