Tác dụng phụ của thuốc tuần hoàn não

Não khi nào cần “dưỡng”?

Bộ não của ta chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Nếu lượng máu cung cấp cho não [gọi là tuần hoàn não] bị giảm, ta sẽ bị một số rối loạn, đặc biệt xảy ra ở người già. Nguyên nhân đưa đến tuần hoàn não giảm gồm có: xơ vữa mạch máu não, giảm tiết các chất sinh học được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh ở não, thiếu men chuyển hoá, thiếu glucose và oxy cung cấp cho não... Tuần hoàn não kém sẽ đưa đến các rối loạn như nhức đầu, ù tai, chóng mặt, lo âu, ám ảnh, mất ngủ, trí nhớ giảm, thiếu sự tập trung, nặng hơn là lú lẫn, sa sút trí tuệ, loạn ngôn, mất trí nhớ...

Khi có biểu hiện nhức đầu, hoa mắt... cần đi khám chuyên khoa để được dùng thuốc thích hợp.

Nhưng có trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng hơn gọi là thiếu máu não cục bộ. Đây là hiện tượng có sự giảm dòng máu trong nhiều giây hoặc một vài phút đến não và làm hoạt động não bị rối loạn nặng. Nếu dòng máu này ngưng chảy lâu hơn một vài phút thì sẽ gây ra bệnh cảnh nặng hơn là nhồi máu não. Nguyên nhân do vật nghẽn mạch từ tim hay từ các mạch máu lân cận di chuyển đến não làm ngưng dòng máu chảy đến. Thường gặp trên lâm sàng là tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua [TMCBTQ] được đặc trưng bằng thiếu máu não trong thời gian dưới 24 giờ.

Theo một nghiên cứu, khoảng 30% bệnh nhân nhồi máu não trước đó có bị thiếu máu cục bộ thoáng qua. Vì vậy, phòng và điều trị các cơn TMCBTQ có ý nghĩa dự phòng đột quỵ. Thủ phạm gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ chủ yếu là do các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch não, bóc tách động mạch, loạn nhịp tim, rung nhĩ, các bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp... Trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng phải được thăm khám và chăm sóc bởi bác sĩ chứ người bệnh tìm cách tự dùng thuốc để chữa trị thì rất nguy hiểm.

Thuốc nào cải thiện tuần hoàn não?

Có một số thuốc tân dược được cho là cải thiện tuần hoàn não, tăng cường chuyển hoá tế bào não, hỗ trợ cho các trường hợp lão hoá thần kinh [một số được dùng trong trường hợp bị tai biến mạch máu não, chấn thương não, hỗ trợ trị sa sút trí tuệ...] như cholin alfocerat, glycerylphosphorylcholin, citicholin, vinpocetin, piracetam, pentoxiphylin, cerebrolysin... Ngoài ra còn có một số chế phẩm có nguồn gốc dược thảo như ginkgo biloba [cao chiết xuất từ lá cây bạch quả] hay một số thực phẩm chức năngđược gọi chung là chế phẩm hoạt huyết dưỡng não. Mặc dù là dược thảo hay thực phẩm chức năng vẫn có thể gây tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, nổi mẩn đỏ... Chưa kể các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não gần như không có tác dụng phục hồi sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não. Chính vì vậy, sử dụng khi không bị bệnh nhằm bổ dưỡng thần kinh hay tăng liều để tăng hoạt hoá vỏ não, tăng trí nhớ là ngộ nhận.

Tìm đúng bệnh để dùng đúng thuốc

Ghi nhận từ các phòng khám sức khoẻ cho thấy nhiều người khi có các biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt... bất luận vì nguyên nhân gì đã vội nghe theo lời quảng cáo, tự ý tìm mua các thuốc giảm đau thông thường hay thuốc, thực phẩm chức năng cải thiện tuần hoàn não với niềm tin uống sẽ khỏi bệnh ngay. Riêng tình trạng nhức đầu lại có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Phải tuỳ vào nguyên nhân cụ thể, thầy thuốc mới có những chỉ định dùng thuốc phù hợp. Những nguyên nhân nhức đầu có thể do căng thẳng [do stress], đau nửa đầu [migraine]... nhưng cũng có thể do nguyên nhân nguy hiểm như bướu não, chảy máu trong não, viêm động mạch thái dương [bệnh này có thể gây mù], có những cơn TMCBTQ mà bệnh nhân có cảm giác yếu, bị bại, bị liệt đột ngột hoặc mất tiếng nói nhưng có khi không có triệu chứng nhức đầu [đây là tình trạng bệnh nhân bị thiếu máu não nhưng chưa bị nhồi máu não].

Như vậy, việc người bệnh đau nhức đầu hoặc có các triệu chứng thật sự của TMCBTQ mà lại tuỳ tiện sử dụng các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não khi chưa có ý kiến của thầy thuốc là rất nguy hiểm. Để an toàn cho bản thân, khi đó, nên đến bác sĩ để được khám. Bác sĩ sẽ tuỳ theo kiểu và mức độ rối loạn tuần hoàn não của người bệnh mà chọn thuốc, liều thích hợp để lập lại cân bằng não. Hoặc chữa trị đúng bài bản nếu đó là TMCBTQ.

