Sự khác nhau giữa người lính xưa và nay

1) Một vài câu thơ mà em biết về hình ảnh người lính: Người lính lái xe trong bài thơ- "Bài thơ về tiểu đội xe không kính "của Phạm tiến Duật.

           " Không có kính rồi xe không có đèn

            Không có mui xe thùng xe có xước

            Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

           Chỉ cần trong xe có một trái tim"     

Bài thơ đã được khép lại bằng những câu thơ đầy cảm xúc đốt cháy linh hồn của người đọc bởi những khó khăn hiểm trở của những người lính lái xe đang băng băng trên con đường Trường Sơn cứu trợ miền Nam thân yêu. Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính không đèn không mui xe mà thùng xe còn có xước, chiếc xe đã bị biến dạng hoàn toàn áp lực của những người lính lái xe càng tăng cao nhưng không làm chùn bước chân của đoàn xe mà ngày càng đoàn kết cùng nhau tiến về phía trước đầy hiểm trở. Tại sao lại như vậy ư? Vì thứ họ cần theo lí giải của tác giả là" Chỉ cần trong xe có một trái tim" đầy nhiệt huyết cháy bỏng của tuổi trẻ họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam đang sống trong cảnh cơ cực  thuốc súng, bom rơi bất cứ lúc nào và xót hơn là đất nước bị chia cắt làm hai miền. Hình ảnh hoán dụ "trái tim" chỉ tình yêu dạt dào với tổ quốc, nhân dân như máu thịt, trái tim ấy luôn đau đớn vì miền Nam và luôn sôi sục căn thù giặc Mỹ tàn bạo giết hại những con người chân chất hiền lành của quê hương. Vì trái tim chứa đựng nhiều cảm xúc không cất lên lời ấy lại là động lực thúc đẩy những người lính lái xe quyết tâm giải phóng miền Nam, khao khát một cuộc sống tự do độc lập bình yên thắng cánh cò bay. Để thực hiện được mong ước ấy họ chỉ còn cách nắm chặt tay lái giữ chặt vô lăng lao về phía trước quyết không chùn bước bởi một tương lai tốt đẹp đang dang tay phía trước, Thử thách càng tăng cao ý chí của họ càng quyết tâm vững mạnh không dễ gục đổ bởi họ đã có một điểm tựa vững mạnh cho hành động bản thân đang làm.  Có thể nói rằng sau những ý nghĩa ấy, đoạn thơ còn muốn cho người đọc thấy được ý chí, nghị lực sự lạc quan yêu đời luôn là thứ vũ khí manh nhất giúp con người dễ dàng vượt qua những chông gai. Đặt tay lên trái tim cảm nhân bằng tất cả mọi giắc quan bạn sẽ nhận ra câu thơ cuối trong đoạn là câu thơ hay nhất bài, nó là điểm nhấn, ánh sáng hi vọng là con mắt của toàn bài thơ làm sáng tỏ chủ đề, vẻ đẹp bất khuất hiên ngang của người lính trong thời chống Mỹ và ngày nay thế hệ trẻ chúng ta đang được truyền thừa và phát huy vững mạnh.

