Sự giống nhau giữa kinh doanh hộ gia đình với doanh nghiệp nhỏ

So sánh (phân biệt) doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh trên các tiêu chí: Chủ thể, quy mô kinh doanh, số lượng người lao động, điều kiện kinh doanh, chủ thể thành lập, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý

Các nội dung liên quan:

Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh

Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Hộ kinh doanh
Chủ thể Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định. Hộ kinh doanh do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Quy mô kinh doanh Quy mô nhỏ nhưng lớn hơn Hộ kinh doanh. Có thể do cá nhân nước ngoài làm chủ Nhỏ hơn DNTN, là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người là người Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Số lượng người lao động Không giới hạn số lượng lao động Dưới 10 lao động, trên 10 lao động phải đăng ký thành lập DN
Điều kiện kinh doanh Phải đăng kí kinh doanh ở cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp Chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.
Chủ thể thành lập Người Việt Nam, hoặc người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật nước đó quy định Phải là người Việt Nam
Loại hình kinh doanh Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Cơ cấu tổ chức, quản lý Cơ cấu tổ chức, quản lý ở Doanh nghiệp tư nhân chặt chẽ hơn ở Hộ kinh doanh

Các tìm kiếm liên quan đến Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, so sánh sự giống và khác nhau giữa kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, so sánh kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ công nghệ 10, sự giống nhau giữa kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, ưu điểm của hộ kinh doanh, so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh một thành viên, công ty doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh có phải là pháp nhân không, hộ kinh doanh là cá nhân hay tổ chức

Kinh doanh hộ Gia Đình thì không cần giấy phép kinh doanh và Người lao động chủ yếu là Người trong Gia Đình còn có thuê ngoài thì chỉ là Người giúp việc. còn Doanh Nghiệp nhỏ thì có giấy phép kinh doanh hẳn hoi và mô hình thì gần giống như một Công Ty. Người làm việc lao động thì là Nhân Viên và Công Nhân họ có hợp đồng lao động


Hộ gia đình phải nộp một khoản thuế khoán thu nhập. Số tiền thuế khoán sẽ được cơ quan thuế quyết định căn cứ trên thu nhập, tính chất hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh doanh.


Mức thuế 28% áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (công ty tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) hoạt động trong bất kỳ ngành nào, ngoại trừ các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (với mức thuế từ 28% đến 50%);


Các mức thuế ưu đãi 20%, 15% và 10% được áp dụng khi đáp ứng được một số tiêu chí như một số ngành công nghiệp hay địa phương đang khuyến khích đầu tư. Hãy tham vấn cơ quan thuế để có thông tin về các chính sách khuyến khích thuế hiện hành;


tất nhiên kinh doanh hộ gia đình có số vốn ít hơn doanh nghiệp nhỏ, cũng như số lượng sản phẩm, nhân công lao động..

  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh
Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh

Chủ thể Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định. Hộ kinh doanh do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Quy mô kinh doanh Quy mô nhỏ nhưng lớn hơn Hộ kinh doanh. Có thể do cá nhân nước ngoài làm chủ Nhỏ hơn DNTN, là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người là người Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Số lượng người lao động Không giới hạn số lượng lao động Dưới 10 lao động, trên 10 lao động phải đăng ký thành lập DN
Điều kiện kinh doanh Phải đăng kí kinh doanh ở cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp Chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.
Chủ thể thành lập Người Việt Nam, hoặc người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật nước đó quy định Phải là người Việt Nam
Loại hình kinh doanh Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Cơ cấu tổ chức, quản lý Cơ cấu tổ chức, quản lý ở Doanh nghiệp tư nhân chặt chẽ hơn ở Hộ kinh doanh

Các tìm kiếm tương quan đến Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, so sánh sự giốngvàkhác nhau giữakinh doanh hộgia đìnhvà doanh nghiệpnhỏ, so sánhkinh doanh hộgia đìnhvà doanh nghiệpnhỏ công nghệ tiên tiến 10, sự giống nhau giữakinh doanh hộgia đìnhvà doanh nghiệpnhỏ, ưu điểm củahộ kinh doanh, so sánhdoanh nghiệp tư nhân vàcông ty tnhh một thành viên, công tydoanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanhcó phải là phápnhânkhông, hộ kinh doanhlà cánhânhay tổ chức triển khai

Nội dung chính

  • Điểm giống nhau giữadoanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
  • Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
  • So sánh điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
  • Video liên quan

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu & bao nhiêu tiền?