Theo suckhoedoisong.vn

Nhiều người có thói quen hễ đau đầu, chóng mặt là liền mua thuốc bổ não về uống. Đa số là tự tìm mua các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não mà không thông qua thăm khám với bác sĩ. Việc sử dụng các thuốc bổ não “vô tội vạ” có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.

Tôi còn nhớ có lần bị đau đầu, cảm giác bị hoa mắt chóng mặt, đợt đó vào đúng đợt học hành thi cử nhiều nên chắc mẩm: có khi mình bị thiếu máu lên não. Chạy “vù” ra hiệu thuốc thông báo với chị nhân viên là cho em thuốc tăng cường máu lên não, đợt này e thấy đau đầu , chóng mặt chắc do thi cửu nhiều quá. Chị nhân viên lôi cả tá ra nào là tăng cường máu lên não loại nọ kia tha hồ mà chọn, chỉ nhìn thôi tôi cũng thấy “hoa cả mắt”.

Sau này mới biết, tự bắt bệnh cho chính mình nếu như không có kiến thức chuyên môn thì đó là một sai lầm.

Đối tượng học hành, nhất là trong mùa thi cử là đối tượng dễ “sa bẫy” khi sử dụng thuốc bổ não để “tẩm bổ” cho não trong những ngày đi thi.

Cho trẻ dùng thuốc bổ não “vô tội vạ”= “lợi 1 – hại 10”. [ảnh minh họa]

Tiếp theo là những người lớn tuổi.

Người già, thỉnh thoảng hay đâu đầu, chóng mặt, đôi lúc “lẩm cẩm” nhớ nhớ quên quên, do đó mà con cháu hay vim cho cớ: già rồi nên não hoạt động kém. Thế là liền mua thuốc bổ não về cho uống. Mà đa phần toàn là thuốc giúp tăng tuần hoàn não. Chứ có mấy khi cho các cụ đi kiểm tra sức khỏe rồi dùng thuốc theo đơn và  chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đâu. Đa phần toàn mua ngoài hiệu thuốc cũng bởi vì tiện, dễ hỏi, dễ mua.

Có phải đau đầu là do thiếu máu não?

Bộ não của chúng ta hoạt động phụ thuộc vào lượng máu được cung cấp lên não, hay còn gọi là tuần hoàn não. Nếu tuần hoàn não ngừng 6 giây chúng ta có thể bị ngất, nếu ngừng 5 phút thì các tế bào não sẽ chế. Lượng máu cung cấp lên não không đủ [tuần hoàn não kém] có thể gây ra các rối loạn như nhức đầu, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, thiếu tập trung, giảm trí nhớ, nặng hơn là lú lẫn, mất trí nhớ,…

Ngoài ra còn có trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng còn gọi là thiếu máu cục bộ. Đây là hiện tượng có sự giảm dòng máu trong nhiều giây hoặc một vài phút đến não và làm hoạt động não bị rối loạn. Nếu dòng máu này ngưng chảy lâu hơn 1 phút thì sẽ dẫn đến nhồi máu não.

Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… có thể gặp ở người mắc bệnh lý về thần kinh, không chỉ riêng bệnh thiếu máu não. [ảnh minh họa]

Nguyên nhân gây hiện tượng tuần hoàn não kém hoặc rối loạn tuần hoàn não [thiếu máu cục bộ] chủ yếu là do các bệnh lý tim mạch như xơ vữa mạch máu não, loạn nhịp tim, rung nhĩ, các bệnh lý van tim, nhồi máy cơ tim, tăng huyết áp, thiếu oxy cung cấp cho não,…

Nếu có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… thực tế thường hay gặp ở người có bệnh lý về thần kinh, không phải chỉ riêng bệnh thiếu máu não. Chính vì vậy, nếu có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, … người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra sức khỏe với bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Từ đó sẽ đưa ra loại thuốc bổ sung máu lên não phù hợp.

Không nên cứ thấy đau đầu là tìm mua thuốc bổ não uống vì có rất nhiều nguy hiểm đang “rình rập” bạn.

Nguy hiểm “rình rập” khi sử dụng thuốc bổ não “vô tội vạ”

Sử dụng thuốc bổ não không cần thiết có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. [ảnh minh họa]

Việc sử dụng thuốc bổ não tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:

  • Đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá
  • Mệt mỏi, nôn, tiêu chảy
  • Cảm giác bồn chồn, dễ bị kích động
  • Nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà gật…

Trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện, người bệnh không tự dùng thuốc để chữa trị sẽ rất nguy hiểm.

Lời khuyên từ bác sĩ

Theo các bác sĩ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khuyên bạn:

Nếu có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ,.. không nên chủ quan. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bổ não, thuốc tăng tuần hoàn não khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu phải dùng thuốc thì không nên tự ý tăng hoặc giảm liều dùng mà cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi các tác dụng phụ [nếu có] để kịp thời báo cho bác sĩ.

Tuyệt đối không mua thuốc theo lời mách bảo hoặc mua theo đơn của người khác. Nên duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế sử dụng các đồ uống có chất kích thích. Tăng cường vận động cho khí huyết lưu thông.

Hệ thống Y tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ Giáo sư, bác sĩ giỏi trong nhiều lĩnh vực; hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại giúp tầm soát và phát hiện sớm nhiều bệnh lý để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề