Tác dụng của nguồn điện cho ví dụ

Nguồn điện là gì? Ví dụ về nguồn điện.

Nguồn điện là gì? Ví dụ về nguồn điện.

Câu hỏi: Kể tên tác dụng của dòng điện

Lời giải:

Các tác dụng của dòng điện là :

- Tác dụng về nhiệt: đèn dây tóc, bàn ủi,...

- Tác dụng phát sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED,...

- Tác dụng từ: quạt điện, chuông điện,....

- Tác dụng hóa học: mạ vàng,...

- Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim,...

Cùng Toploigiai đi tìm hiểu chi tiết về ứng dụng của dòng điện nhé.

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về các tác dụng của dòng điện và ứng dụng của từng loại, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ khái niệm về dòng điện, cũng như một số khái niệm liên quan khác.

I. Dòng điện là gì?

Dòng điện được định nghĩa là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện được tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly.

Các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện gọi là các hạt mang điện.Trong kim loại, chất dẫn điện là phổ biến nhất. Những hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển mà chỉ có các electron tích điện âm mới có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn. Do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong những loại vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, điển hình như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa.

Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào 2 đầu của vật dẫn điện. Phần tử dòng điện dòng điện là một đoạn rất ngắn của dòng điện, được đặc trưng bởi Id→l, có phương chiều là phương chiều của dòng điện và có độ lớn bằng Idl.

II. Ứng dụng của dòng điện trong đời sống

Chúng ta dễ dàng nhận thấy dòng điện trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều các tác dụng khác nhau. Từ đó mà dòng điện mang lại nhiều ứng dụng thực tiễn, cụ thể,…

1. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Rất dễ thấy, tác dụng nhiệt của dòng điện biểu hiện khi cho dòng điện chạy qua một vật dẫn điện thì vật đó sẽ bị nóng lên. Nguyên nhân có tác dụng nhiệt là do các vật dẫn có điện trở, trở kháng cản trở dòng điện nên sinh ra nhiệt.

Ứng dụng của tác dụng nhiệt được biểu hiện qua sự vận hành của bàn là. Khi cắm điện, dòng điện chạy qua làm bàn là nóng lên cho khả năng là phẳng quần áo. Ngoài ra tác dụng này còn được biểu hiện qua đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, cầu chì,…

2. Tác dụng quang của dòng điện

Dòng điện đi qua các thiết bị như bóng đèn biến điện năng thành quang năng khiến bóng đèn phát sáng. Đó là một trong những tác dụng rất quan trọng của dòng điện.Dòng điện cho khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù chưa tới nhiệt độ cao. Tác dụng quang được ứng dụng để chế tạo các loại đèn.Ngày nay, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu ra nhiều loại bóng đèn giúp tiết kiệm điện năng như đèn huỳnh quang, compact, đèn led,…

3. Dòng điện có tác dụng từ

Mọi điện tích dịch chuyển luôn sinh ra từ trường. Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây quấn quanh lõi sắt sẽ làm cho kim nam châm bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng cũng như cho khả năng hút kim loại.Ứng dụng thực tiễn từ tác dụng từ của dòng điện chính là để chế tạo chuông điện, động cơ điện, nam châm điện,…

4. Tác dụng hóa học của dòng điện

Để có thể làm rõ được tác dụng này chúng ta cần tiến hành làm thí nghiệm. Cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng. Sau một thời gian, thỏi than trong dung dịch muối đồng nối với cực âm của nguồn sẽ được phủ một lớp đồng. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.Ứng dụng lớn nhất cho tác dụng hóa học chính là khả năng mạ điện.

5. Tác dụng sinh lí của dòng điện

Tác dụng này chúng ta dễ gặp trong ngành Y. Dòng điện với cường độ nhỏ phù hợp với việc chữa bệnh như châm cứu, sốc tim,…Tuy nhiên, nếu như sử dụng điện với cường độ không phù hợp thì có thể gây nguy hiểm như các cơ bị co giật, nghẹt thở, thần kinh tê liệt, tim ngừng đập,…

Câu hỏi: Nguồn điện là gì? Ví dụ về nguồn điện?

Trả lời:

Nguồn điệnlà khái niệm được dùng để chỉ những vật, thiết bị có khả năng cung cấp điện cho các thiết bị, máy móc sử dụng điện trong đời sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nghiên cứu khoa học của con người. Trong mỗi nguồn điện đều tồn tại hai cực đó là cực âm [–] và cực dương [+].

