So sánh hiệu ứng cảm ứng (-i) của các nhóm sau

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

I/ Hiệu ứng cảm
1] Sự phân cực của liên kết σ :
Hia nguyên tử không đồng nhất và có độ âm điện khác nhau thì lien kết giữa chúng sẽ phân cực về phía nguyên tử của nguyên tố nào có độ âm điện lớn hơn
2] Hiệu ứng cảm ứng
Là hiện tượng nguyên tử có độ âm điện cao hút điện tử của nguyên tử có độ âm điện thấp ngang qua nối σ.
Sự bất đối xứng sẵn trong giữa 2 nguyên tử có độ âm điện khác nhau lan rộng sang các nguyên tử lân cận .
a] hiệu ứng cảm âm [ hút e, -I ]
Có độ mạnh tăng theo độ âm điện của nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây nên hiệu ứng đó
Halogen : -F > -Cl> -Br > -I

Các nhóm –F > -OH > -NH2 , -CH2 = CH2 < -C6H5 < C≡CH

Dãy sắp xếp :

-F > -COOH > -Cl > -Br > -I > -OH > -OR > -NH2 > NR2 > -C-OR > -CN > -SR > -C≡C-R

b] hiệu ứng cảm dương +I [đẩy e ]


Các gốc hidrocacbon no đều có hiệu ứng cảm +I
Hiệu ứng + I tăng theo bậc của gốc đó .

-CH3 < -CH2-CH3 < -CH[CH3]2 < -C[CH3]3

Đặc điểm là giảm rất nhanh khi mạch cacbon truyền hiệu ứng dài


Nhóm đẩy điện tử làm giảm tính axít
Nhóm hút điện tử làm tăng tính axít.

II] Hiệu ứng lien hợp
1/ sự phân cực của lien kết pi:

Lien kết pi giữa hai nguyên tử có độ âm điện khác nhau luôn phân cực về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

2/ Hiệu ứng lien hợp :


hiện tượng phân cực của các hệ lien hợp gọi là hiệu ứng lien hợp
a] Hiệu ứng lien hợp âm –C [ hút e ]
Xét độ mạnh yếu về hiệu ứng –C của các nhóm nguyên tử.

-C=0 > C = NH > C = CH2 do độ âm điện O > N > C è khả năng phản ứng tăng.


b] Hiệu ứng lien hợp +C [ dịch e về phía lien kết pi ]
Độ âm điện giảm è hiệu ứng +C tăng

-F < -OH < -NH2


Bán kính nguyên tử càng lớn è +C càng nhỏ
-I < -Br < -Cl < -F
Hiệu ứng liên hợp làm cho một nối đơn kề một nối đa ngắn hơn nối đôi bình thường còn nối đa dài hơn bình thường

anh đang kì vọng ở em , nhưng chọn lọc cách viết chio thật dễ hiểu em nhé

và nữa , phải chọn lọc kiến thức đứa vào cái nào mà đặc biệt ấy , nhưng đừng ngoài chương trình
cái nào mà em thấy sẽ giúp dc các bạn nhìu nhất ấy

Em sẽ cố gắng nhưng mà chương trình bây giờ cải cách giữ lắm. Học trong sách ko chưa đủ đâu. mấy cái này em viết thêm cho dễ hiểu thôi mà . dù sao em sẽ cố gắng hơn.

ko , em cứ xem trong SGK đi , và post những bài em tháy cần cho các bạn nhất , nâng cáo thì vừa vừa phù hợp , đừng post nâng cáo quá , các bạn sẽ hiểu nhầm là em khoe kiến thức , phải biết chọn lọc em ah , đó là yêu cầu của 1 ngời quản lí , phải biết chọn lọc

phần này khó lắm, cô giáo mình cho mấy bài về ss nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy...rõ khó hiểu, ai giảng dùm đc không

Bạn cứ post bài cô cho bạn đi rồi minh chỉ cho. nếu so sánh về nhiệt độ sôi thì các bước làm như sau: Ưu tiên xét có liên kết hay ko có liên kết hiđro. nếu có thể tạo liên kết hiđro thì tạo được 1 hay là 2 ví dụ như axit axetic thì tao được 2 còn rưu chỉ được thôi. Thứ 2 nếu ko co liên kết hiđro thì bạn xét khối lượng phân tử của nó.

thứ 3 nếu có cùng khối lượng phân tử bạn xét đế n nhánh . Thường các thầy cô cho ban CTCT ko ak`. Chất nào nhiều nhánh thì nhiệt độ sôi giảm do no co khuynh hướng thành hình cầu nên lực tương tác giữa các pt kém [ lưc VanderWall]

Cho minh` hỏi về cộng hưởng pi-pi và cộng hường P-pi đc không bạn? Vd: C=C- C=C- C=C-C-C=C +Br2 với tỉ lệ 1:1 sẽ có tất cả bao nhiêu sản phẩm ? cộng hưởng lan rộng tới đâu ?

Bạn cứ post bài cô cho bạn đi rồi minh chỉ cho. nếu so sánh về nhiệt độ sôi thì các bước làm như sau: Ưu tiên xét có liên kết hay ko có liên kết hiđro. nếu có thể tạo liên kết hiđro thì tạo được 1 hay là 2 ví dụ như axit axetic thì tao được 2 còn rưu chỉ được thôi. Thứ 2 nếu ko co liên kết hiđro thì bạn xét khối lượng phân tử của nó.

thứ 3 nếu có cùng khối lượng phân tử bạn xét đế n nhánh . Thường các thầy cô cho ban CTCT ko ak`. Chất nào nhiều nhánh thì nhiệt độ sôi giảm do no co khuynh hướng thành hình cầu nên lực tương tác giữa các pt kém [ lưc VanderWall]

túm lại là mình dựa vào nhóm nó rút điện cực hay đẩy điện cực phải koh? ví dụ như -CH3
là đẩy phải koh???

Video liên quan

Chủ Đề