3.3 / 5 – ( 3 bầu chọn )

So sánh điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế, không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng khoán.

Bài viết dưới đây sẽ so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh trên các tiêu chí: Chủ thể, quy mô kinh doanh, số lượng người lao động, điều kiện kinh doanh, chủ thể thành lập, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý

Xem thêm: Nảy ra ý tưởng kinh doanh triệu USD khi đang sống nhờ trợ cấp

Video liên quan

Đối với nhiều người có vốn ít muốn ra kinh doanh thường khá phân vân không biết nên đăng ký kinh doanh hộ gia đình hay thành lập doanh nghiệp nhỏ. Nhằm giúp độc giả cũng như khách hàng có thể tư đưa ra quyết định phù hợp nhất cho mình.

Sự giống nhau giữa kinh doanh hộ gia đình với doanh nghiệp nhỏ

1 .Phân biệt hộ kinh doanh gia đình và doanh nghiệp nhỏ

Trước khi phận biệt hộ kinh doanh gia đình và doanh nghiệp nhỏ, thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem hộ kinh doanh là gì? Doanh nghiệp nhỏ là gì? Từ đó sẽ đưa ra những tiêu chí phân biệt cụ thể.

1.1 Hộ kinh doanh gia đình là gì?

  Hộ kinh doanh gia đình hay hộ kinh doanh cá thể không phải là một loại hình doanh nghiệp mà chỉ là một hình thức kinh doanh.

  Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

  Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

  Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục, đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh.

1.2 Doanh nghiệp nhỏ là gì?

Theo quy định doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tỏng nguồn vốn không quá 50 tỷ.

Doanh nghiệp nhỏ khi thành lập cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, doanh nghiệp tư, công ty cổ phần) và đăng ký kinh doanh cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế đối với doanh nghiệp vừa và lớn.

1.3 Phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ

Để phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ, chúng ta có thể phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:

a) Thủ tục hành chính

- Doanh nghiệp nhỏ: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/TP nơi đặt trụ sở.

Phải có con dấu trong được quản lý cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép.

- Hộ kinh doanh gia đình: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể dễ dàng, gọn nhẹ hơn chỉ cần đăng ký kinh doanh ở cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng con dấu pháp nhân (con dấu tròn)

b) Sổ sách chứng từ

Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện các sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện chế độ kế toán theo thông tư 200 của Bộ Tài chính.

Hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp cần báo cáo về tình hình biến động lao động, nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, nộp tờ khai giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, đống tiền BHXH, BHYT, BHTN, đóng phí công đoàn dù doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức công đoàn...

- Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh không cần phải thực hiện những công việc của kế toán hàng tháng. Chỉ cần thực hiện chế độ chứng từ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.

c) Thuế phí

Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo luật định.

Các loại thuế doanh nghiệp nhỏ cần phải đóng như: khi mới thành lập đóng thuế môn bài.

Hàng tháng, quý phải khai, nộp, quyết toán Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và các loại thuế khác nếu có như thuế tìa nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

- Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ phải nộp những loại thuế như thuế GTGT, thuế TNCN dưới hình thức thuế khoán và thuế môn bài khi đăng ký hộ kinh doanh gia đình.

d) Tư cách pháp nhân

- Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ có tư cách pháp nhân, theo đó các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp.

- Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh gia đình không có tư cách pháp nhân tức là hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.

e) Về xuất hóa đơn

- Doanh nghiệp nhỏ: Dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều có thể xuất hóa đơn đỏ tức hóa đơn GTGT. 

- Hộ kinh doanh gia đình: Không được xuất hóa đơn đỏ, nếu muốn xuất hóa đơn, chủ hộ phải lên cơ quan thuế quản lý mua hóa đơn bán hàng trực tiếp.

f) Số lượng người lao động

- Doanh nghiệp nhỏ: không giới hạn số lượng lao động, tùy vào điều kiện thực tế của mình sẽ có số lượng lao động phù hợp.

- Hộ kinh doanh: Số lượng lao động phải dưới 10 người.

Trên đây là những tiêu chí cơ bản mà Tâm Minh Phát chia sẻ đến các bạn để phân biệt doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh gia đình.

