Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Bạn băn khoăn nên chọn đại học hay đào tạo nghề? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản nhất, giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp.

Đại học hay đào tạo nghề? Đây là câu hỏi hóc búa với nhiều học sinh và các bậc phụ huynh. Đại học có thể là con đường nhiều người muốn theo đuổi vì bằng cấp, cơ hội phát triển, môi trường giáo dục tốt… Tuy nhiên, trước thực tế số cử nhân thất nghiệp hàng năm luôn ở mức cao, chúng ta đã phần nào nghi ngờ về chất lượng đào tạo đại học.

Bên cạnh đó, ngày một xuất hiện nhiều trung tâm đào tạo nghề đang dần khẳng định chất lượng. Những trường này có thời gian học ngắn và thậm chí cam kết đầu ra cho học viên. Những lợi ích trên đã dần thay đổi góc nhìn về học nghề.

Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số điểm khác biệt cơ bản nhất giữa học đại học và đào tạo nghề. Hy vọng rằng sẽ giúp nhiều bạn trẻ tìm ra lựa chọn phù hợp cho mình.

1.Xét tuyển đầu vào

Với chương trình đại học, quy trình xét tuyển sẽ được thực hiện theo quy định chung của Bộ Giáo dục. Bạn sẽ cần nộp hồ sơ, tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và chờ kết quả. Quá trình này diễn ra đầy cam go và khó đoán biết trước. Vì tỉ lệ cạnh tranh khó lường, bạn sẽ cần dõi theo tình hình điểm thi và có kế hoạch dự trù cho mình. Rất nhiều trường hợp trượt đại học dù chỉ thiếu 0,25 điểm và phải nhanh chóng tìm con đường khác.

Trong khi đó quy trình xét tuyển ở các trường trung tâm đào tạo nghề diễn ra khá đơn giả. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ với giấy tờ như hướng dẫn và chờ kết quả.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đại học thường bao gồm 1 năm học đại cương và 3-4 năm học chuyên ngành. Học đại cương là những môn kiến thức chung: Triết học, ngoại ngữ…. Các môn chuyên ngành sẽ thiên về đào tạo tư duy, kiến thức về chuyên ngành bạn chọn. Có nhiều sinh viên gặp khó khăn và nản chí trong những năm học chuyên ngành. Nhất là khi họ nhận ra bản thân không phù hợp với chuyên ngành mình chọn lựa.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Các cơ sở đào tạo nghề, ngược lại, có chương trình học ngắn hạn và đơn giản hơn. Sinh viên sẽ được đào tạo về các kỹ năng cần thiết, thực tiễn. Mức độ va chạm thực tế cũng cao hơn vì các bạn được học thông qua thực hành. Nhờ vậy mà sau khi tốt nghiệp họ không quá bỡ ngỡ và dễ dàng thích nghi với môi trường công việc.

3. Cơ hội việc làm

Có thể thấy một lợi thế lớn khi bạn tốt nghiệp đại học là yếu tố bằng cấp. Vì tính chất đào tạo bậc cao nên nhiều khi bằng đại học cũng khá được “yêu thích”. Đây cũng là tiền đề tốt nếu bạn có ý định học cao hơn, phục vụ cho mục đích thăng tiến sau này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Nhiều sinh viên học cao ra trường vẫn thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc thực tế, kiến thức thì vẫn mông lung. Không nhiều trường đại học có cam kết đầu ra cho sinh viên. Bạn sẽ cần chủ động rất nhiều nếu không muốn rơi vào cảnh ra trường thất nghiệp.

Đối với đào tạo nghề, các bạn có lợi thế nhờ việc tiếp cận sớm và thành thục về các kỹ năng làm nghề. Ví dụ, những bạn học về thiết kế đã sớm tiếp cận và thành thạo các phần mềm thiết kế, trực tiếp tạo ra nhiều sản phẩm trong suốt quá trình học. Nhờ vậy mà khi “lao vào đời”, đi nhận các job thiết kế, các bạn không còn quá bỡ ngỡ.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Kết luận

Cơ hội việc làm với các sinh viên học nghề đang ngày càng mở rộng. Nhiều trường đào tạo nghề chất lượng hiện nay còn đảm bảo và cam kết đầu ra cho sinh viên có thể kể đến như: Master Media Academy, Maac, Monster Labs. Điều này xuất phát từ mạng lưới đối tác lớn, đồng thời đến từ tình trạng “thiếu thợ” trầm trọng trên thị trường việc làm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp đang khát các bạn trẻ có kỹ năng làm việc, những “thợ lành nghề” đích thực. Đây chính là cơ hội lớn cho sinh viên học nghề tìm kiếm cơ hội việc làm và thăng tiến về sau.

Học đại học hay học nghề - hướng đi nào tốt nhất cho tương lai của bạn?

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề
16-11-2021

extra_toc

Học đại học hay học nghề là sự trăn trở rất nhiều năm của các em học sinh cũng như các bậc cha mẹ, chọn hướng đi nào khi mà tỉ lệ sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành ngày càng tăng cao như hiện nay? Sau đây là những quan điểm của IDC dựa trên những số liệu phân tích và chứng minh của một số tổ chức, sau khi đọc bài này cho dù bạn quyết định như thế nào thì chúng tôi vẫn khuyên bạn nên theo đuổi đam mê và xem xét về năng lực của bản thân, khả năng tài chính của gia đình khi chọn cho mình một hướng đi trong tương lai, cho dù đó là con đường đại học hay học nghề.

Chọn học nghề hay học đại học là một câu hỏi không dễ giải đáp cho các bậc phụ huynh và học sinh hiện nay. Trong khi nhiều người cho rằng đại học là tấm bằng danh giá, giúp nâng giá trị bản thân và là cánh cửa bước vào tương lai thì thực tế cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp lại đang gia tăng. Theo số liệu thống kê của bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ trong quý III của năm 2017 đã có tới 237 nghìn sinh viên ra trường thất nghiệp, đây là con số đáng báo động.

Trong nhiều năm gần đây, có một số sinh viên ra trường thất nghiệp đã tự tay đốt đi tấm bằng mà bản thân dày công đạt được trong 4 - 5 năm đại học, tiêu biểu là 2 trường hợp của 2 cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế và Đại học Bách Khoa giữa năm 2017 và đầu năm 2018, về một góc độ nào đó thì hành động này có thể hơi phản cảm nhưng khi nhìn nhận thẳng vấn đề thì chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các bạn sinh viên ra trường đều khó khăn trong việc lăn lộn tìm việc làm.

Thậm chí, cũng có một số bạn sinh viên đã phải dạt dẹo với những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành học chỉ để có được 1 nghề ổn định, có chút thu nhập. Tất cả những vấn đề trên đang là nỗi trăn trở lớn mà toàn xã hội đang đi tìm lời giải đáp, vậy liệu mẫu số chung của nó là gì? Bạn nên chọn nghề hay là phải vào đại học như bạn bè cùng lứa?

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Sự khác biệt giữa học đại học và du học nghề tại Đức

Sự khác nhau giữa nên giáo dục tại Việt Nam và giáo dục tại Đức như thế nào. Nên theo học đại học tại Việt Nam hay tại Đức sẽ mở ra cơ hội phát triển của bạn. Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé

Bạn đã có bao giờ tự hỏi tại sao du học nghề ở Đức lại Hot đến thế. Hãy cùng ACT tìm hiểu về sự khác nhau giữa du học nghề Đức và đại học tại Đức để tự đối chiếu với điều kiện và mong muốn của bản thân để đưa ra quyết định đúng nhất nếu bạn muốn sang Đức học tập nhé

Khác biệt trong giáo dục giữa Việt Nam và Đức

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Trong các hệ thống trường học tại Đức từ cấp bậc trung học đến các phân cấp đều khác với ở Việt Nam. Học sinh tại Đức được phân loại theo từng năng lực rất sớm vào các trường phù hợp với trình độ khác nhau của mỗi em: Hauptschule, Realschule, Gymnasium và Gesamtschule. Điều đặc biệt là Đức đã định hướng được các trường đại học và nghề nghiệp từ cấp 2 sẽ không để học sinh trong tình trạng đỗ tốt nghiệp và có bằng đại học nhưng khi xin đi làm thợ lắp ráp máy và học nghề thì sẽ phải được đào tạo từ đầu. Trong tổng số học sinh thì chỉ có được ⅓ số học sinh tốt nghiệp theo đúng thời hạn và có việc làm sau khi ra trường.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm xin học bổng du học Đức

Nếu ở Việt Nam chia giáo dục ĐH thành 3 cấp:

Trung cấp, dạy nghề => Cao đẳng => Đại học thì tương tự ở Đức cũng chia thành 3 cấp:

Trường nghề (Berufsschule) => Trường nghề chuyên nghiệp/ Cao đẳng (Berufsschule/Hochschule) => Đại Học (Hochschule/Uni).

