Sứ mạng và mục tiêu của đại học tôn đức thắng (tdtu) là:

TẦM NHÌN:

VFIS là trường học quốc tế với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và cả chương trình song ngữ, mang đến nền giáo dục của thế kỷ 21 với cộng đồng học tập an lành, năng động và đa văn hóa. VFIS hứa hẹn là trường học chuẩn mực về học thuật, kết hợp hài hòa giữa chương trình đẳng cấp thế giới, phương pháp giảng dạy tiên tiến, sự đổi mới và truyền thống văn hóa.

SỨ MỆNH:

VFIS mang sứ mệnh truyền cảm hứng cho học sinh về sự quan tâm và cân bằng, giúp các em có được cuộc sống và nghề nghiệp hữu ích. Học sinh sẽ đạt được các kỹ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết để thành công sau những thách thức và cơ hội trong thế giới luôn thay đổi như hiện nay. Cũng tại VFIS, một tư duy quốc tế sẽ được hình thành và dẫn lối hành động của học sinh để đạt được thành công ấy.

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH TÚ TÀI QUỐC TẾ:

Chương trình Tú tài Quốc tế nhằm mục đích phát triển thế hệ trẻ ham học hỏi, có kiến thức và lòng quan tâm, những người sẽ góp phần tạo ra một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn thông qua sự hiểu biết và tôn trọng giữa các nền văn hóa.

VFIS hoàn thành sứ mệnh ấy bằng cách: ●    Tạo cơ hội học tập đúng nghĩa, phát triển kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội cần có để thành công ●    Tạo nền tảng vững chắc để chuyển tiếp lên bậc đại học với kỹ năng công nghệ, ngôn ngữ, và nghiên cứu ●    Đạt được kết quả học tập và có kỹ năng xuất sắc ở mọi cấp học ●    Trở thành ngôi trường hình mẫu cho sự xuất sắc dựa trên căn cứ thực nghiệm ●    Tạo ra một cộng đồng phát triển nghề nghiệp cho giáo viên và giáo viên thực tập trong tương lai tại Đại học Tôn Đức Thắng ●    Liên kết và hợp tác quốc tế với các trường và tổ chức đẳng cấp thế giới trong nghiên cứu, thực hành

●    Phấn đấu trở thành một trung tâm giáo dục xuất sắc của quốc gia và khu vực

GIÁ TRỊ:

Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan công nhận tầm quan trọng của tuổi thơ, sự khác biệt của mỗi đứa trẻ để nuôi dưỡng và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi em, giúp các em trở thành những cá nhân và thành viên có ích cho xã hội. Mỗi hoạt động thường ngày tại trường đều xoay quanh việc xây dựng bốn giá trị cốt lõi sau: 

  • Vitality: Sức sống mạnh mẽ, sâu sắc
  • Flexibility: Khả năng thích ứng và linh hoạt 
  • Inclusion: Hòa nhập cùng phát triển
  • Sisu: Nội lực bền bỉ, quyết chí vươn lên

Clip: Chương trình giảng dạy tại VFIS ?

Tháng 8/2020, ARWU [Academic Ranking of World Universities] công bố kết quả xếp hạng những đại học tốt nhất thế giới năm 2020: Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU] đứng số 1 Việt Nam và thứ 701-800 thế giới.

Tháng 12/2019, Tổ chức xếp hạng đại học thế giới qua thành tựu học thuật [University Ranking by Academic Performance: URAP] công bố bảng xếp hạng các đại học hàng đầu thế giới năm 2019-2020: TDTU tiếp tục được xếp số 1 Việt Nam và thứ 960 trong bảng xếp hạng 2.500 đại học tốt nhất thế giới.

Hiện nay, có rất nhiều bảng xếp hạng đại học, nhưng ARWU là hệ thống xếp hạng đại học khó, có yêu cầu học thuật cao nhất; và vì thế, cũng uy tín nhất hiện nay.

Điểm nổi bật của ARWU là sự khách quan trong đánh giá. ARWU không dựa vào dữ liệu chủ quan do các đại học cung cấp; và quan trọng là hoàn toàn không dựa vào ý kiến bình bầu từ những chủ thể có liên quan với đại học [vì vẫn mang tính chủ quan] như các bảng xếp hạng đại học khác; mà tự mình thu thập dữ liệu của từng đại học từ các cơ sở dữ liệu lớn của thế giới như Web of Science [WoS], Clarivate, Hoa Kỳ.

Việc Việt Nam lần đầu tiên có một đại học được Hệ thống xếp hạng đại học uy tín và khách quan ARWU xếp hạng như TDTU là một vinh dự rất lớn của cả đất nước; đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam; vì ARWU đã xếp hạng đại học thế giới hằng năm từ 16 năm trước đến giờ, nhưng mãi đến 2019 thì Việt Nam mới có một đại học duy nhất được vào bảng xếp hạng này.