2)              Người lính trong cảm nhận của bạn là người như thế nào? Là người không ngại nắng mưa sẵn sàng đổ xương máu cho tổ quốc vì một độc lập tự do thời chiến tranh hay là người gan dạ lặng thầm chịu những cơn gió Lào, sương muối, lặn lội vùng lũ truy,bắt tội phạm kè thù nơi đó đây trong thời bình. Có thể nói hình tượng người lính khắc sâu trong tiềm thức của người dân là một người toàn năng bất kể bao nhiêu khó khăn các anh vẫn khoác lên mình bộ quân phục màu xanh bảo vệ những con người quê hương. Hình ảnh đẹp đẽ ấy đã được khắc họa rõ nét trong mùa dich covid -19 ngày nay, những anh lính không chỉ làm nhiệm vụ chống dịch cho tổ quốc mà các anh còn là người bạn đồng hành sát cánh chăm lo ổn định cuộc sống cho nhân dân bằng việc phân phát những nhu cầu vật phẩm thiết yếu cho mọi người tới tận nhà và đi chợ mua đồ thay họ. Khi nhận được lương thực, các anh còn tỉ mỉ nhặt và phân chia từng món hàng mong sao đạt được chất lượng cao đến tay dân. Đôi lúc lượng công việc quá nhiều, những người lính còn không có một bữa cơm đàng hoàng mà chỉ ăn tạm bợ đâu đó rồi lại chạy đi phục vụ tổ quốc chống dịch. Các anh cũng là người bình thường sức khỏe không thể mãi lúc nào cũng tốt vậy nên người dân toàn hãy có ý thức một chút để chung tay với các anh đừng để họ mệt thêm nữa. Bên cạnh những người góp sức đẩy lùi dịch bệnh cùng với người lính thì cũng còn một số cá nhân ý thức vô cùng tồi tàn đặc biệt là việc nhờ người lính đi mua hàng hộ qua ứng dụng điện thoại, khi các anh mất bao công sức tỉ mỉ lựa chọn hàng cho họ rồi thì đáp lại tấm lòng nhiệt huyết tận tâm đó là: chỉ đặt cho vui, tưởng được miễn phí nên mới đặt, đặt hàng xem có mua được thật không... thì phải nói rằng những con người đó nhận thức còn kém cỏi hơn cả đứa trẻ lên ba. Họ đã vất vả nhiều rồi đừng vì sự ích kỷ ham muốn cá nhân mà khiến cho những người lính cơ cực thêm. Trong lúc bạn đang nằm điều hòa quạt mát thì họ mặc trong mình bộ đồ bảo hộ nóng ran, vết hằn đầy người và có nhiều áp lực không kể tên mà họ đang âm thầm chịu đựng. Dù khó khăn là vậy nhưng trong người lính vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan như cha ông ta thời xưa qua vài câu thơ của một tác giả" Là lính mà đôi lúc cũng vô tư/ Cùng đồng đội đọc thư và kể truyện/ Động viên nhau bằng những lời vui phiếm/ Để kiên định rèn luyện vì dân ta". Dù cho thế nào thì nhân dân ta vẫn mãi ủng hộ các anh- những người lính có trái tim hướng về tổ quốc với nhiệt huyết không bao giờ bị dập tắt. Bố tôi cũng là lính, vất vả sương gió bao tháng ngày nhưng bố tôi vẫn kiên trì với ước mơ trái tim hướng về tổ quốc mãi mãi không từ bỏ trước những điều trở ngại nhỏ nhặt và gia đình tôi luôn ở phía sau làm hậu thuẫn cho bố. Hiện nay cả nước toàn dân đang hướng về miềm Nam chống dịch, những người lính không ngại đêm ngày cũng lặng lẽ dịch chuyển vào miền Nam vượt qua những cơn mưa bão rào cản đã chạm đến trái tim của nhân dân qua vào video ngắn trên mậng xã hội.Các anh ở nơi xa để bảo vệ chúng tôi, chúng tôi ở hậu phương luôn tiếp sức niềm tin và động lực để dõi theo các anh. 

 Hình tượng người lính đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác nghệ thuật. Đối với Chính Hữu, tác giả lại có sự cảm nhận riêng về hình tượng người lính. Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau. Thời khì kháng chiến chống Pháp, những người lính đã phải đối mặt với nhìn khó khăn thử thách, thiếu thồn về vật chất "Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá". Nhưng vượt lên tất cả, đó là vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính đã hiện lên giàu chất thơ và ngời sáng vẻ đẹp của người lính cụ Hồ thời chống Pháp. Ở hiện tại mỗi chúng ta ai cũng có nhiều suy nghĩ về sự hi sinh của người lính giữa thời bình. Và tôi cũng không phải ngoại lệ. Trước hết, ta cần hiểu hi sinh là gì? Sự hi sinh chính là dám xả thân quên mình để cứu lấy mạng sống của người khác. Đây chính là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, hơn hết, nó luôn ẩn chứa trong mỗi trái tim người lính. Trong thời chiến, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những anh lính cụ Hồ xông pha ra trận tiêu diệt quân thù để giành lấy độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Trong thời bình, những tưởng đôi vai của các anh sẽ bớt gánh nặng hơn. Nhưng không, các anh vẫn phải chiến đấu, ngày đêm canh gác bảo vệ biên cương, giữ yên bề cõi cho nước nhà. Hễ có kẻ nào lăm le xâm lược là các anh lại "súng bên súng, đầu sát bên đầu" để đập tan mộng xâm lược của thế lực ngoại xâm. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình phòng chống và đẩy lùi dich bệnh covid 19, các anh còn hi sinh chỗ ở của mình để nhường chỗ cho người dân cách li. Hơn thế nữa, người lính còn thức khuya dậy sớm, nấu cơm cho họ ăn. Để họ an tâm chữa bệnh, để họ sớm được trở về bên gia đình. Thật vậy, kể làm sao cho hết những hi sinh mà người lính dành cho chúng ta. Bởi lẽ đó mà Nhà nước đã lấy ngày 27/7 để tưởng nhớ, ghi ơn những người có công với cách mạng, tổ quốc. Cảm ơn các anh - những người lính cụ Hồ rất nhiều! Qua đó có thể thấy rằng hình ảnh người lính luôn là một biểu tượng đẹp của sự tự do và hoà bình, là một hình ảnh đẹp.