Nhưng một điều đặc biết khi học tại Đức là bằng đại học ở đây cũng tương tự như của Việt Nam tuy nhiên bằng tốt nghiêp trường nghề tại đây có giá trị tương đương cao đẳng tại Việt Nam

Nói như vậy có nghĩa là hệ thống giáo dục của các quốc gia khác nhau sẽ tạo nên sự chênh lệch về trình độ của bằng cấp và nhận được công việc khác nhau khi tốt nghiệp.

Điểm khác biệt khi du học nghề tại Đức và học đại học tại Đức

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Phương pháp học


Đại học Đức kết hợp bài bản lý thuyết và thực hành với những trang thiết bị hiện đại, và bao gồm:

(i) ĐH tổng hợp (Universitӓt) chuyên định hướng đi sâu về các nghiên cứu để tạo ra những kiến thức mới

(ii) ĐH Khoa học ứng dụng (Fachhochschule) thiên hướng về phần thực hành hơn

(iii) ĐH thực hành (Berufsakademie) gắn chặt thực hành và lý thuyết

(iv) ĐH âm nhạc, phim ảnh, nghệ thuật…

(v) Berufschule- trường nghề: Với những du học nghề tại Đức, sinh viên được học lý thuyết kèm theo đó là thực hành luôn

Berufsakademie: Nếu bạn du học tại Đức theo chương trình này thì doanh nghiệp sẽ trả lương cho sinh viên trong cả quá trình học tại đây và thực hành luôn tại các doanh nghiệp để sinh viên có đủ điều kiện trang trải cuộc sống học tập của mình tại đây.

Ưu điểm của chương trình đào tạo này sinh viên sẽ nắm được những kiến thức và có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp do vậy với những sinh viên du học theo chương trình này sẽ có việc làm ngay sau khi họ tốt nghiệp chương trình đào tạo này. Trong cả quá trình học tập sinh viên có thể tham gia các chương trình du học Đức và không cần mất một khoản phí nào để chi trả cho việc học của mình.

Đại học thực hành là ưu điểm và là điểm mạnh của sinh viên du học tại Đức. Nó mang lại cơ hội học tập đa dàng tạo nên nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng, kinh nghiệm trong khi làm việc tại các doanh nghiệp lớn.

Thời gian học lý thuyết trên trường và các cơ sở đào tạo ngang nhau và chu kỳ học sẽ lặp đi lặp lại theo khoảng thời gian nhất định. Ở đây các bạn sẽ học tập lý thuyết trong 10-14 tuần sau đó đi thực hành. Chu kỳ này lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc khóa học năm 3.Sau khi tốt nghiệp sinh viên nhận bằng Cử nhân (Bachelor) và được học tiếp lên Thạc sĩ.

Tuy nhiên để sinh viên có thể thực hiện hoàn thành khóa học là được một công ty nhận vào thực hành tại đây

Berufsschule- trường nghề

Việc bạn lựa chọn du học nghề cũng góp phần thay đổi được tình trạng học chay và thừa thầy thiếu thợ. Học nghề tại Đức thì là một hướng đi mới vì nhu cầu của ngành này là rất cao tuy nhiên nó là một lĩnh vực hợp tác mới ở tại Việt Nam và Đức. Nếu bạn so sánh với việc sang Nhật, Hàn, Đài Loan thì đu du học đức bạn cũng có thể nhận được số tiền tương đương và có thêm bằng đại học sau khi hoàn thành chương trình du học nghề tại đây.

Vậy nên chọn du học nghề Đức?

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Chính vì những ưu điểm nổi trội hơn so với các nước châu Âu về việc hỗ trợ sinh viên du học như: Cấp học bổng cho sinh viên du học, chi phí sinh hoạt rẻ, nền giáo dục chất lượng, ngoài ra có cơ hội học tập cao và được khuyến khích ở lại Đức định cư và hưởng chế độ phúc lợi tại đất nước này.

TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TOÀN CẦU ACT
Địa chỉ: Số B13 – Ngõ 88 Trung Kính - P. Yên Hòa – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 082 666 1088/ 085 221 8568
Website:https://duhocact.com/hoặc liên hệ tư vấnhttps://duhocact.com/lien-he.html

1. Học đại học có ưu điểm / hạn chế gì?

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh mong muốn con mình được học đại học và tìm được một ngành nghề danh giá. Từ đó, phụ huynh vô tình tạo một áp lực cho con mình, họ áp đặt con em mình theo một khuôn mẫu.