Ví dụ nguồn điện: Ổ điện, Ắc-quy, pin điện thoại, pin con thỏ, máy phát điện…

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nguồn điện nhé!

1. Tác dụng của nguồn điện

Chức năng của nguồn điện chính là cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện khác hoạt động.

2. Các loại nguồn điện

Nguồn điện được chia làm hai loại chính đó là nguồn điện 1 chiều và nguồn điện 2 chiều.

+ Nguồn điện một chiều

Nguồn điện một chiều là những nguồn cung cấp ra dòng điện một chiều. Đây là dòng điện không có tần số [f=0]. Nguồn điện một chiều sẽ có cực âm và cực dương cố định và không biến đổi theo thời gian. Một số nguồn điện một chiều có thể kể đến như: pin Ắc-quy hay máy phát điện 1 chiều,…

Hiệu điện thế 1 chiều, hiệu điện thế thường được dùng để chỉ sự chênh lệch về điện áp của hai cực trong một nguồn hay giữa hai điểm được đo ở trong cùng một mạch điện. Đối với nguồn điện 1 chiều sẽ cực âm thường mang giá trị bằng 0V và được biết đến với tên gọi là mass hay GND.

Đơn vị đo lường của hiệu điện thế, sẽ là những đơn vị sau: V [Volt], kV [Kilovolt], mV [Milivolt], MV [Megavolf], …

Các cách để ghép các nguồn điện 1 chiều:

+ Ghép nối tiếp: Đây chính là cách ghép nối các nguồn điện 1 chiều nhỏ lại với nhau [các nguồn được sẽ ghép nối với nhau thường sẽ giống nhau]. Cách ghép nối tiếp này sẽ giúp tăng thêm giá trị điện áp của nguồn điện lên.

+ Ghép song song: với cách ghép này cường độ của dòng điện sẽ được tăng lên nhờ việc mắc nối song song các nguồn điện giống nhau với nhau.

+ Ghép xung đối: Đây là kiểu ghép mà nối cực âm hoặc cực dương của hai nguồn điện lại với nhau. Khi đó, suất điện động của bộ nguồn sẽ bằng hiệu suất điện động của hai nguồn, điện trở sẽ bằng tổng điện trở của cả 2 nguồn điện.

+ Ghép hỗn hợp đối xứng: Đây là kiểu ghép nối mà nhiều dãy nguồn điện sẽ ghép nối song song lại với nhau, mỗi dãy này sẽ có nhiều nguồn điện giống nhau được mắc nối tiếp với nhau.

+ Nguồn điện xoay chiều

Nguồn điện xoay chiều hay còn được gọi là nguồn điện hai chiều, là nguồn cung cấp dòng điện xoay chiều. Nguồn điện này có cực dương và cực âm luôn luôn biến đổi theo thời gian chứ không hề cố định như nguồn điện 1 chiều.

Một cực có thể đóng vai trò là cực âm hay cực dương tại những thời điểm khác nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn là tại thời điểm t1 cực này có thể đóng vai trò là cực dương nhưng song tại thời điểm t2 sẽ biến đổi lại thành cực âm.

Hiệu điện thế xoay chiều: Hiệu điện thế xoay chiều sẽ được ký hiệu là U. Hiệu điện thế xoay chiều tại Việt Nam là 220V.

3. Một số khái niệm liên quan đến nguồn điện

Dòng điện là gì?

Dòng điện được dùng để chỉ sự chuyển dịch theo một hướng xác định của các điện tích [bao gồm điện tích dương và điện tích âm]. Có hai loại dòng điện đó là dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều.

Ví dụ về nguồn điện

Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là chỉ số cho chúng ta biết được độ mạnh yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện của mỗi nguồn điện sẽ khác nhau và được đo bằng Ampe kế [một dụng cụ chuyên được sử dụng để đo lường cường độ dòng điện].

Chỉ số cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với độ mạnh yếu của dòng điện. Nếu chỉ số càng nhỏ thì dòng điện càng yếu và ngược lại chỉ số càng lớn thì dòng điện càng mạnh.

Điện áp là gì?

Điện áp là khái niệm được dùng để biểu thị cho sự chênh lệch giữa những nơi có điện thế thấp và những nơi có điện thế cao. Điện áp được ký hiệu là U.

Video liên quan

Chủ Đề