Tháng 4/2020, THE [Times Higher Education] công bố Bảng xếp hạng những đại học có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội phạm vi toàn cầu [THE University Impact Rankings]: TDTU là đại học duy nhất của Việt Nam vào Top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới.

Về khoa học công nghệ, TDTU cũng là đơn vị đứng số 1 Việt Nam ở tất cả các phương diện như: tổng số công bố, năng suất nghiên cứu, tổng số trích dẫn và chất lượng công bố [theo thống kê từ Cơ sở dữ liệu Scopus]. Tổng số công bố quốc tế năm 2019 của TDTU chiếm 22,5% tổng số công bố quốc tế của tất cả các đơn vị có công bố khoa học trong toàn Việt Nam; và tổng số trích dẫn khoa học của TDTU chiếm gần một nửa [43,2%] toàn bộ trích dẫn khoa học mà cả nước có được trong năm 2019.

Theo WoS, năm 2019 [tính đến 31/12/2019] các nước ASEAN đã công bố tổng cộng 63.445 công trình trên các tạp chí ISI. Trong nhóm 10 đại học dẫn đầu có 1 đại diện duy nhất của Việt Nam là TDTU, xếp thứ 7/10.

Tháng 11/2019, Tổ chức xếp hạng giáo dục đại học QS [Anh Quốc] xếp TDTU ở vị trí 207 trong Top 500 đại học hàng đầu Châu Á [Bảng xếp hạng QS Asia University Rankings].

Những bảng xếp hạng này [dù có ít nhiều khác biệt về mục tiêu và nội hàm đánh giá] tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục và nghiên cứu sáng tạo của TDTU đã đạt đẳng cấp quốc tế; ngang hàng những đại học danh tiếng thế giới; vượt qua nhiều đại học lâu đời trong khu vực.

Do vậy, học tập và làm việc tại TDTU là lựa chọn đúng đắn, hiệu quả và khôn ngoan nhất. Một đại học công lập trẻ, không được tài trợ hay đầu tư từ ngân sách nhà nước, tự thân-tự lực phát triển mà chỉ trong vòng 22 năm đã vượt qua toàn bộ các đại học khác của Việt Nam; trong đó có những đại học công lập với lịch sử thành lập 40, 50, 60 năm và sử dụng rất nhiều tiền đầu tư, tài trợ từ Ngân sách nhà nước, được nhà nước cho cơ chế và bao cấp xây dựng lực lượng chuyên môn...; thì rõ ràng TDTU đã đi đúng hướng, xây dựng được văn hóa-triết lý-sứ mạng chuẩn xác, lựa chọn mục tiêu từng giai đoạn một cách hợp lý; và nhất là quản trị đại học chất lượng, hiệu quả. Tiềm năng đi xa trong những năm tới và triển vọng thành công tương lai cho TDTU và cộng đồng thày-cô, viên chức, người học, do đó, còn rực rỡ hơn nữa■


Tiền thân của Đại học Tôn Đức Thắng [Ton Duc Thang University: TDTU] là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập và quản lý thông qua Hội đồng quản trị do Chủ tịch Liên đoàn lao động Thành phố đương nhiệm làm chủ tịch.

Mục tiêu thành lập TDTU trong giai đoạn đầu là: thực hiện Chương trình 17/TU và Chỉ thị 13 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân Thành phố; phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá; góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, thực hiện nghiên cứu để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển đổi pháp nhân và đổi tên Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, sau 5 năm rưỡi là đại học dân lập hoạt động với mục tiêu đào tạo nhân lực, chuyên gia theo mô hình đại học công nghệ-kỹ thuật ứng dụng; bằng quyết định này, TDTU trở thành đại học khoa học ứng dụng đa ngành và không còn pháp nhân dân lập.

Ngày 11/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Trong thời gian này, mục tiêu của trường được bổ sung thêm là "trực tiếp phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực trong công nhân, người lao động để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị Lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa 10". 

Ngày 29/01/2015, tại Quyết định số 158/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng giai đoạn 2015-2017. Mục tiêu của Đại học Tôn Đức Thắng được xác định rằng: “Đại học Tôn Đức Thắng chủ động huy động, sử dụng hợp lý, hiệu quả nhất các nguồn lực của trường và xã hội để phát triển Trường Đại học Tôn Đức Thắng thành một đại học định hướng nghiên cứu có chất lượng trong khu vực và trên thế giới, đồng thời bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo của trường”.

Video liên quan

Chủ Đề