Điều này khiến cho học sinh không thể tự do theo đuổi đam mê của mình, khiến cho việc học đại học không hiệu quả.

Nhưng cũng bởi vì những ưu điểm của việc học đại học có sức hấp dẫn rất lớn.

1.1. Ưu điểm khi học đại học

Dĩ nhiên, học đại học có rất nhiều ưu điểm, và ở đây mình chỉ liệt kê ra một số điểm nổi bật nhất.

  • Thời gian học đại học dao động từ 4 - 6 năm. Vì thế, sinh viên sẽ tiếp nhận được một lượng kiến thức rất lớn từ giảng đường đại học.

  • Ngoài các môn học phát triển nhận thức chung, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về ngành học của mình.

  • Sinh viên ra trường có thể xin vô được nhiều tập đoàn, cơ quan lớn, và được đánh giá cao hơn, dễ dàng thăng chức và có nhiều cơ hội, nhờ vào tấm bằng đại học.

  • Học đại học giúp cho sinh viên có thể mở rộng được nhiều mối quan hệ khác nhau. Ngoài kết bạn, thì sinh viên còn học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều anh chị đi trước cùng các thầy cô giảng viên.

  • Theo một số thống kê thì đa số những sinh viên theo học các trường đại học thường có mức lương cao hơn và có nhiều cơ hội việc làm hơn so với những ai theo học cao đẳng và nghề.

Hạn chế khi học đại học


Có ưu điểm, chắc chắn có hạn chế, bơi vì điều gì cũng tồn tại 2 mặt đối nghịch nhau. Học đại học cũng có hạn chế:

  • Về thời gian đào tạo, khi sinh viên học đại học thì sẽ có khoảng thời gian đào tạo khá dài. Thì đây cũng vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm khi cho sinh viên. Vì thời gian khi học đại học quá dài và gò bó nên sinh viên không có nhiều thời gian để đi làm thêm học hỏi kinh nghiệm cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm khác.

Vì thế, hầu hết sinh viên các trường đại học, đặc biệt là sinh viên y dược thường khá bị động về thời gian, không tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. Thêm vào đó là thiếu nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng quan sát,...

  • Về chương trình đào tạo. Vì mang tính chất đào tạo chuyên sâu nên thời gian học của sinh viên khi học đại học dài hơn nhiều so với học nghề. Nhưng thông thường, trong 1-2 năm đầu học đại học thì sinh viên chỉ được học các môn đại cương (phần lớn liên quan đến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước).

Những kiến thức này đôi khi không cần thiết và quá nhiều làm cho sinh viên trở nên chán nản. Và đây chính là một hạn chế vô cùng lớn của việc học đại học của đa số các trường đại học trên toàn quốc hiện nay.

  • Hầu hết các môn học ở đại học chưa có tính thực hành cao, đa số các tiết học chỉ giảng lý thuyết trên lớp, làm cho sinh viên dễ nhàm chán, không có tính ứng dụng cao.

  • Về chi phí đào tạo ở đại học thì không hề nhỏ. Tiền học phí của những trường đại học thường cao gấp 2-3 lần các trường nghề. Thêm vào đó là các chi phí phát sinh ăn ở đi lại sẽ là một khoảng chi phí đáng suy nghĩ nếu bạn muốn học đại học.

  • Hiện nay, nhiều tình trạng sinh viên học đại học xong làm trái ngành hoặc không thể tìm được việc. Có những người có đến 2 tấm bằng cử nhân cũng không thể xin được việc.

Trường đại học và trường nghề - chọn trường nào là tốt nhất?

Bước vào khoảng thời gian học cấp 3, phụ huynh đã bắt đầu lo lắng chọn trường đại học cho con và học sinh cũng đã bắt đầu băn khoăn vấn đề chọn trường đại học. Từ xưa đến nay, việc tốt nghiệp cấp 3 và thi đại học, lấy bằng đại học gần như được “lập trình sẵn” trên con đường tương lai của nhiều người. Rất nhiều người quan niệm muốn xin được việc làm cần phải có bằng đại học và chắc chắn phải tìm trường đại học phù hợp được cho bản thân.Và nhiều người khác lại cho rằng việc có tấm bằng đại học như một “lá bùa” sẽ giúp khẳng định trình độ của bản thân trong xã hội bất kể năng lực, kỹ năng thật sự của họ ở mức độ nào.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Trường đại học hay trường nghề là lựa chọn tốt nhất?