Như vậy, tuy vào điều kiện thực tế của mỗi người có thể xem xét phù hợp với quy mô kinh doanh nào, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

2. Những câu hỏi liên quan đến hộ kinh doanh gia đình

2.1 Hộ kinh doanh cá thể phải đóng thuế gì?

Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 2 loại thuế như sau:

- Thuế môn bài:

Theo quy định mới, hộ kinh doanh cá thể sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập. Từ năm thứ 2 trở đi, HKD phải nộp lệ phí môn bài, mức thuế môn bài sẽ căn cứ vào mức doanh thu đạt được.

  • Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: Miễn phí
  • Doanh thu trên 100 - 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 300 - 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm

- Thuế khoán:

Thuế khoán là một loại thuế dành cho cá nhân hay còn gọi là loại thuế trọn gói, do mức thuế thấp khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế tương ứng cho cá nhân kinh doanh cần phải nộp,

Thuế khoán này tính cho mức tương đương tổng của các loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị kgia tăng cộng lại.

2.2 Cách tính thuế khoán của hộ kinh doanh gia đình

Thuế khoán của hộ kinh doanh cá thể được tính như sau:

a) Quy định về thuế khoán

+ Trường hợp cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

+ Đối với trường hợp cá nhân nộp thuế khoán, nhưng kinh doanh không trọn (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh, cá nhân kinh doanh thường xuyên theo mùa vụ, cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN (áp dụng như mức doanh thu 100 triệu đồng/ năm trở xuống). Kinh doanh trực tiếp bao nhiêu tháng/năm thì tính thuế chừng đấy tháng.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán và được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, tuy nhiên kinh doanh không trọn năm, thì cá nhân được giảm số thuế tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

b) Cách tính thuế khoán

Căn cứ tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

- Công thức tính số thuế hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
  • Trong đó:

+ Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN: là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. (Đối với trường hợp thuộc diện chịu thuế).

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp tực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

+ Tỷ lệ thuế tính thuế hộ kinh doanh cá thể trên doanh thu

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu hộ kinh doanh cá thể gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề.

Sự giống nhau giữa kinh doanh hộ gia đình với doanh nghiệp nhỏ

Lưu ý: 

- Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề.

2.3 Vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể là bao nhiêu?

Hiện nay, pháp luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với HKD cá thể. Vì thế, hộ kinh doanh cá thể có quyền tự do đăng ký số vốn kinh doanh tùy thuộc vào khả năng của mình cũng như quy mô và ngành nghề của mình cũng như quy mô và ngành nghề mà mình hướng đến.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn. Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này.

Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tà sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp;
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

2.4 Quy định về biển hiệu của hộ kinh doanh?

Theo quy định tại Điều 34 Luật quảng cáo 2012 quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:

a) Nội dung của biển hiệu

Biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp.
  • Tên của hộ kinh doanh cá thể theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Địa chỉ của hộ kinh doanh.
  • Số điện thoại liên lạc chung của hộ kinh doanh.

b) Hình thức của biển hiệu

Về chữ viết: Chữ viết phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp theo quy định pháp luật như chữ viết không thể thay thế bằng tiếng Việt. Ngoài ra nếu sử dụng cả tiếng nước ngoài và tiếng Việt trên cùng một biển hiệu thì khổ chữ nước ngoài không quá ¾ tiếng Việt và phải được đặt dưới chữ tiếng Việt.

Về kích thước: đối với từng loại biển hiệu sẽ có quy định cụ thể về kích thước:

- Đối với biển hiệu ngang: Chiều cao biển hiệu không được quá 02 mét, ciều dài không được quá chiều ngang của mặt tiền nhà.

- Đối với biển hiệu dọc: Chiều ngang không quá 01 mét, chiều cao không được quá 04 mét và không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi hộ kinh doanh đặt biển hiệu.

c) Nơi đặt biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể 

Biển hiệu của hộ kinh doanh cá thể được treo nơi thuận tiện nhất của địa điểm kinh doanh và không được lấn vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng, không được chắn lối thoát hiểm, lối cứu hỏa và không gian chung của hộ kinh doanh.

Ngoài ra thì việc treo biển hiệu phải tuân thủ các quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2.5 Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp?

Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp. Tuy chỉ là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh cá thể là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, đem lại thu nhập không nhỏ cho người lao động.

2.6 Đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu?

Hiện nay khi muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì phải nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa/Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.

Mọi thắc mắc hoặc tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty CP Tư vấn Dịch vụ Tâm Minh Phát qua hotline: 0325.959.468 hoặc email: [email protected]