~~Ġööď Ľŭčĸ~~

@karmaakabane2512

Sự khác nhau giữa người lính xưa và nay

                                              Hình ảnh người lính xưa

Sự khác nhau giữa người lính xưa và nay

                                                        Hình ảnh người lính thời nay

   ” Nếu được làm hạt giống để mùa sau/ Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa/ Vui gì hơn làm người lính đi đầu…” câu thơ ngợi ca người lính của nhà thơ Tố Hữu không bao giờ sai đối với cuộc đời người lính Cụ Hồ xưa cũng như nay. Nó vang vọng mãi mãi khi ai đã khoác lên mình màu áo xanh ấy.

    Lòng yêu nước nồng nàn khơi dậy trong mỗi chúng tôi. Bảo vệ tổ quốc thôi thúc tuổi trẻ lên đường. Lòng rạo rực của tuổi trẻ dâng tràn. Ai cũng có nhiều kỉ niệm lắm. Xa nhà, gian khổ, thiếu thốn đủ điều, ăn sương, nằm nắng, ngủ rừng… Nay đã là quá khứ!

   Cuộc đời người lính gắn với bài hát” ba lô và người lính” ” Hoa sim biên giới” ” năm anh em trên một chiếc xe tăng” ” cây đàn ghi ta của đại đội 3″… Cứ mỗi lần nghe giọng ca sĩ cất lên hoặc ai đó cất lên tiếng hát là người lính chúng tôi hòa theo hát hùng hồn lắm, lấy nhạc cụ chưa được bộ văn hóa duyệt đánh, đệm thỏa thích, ngẫu hứng, làm vơi đi nỗi nhớ nhà, tinh thần lạc quan hơn. Vui đó nhưng có lệnh hành quân là sẵn sàng lên đường. Hình như người lính chúng tôi thời đó ít bệnh tật lắm. Ai cũng khỏe, cũng rắn rỏi lắm, bước chân hành quân bền bỉ lắm. Những ngày tập luyện vất vả, gian nan ngoài thao trường nhưng chiều về mỗi người một việc: lau súng, tưới rau, thể dục thể thao… kỉ luật lắm.   Tôi nhớ mùa đông năm nào, trời giá rét, cái rét lạnh buốt thịt da.  Đêm xuống, trời rét căm căm. Ca trực đêm lúc 1 giờ khuya, đồng đội tôi bỏ trực, kẹp súng ngủ. Cán bộ đi kiểm tra nghe sao im ắng liền đánh kẻng báo động. Cả đơn vị khẩn trương lên đường giữa đêm khuya gió rét. Quân đội mà! Kỉ luật là sức mạnh để rèn luyện người lính thời bình cũng như thời chiến mới bảo vệ tổ quốc được. Đó cũng là bài học để tôi luyện ý chí bền bỉ của lính.   Mới đó cũng đã là ngày xưa rồi. Hôm nay, những người lính vẫn mãi bước quân hành làm lính cụ Hồ ở nhiều chiến tuyến. Đất nước đã sang trang mới, người lính lại đương đầu với nhiều bất trắc. Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành. Người lính lại cùng cả đất nước gồng mình chống lại. Hình ảnh các anh lại đi đầu trong nhiệm vu bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Ngợi ca các anh và chia sẻ nỗi gian truân, vất vả. Thử hỏi xem có hạnh phúc nào mà người lính được hưởng đầu tiên? Có gian nan nào mà người lính không gánh chịu và có mùa xuân nào mà người lính được đoàn tụ với gia đình? Thay cho lời kết: Trân quý các anh nhiều lắm!

Bài của Văn Định