Thế nhưng, tình trạng thất nghiệp của các “cử nhân” hay thậm chí là thạc sĩ vẫn đang diễn ra hằng ngày với tỉ lệ ngày một tăng cao. Thực trạng này đã làm dấy lên nhiều thắc mắc trong cộng đồng. Liệu tấm bằng đại học còn có đủ “uy quyền” và lợi thế cho con người khi xin việc làm nữa hay không? Thế nên một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi hiện nay thay vì tìm trường đại học để tiếp tục con đường học vấn thì họ đã bắt đầu chuyển hướng sang các trường nghề.

Vậy,chọn trường đại học hay trường nghề, nên học trường nào mới là quyết định sáng suốt cho bản thân? Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát cho bạn đọc về sự so sánh lợi ích giữa việc học đại học với việc học trường nghề.

Tuyển sinh các cấp, đặc biệt là tuyển sinh đại học từ xưa đến nay vẫn luôn nằm ở vị trí cao trong bảng xếp hạng những vấn đề được quan tâm nhất của xã hội. Ngày nay, khi nhu cầu của thị trường lao động đã giảm bớt chú trọng vào bằng cấp và bắt đầu tăng yếu tố kĩ năng chuyên môn thì lợi ích của việc học đại học có còn được như xưa? Bên cạnh đó, trường nghề đang dành được nhiều sự lựa chọn hơn từ các bạn trẻ, vậy lựa chọn học nghề sẽ giúp các bạn trẻ có được những ưu điểm nào hơn?

1. Lợi ích của việc học đại học:

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Nền tảng kiến thức ở bậc đại học thường mang hơi hướng lý thuyết nhiều hơn

- Nền tảng kiến thức: thông thường các chương trình học đại học sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 6 năm đối với ngành y và 4 đến 5 năm với các ngành còn lại. Không nhắc đến ngành y, ở những ngành học khác, trong suốt 4 năm này, các bạn sinh viên sẽ được tiếp thu những kiến thức từ các môn đại cương đến các môn chuyên ngành. Kiến thức sẽ được cung cấp theo hệ thống kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, từ lý thuyết đến thực tiễn. Nếu các bạn sinh viênchọn ngành học phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân thì chắc chắn rằng, sau 4 năm học đại học, các bạn sẽ xây dựng được một nền tảng kiến thức vững chắc cho mình.

Tuy nhiên, những kiến thức ở chương trình đại học đa phần là kiến thức hàn lâm, chính điều này đã làm cho một số bạn sinh viên khó có thể tiếp thu được hết các bài học ở trường. Đây cũng được xem là một trong những trở ngại thực tế hiện nay.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp đang tăng cao

- Cơ hội việc làm: sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được tấm bằng cử nhân hoặc kỹ sư đại học phụ thuộc vào ngành học. Nhìn chung, yêu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp lớn ở các vị trí ứng tuyển cao đều cần có bằng đại học. Khichọn lĩnh vực ngành nghề học, các bạn sinh viên thường hay quan tâm đến mức độ “hot” của nghề nghiệp mình chọn trên thị trường hiện nay và cả vấn đề học trường đại học nào dễ xin việc. Chính vì thế, đa phần sinh viên và phụ huynh đều tin rằng cơ hội việc làm sau khi nhận được tấm bằng đại học từ các trường thuộc hàng top là khá cao.

Mặt khác, hiện nay yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, công ty đã bắt đầu linh hoạt hơn. Đơn cử ở những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà tuyển dụng thường chú trọng kinh nghiệm, thâm niên làm việc cũng như kỹ năng, tay nghề về mặt chuyên môn có thành thạo hay không để tuyển nhân sự mà không đặt nặng yêu cầu về bằng cấp như lúc trước. Đây cũng là một thách thức lớn với các bạn sinh viên học đại học, bởi nếu không linh động tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành để lấy kinh nghiệm khi còn ngồi trên giảng đường thì sau khi tốt nghiệp, tất cả những gì các bạn có chỉ là tấm bằng đại học và phần lớn kiến thức về mặt lý thuyết mà thôi.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Mức lương được quyết định bởi năng lực làm việc chứ không phải bằng cấp.

- Mức lương thu nhập: như một điều hiển nhiên trong cuộc sống, mức lương bổng của các bạn có bằng cấp cao luôn nhiều hơn mức lương của các bằng cấp có trình độ thấp hơn. Khi bạn làm việc ở các công ty lớn, với kết quả của tấm bằng tốt nghiệp đại học ấn tượng, các bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương mơ ước và hàng tá các lương thưởng, hoa hồng hay các phúc lợi khác cho nhân viên.

Nhưng, điều này không hẳn là tuyệt đối. Vẫn có nhiều trường hợp, bằng cấp của nhân viên không thuộc hàng top, xuất sắc hay thậm chí không phải bằng đại học nhưng kỹ năng, kiến thức chuyên môn rất vững thì vẫn có thể dễ dàng được trả công xứng đáng cho những cống hiến của bản thân vào công ty nơi họ làm việc.

- Ngoài các lợi ích trên, còn có một số lợi ích khác điển hình là môi trường học năng động làm tăng khả năng phát huy, sáng tạo cho sinh viên. Đặc biệt, giúp các bạn sinh viên rèn luyện kĩ năng tự học - kĩ năng học hỏi kiến thức quan trong cần phải có. Giúp tăng cường, mở rộng các mối quan hệ xung quanh và tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các công tác xã hội giúp ích cho xã hội.

Bên cạnh việc chọn trường đại học, xu hướng của các bạn trẻ đang dần chuyển hướng sang chọn trường nghề. Bởi theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố, đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt trên 70%. Nhìn vào tỉ lệ có việc làm cao sau khi tốt nghiệp, các bậc phụ huynh cũng như học sinh đã bắt đầu nhận thức được sự quan trọng của việc chọn trường chọn ngành. Kiến thức thực tiễn cũng như kỹ năng chuyên môn giờ đây đã có vai trò quan trọng hơn, đã trở thành yếu tố góp phần đảm bảo khả năng có việc làm cho sinh viên. Vậy học nghề có được những ưu điểm gì hơn so với học đại học?

Định nghĩa Đại học và Chuyên môn (Senmon)

Thế nào là trường đại học?

Đầu tiên, đối với đến các trường đại học, đây là cơ sở giáo dục đào tạo chuyên sâu hơn về học vấn cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3), những người đã hoàn thành 12 năm giáo dục đặc biệt hoặc những người có học lực tương đương trở lên.

Tùy thuộc vào chương trình học và trình độ, sinh viên sẽ nhận được bằng cấp như “cử nhân đại học, thạc sĩ, bằng cấp chuyên nghiệp và tiến sĩ”.

Những người đã được cấp bằng thì được chính thức công nhận là có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.

Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ dễ dàng hơn trong việc kiếm được một ngành nghề sử dụng tối đa chuyên ngành đã học.

Tất nhiên, một số người lựa chọn nghề nghiệp hoàn toàn không liên quan đến ngành học của họ, và cũng có những người học tiếp lên cao học để trau dồi thêm kiến thức và đóng góp một phần sức vào phát triển nước nhà

Ưu điểm của việc học đại học?

Lợi ích của việc đi học đại học thì cảm nhận của mỗi người là khác nhau, nhưng nhiều người cảm thấy rằng:

• Bạn có thể học những gì bạn muốn học

• Bạn có thể học nhiều lĩnh vực khác nhau

• Được trang bị đầy đủ tiện nghi

• Các trường đại học có văn hóa độc đáo và niềm vui riêng

• Có một bầu không khí tự do

Ở trường đại học, không chỉ có kiến thức chuyên ngành mà còn có một số lượng lớn các môn học để lựa chọn, bạn có thể tham gia các khóa học khác nhau, chẳng hạn như các môn đại cương. Tất nhiên, bạn có thể chọn các môn học khác với chuyên ngành của bạn, vì vậy bạn rất thoải mái, tự do trong học tập.

Vì vậy, có thể nói đây là một môi trường phù hợp để nghiên cứu nhiều lĩnh vực học thuật.

Một trong những đặc điểm của trường đại học là nó được trang bị cơ sở vật chất học tập rất phong phú. Tùy thuộc vào trường đại học, sinh viên sẽ được hưởng lợi từ tất cả các cơ sở như thư viện, cơ sở Internet và tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của trường.

Bầu không khí ở trường đại học khá là tự do. Có thể nói, việc làm thêm, sinh hoạt câu lạc bộ, thời gian riêng tư tương đối dễ dàng.

Nhược điểm của việc học đại học ?

Có những những điều bất lợi như sau:

• Học phí cao

• Chủ yếu là tinh thần tự học nên không chăm chỉ thì sẽ rớt môn

• Không quản chặt việc học nên sẽ có nguy cơ “cúp” học, tệ hơn là bỏ học ngang.

Nhược điểm lớn nhất mà chúng ta sẽ nói tới là học phí rất cao. Tất nhiên, bạn có thể tham gia chương trình học bổng, nhưng bạn vẫn phải trả nợ sau đó, như vậy thật lãng phí cuộc sống đại học của bạn.

Các trường đại học đa phần rất tự do trong học tập, nhưng tất cả đều có rủi ro riêng. Cho dù không học thì môi trường đại học cũng không ai la mắng bạn. Nếu bạn thường xuyên nghỉ học hoặc không tham gia các bài giảng, bạn sẽ phải học lại hoặc cố gắng làm sao để đủ tín chỉ ra trường. Nếu bạn học lại một năm, bạn không chỉ lãng phí thời gian mà còn tốn thêm tiền.

Học phí cho trường đại học ?

Các trường đại học tư thục khoảng 280 triệu (gồm: Học phí 190 triệu, Phí nhập học 52 triệu, Cơ sở vật chất 38 triệu)

Các trường đại học công lập khoảng 194 triệu (gồm: Học phí 112 triệu, Phí nhập học 82 triệu, Cơ sở vật chất không đóng)

Đây chỉ là năm đầu tiên, vì thế tất cả các khoản phí ngoại trừ phí nhập học sẽ phải đóng hàng năm.

Các trường đại học tư thục tốn một khoản chi phí đáng kể trong bốn năm, và các trường đại học công lập cũng tốn một khoản chi phí không nhỏ.

Tất nhiên, đây là học phí cơ bản, vì vậy số tiền khác bạn chi cho việc học đại học sẽ còn cao hơn. Nếu xét một cách toàn diện các chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại v.v., chắc chắn rằng nó sẽ cao hơn đáng kể so với số tiền này.

Nếu bạn muốn học tiếp lên đại học, bạn hãy chuẩn bị các khoản phí như học phí và các chi phí cần thiết cho cuộc sống đại học.

Thế nào là trường chuyên môn ?

Trường chuyên môn là các trường có “khóa học chuyên biệt” trong các trường dạy nghề. Cụ thể hơn, đây là một cơ sở giáo dục nhằm phát triển và nâng cao năng lực cần thiết cho nghề nghiệp và cuộc sống thực tế.

Điều này áp dụng đối với trường có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên, số giờ học từ 800 giờ trở lên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ quy định và trường luôn có từ 40 sinh viên trở lên.

Không giống như các trường đại học, trường này đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một nghề nghiệp cụ thể.

Mặc dù thời gian đào tạo là hơn một năm nhưng chương trình học thường là hai năm và bạn có thể tập trung học kiến thức và kỹ năng chuyên ngành trong một khoảng thời gian ngắn.

Nếu bạn đã chắc chắn về nghề nghiệp bạn muốn theo đuổi, bạn nên đến trường chuyên môn để có thể học chuyên sâu các kiến thức chuyên ngành.

Ưu điểm của việc học chuyên môn ?

Có rất nhiều lợi ích khi tham dự một trường chuyên môn:

• Tất cả các khóa học đều liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành.

• Các khóa học liên quan đến trình độ chuyên môn

• Có được kỹ năng thực hành với nhiều khóa đào tạo thực tế

• Rất thuận lợi cho việc làm

• Tìm hiểu kiến thức chuyên môn trong một khoảng thời gian ngắn

Thứ nhất, các trường chuyên môn là các trường đào tạo giáo dục chuyên biệt liên quan đến nghề nghiệp.

Do các bài học chủ yếu liên quan đến công việc chuyên môn nên sẽ việc lấy bằng cấp sẽ thuận lợi hơn.

Tại các trường chuyên môn, bằng cấp được cấp tại thời điểm tốt nghiệp nhưng bạn cũng có thể thử thách bản thân cố gắng đạt được bằng cấp trong cùng lĩnh vực.

Ngoài ra, nhiều trường chuyên môn có mối quan hệ mạnh mẽ với các doanh nghiệp, nên nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm ổn định.

Có thể nói, điểm mạnh của trường chuyên môn là bạn có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên ngành trong thời gian ngắn khoảng hai năm.

Nhược điểm của trường chuyên môn ?

Những bất lợi của việc học ở một trường chuyên môn như sau:

• Thật khó thành thạo bởi vì bạn phải học trong một khoảng thời gian ngắn.

• Nếu yêu cầu tuyển dụng là sinh viên tốt nghiệp đại học thì bạn không đủ điều kiện.

Điều này có nghĩa là trong một khoảng thời gian ngắn hai năm, bạn phải dành nhiều thời gian nắm chắc kiến thức chuyên môn và vượt qua kỳ thi kiểm tra năng lực. Vì thế, điều này có thể cho là 1 một lợi ích bởi vì nó khiến chúng ta phải tập trung học và không có thời gian để xao nhãng.

Do đó, mức độ tự do và thời gian rảnh sẽ ít hơn một chút.

Tất nhiên, đối với các vị trí tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, thì bạn sẽ không được chọn. Nhưng đây không phải là vấn đề lớn vì đối với các trường dạy nghề, tỷ lệ việc làm rất cao.

Học phí tại các trường chuyên môn ?

Học phí tại các trường dạy nghề là khoảng 258 triệu trong năm đầu tiên.

Chi phí trung bình trước khi tốt nghiệp là khoảng 400 triệu đến 520 triệu, thường bị hạn chế ở một mức độ nào đó so với việc học tiếp lên đại học.

Tất nhiên, mức học phí cũng không rẻ nhiều so với đại học, nhưng nếu xét đến việc tiếp thu kiến thức và bằng cấp chuyên ngành thì cũng rất là có lợi.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề

Đặc điểm chính của hai môi trường học này

Vẫn là đi học, nhưng trung học phổ thông và đại học lại có những đặc điểm riêng. Trước khi đến với sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, hãy cùng xem sơ qua đặc điểm chính của hai môi trường này.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề
Sự giống khác nhau dễ thấy giữa cấp 3 và đại học là đặc điểm chính của 2 môi trường đào tạo này

>>> Xem thêm: So sánh giữa học đại học và học nghề? Học gì tốt hơn?

Trung học phổ thông

Cấp 3, hay còn gọi là trung học phổ thông, là cấp học mà bạn nào cũng phải trải qua. Môi trường học ở trung học không quá khác biệt với các cấp nhỏ hơn như cấp 1, cấp 2. Đều là học tập ở trong một lớp học với số lượng học sinh cố định. Việc học được giáo viên tận tình hướng dẫn. Bạn bè trong lớp thân thiết và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Luôn được sự bảo bọc của cha mẹ nên chỉ cần tập trung học tập là được.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn có thể so sánh thông qua lượng kiến thức. Điều khác biệt là khối lượng kiến thức mà các bạn tiếp thu rất nhiều. Bạn phải học thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Bởi đây là chương trình học dành cho những bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời.

Đại học

Hệ đại học là một bước đi khác của các bạn đã trưởng thành. Các trường đại học tốt thường tập trung ở những thành phố, tỉnh thành trung tâm. Vì thế, đôi khi, để học được một trường tốt, bạn phải rời xa gia đình, tự học cách sống một mình. Ngoài việc học ra, bạn còn phải lo thêm rất nhiều thứ khác trong cuộc sống. Đây là ngưỡng cửa vô cùng mới đối với những bạn trẻ thành niên. Ban đầu, rất nhiều bạn không thích nghi được.

Số sánh sự khác nhau giữa học đại học và học nghề
Rất nhiều bạn không thể thích nghi được với môi trường đại học trong khoảng thời gian đầu

Bên cạnh đó, tùy mỗi trường, mỗi ngành mà chương trình học sẽ khác nhau. Có trường dạy theo kiểu học phần, cũng có trường dạy theo hệ tín chỉ. Trong đó, học phần là học theo sự sắp xếp, thời khóa biểu của nhà trường.

Các bạn sẽ được học trong một lớp học không khác gì khi đi học các cấp nhỏ hơn. Và kiểu dạy theo học phần khá hiếm. Còn với hệ tín chỉ, sẽ phải tự xem xét, đăng ký môn học phù hợp trong mỗi học kỳ. Các bạn có thể học vượt, học dồn hay thậm chí bảo lưu môn học tùy ý.