Tại sao 1+1 là chủ nghĩa đa văn hoá

  • học thuyết rằng một số nền văn hóa khác nhau [chứ không phải là một nền văn hóa quốc gia] có thể cùng tồn tại hòa bình và công bằng trong một quốc gia

Đa văn hóa là một thuật ngữ với một loạt các ý nghĩa trong bối cảnh xã hội học, triết học chính trị và sử dụng thông tục. Trong xã hội học và sử dụng hàng ngày, đó là một từ đồng nghĩa với "đa nguyên dân tộc" với hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, ví dụ, đa nguyên văn hóa trong đó các nhóm dân tộc khác nhau hợp tác và tham gia đối thoại với nhau mà không phải hy sinh bản sắc riêng của họ. . Nó có thể mô tả một khu vực cộng đồng dân tộc hỗn hợp nơi có nhiều truyền thống văn hóa tồn tại hoặc một quốc gia duy nhất mà họ làm. Các nhóm liên kết với một nhóm dân tộc thổ dân và các nhóm dân tộc nước ngoài thường là trọng tâm. Liên quan đến xã hội học, đa văn hóa là trạng thái kết thúc của quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo [ví dụ như nhập cư được kiểm soát hợp pháp] và xảy ra ở quy mô quốc gia lớn hoặc quy mô nhỏ hơn trong cộng đồng của một quốc gia. Ở quy mô nhỏ hơn, điều này có thể xảy ra một cách giả tạo khi quyền tài phán được tạo ra hoặc mở rộng bằng cách hợp nhất các khu vực có hai hoặc nhiều nền văn hóa khác nhau [ví dụ Canada Canada và Canada Canada]. Ở quy mô lớn, nó có thể xảy ra do nhập cư hợp pháp hoặc bất hợp pháp đến và từ các khu vực pháp lý khác nhau trên khắp thế giới.

Đa văn hóa như một triết lý chính trị bao gồm các hệ tư tưởng và chính sách rất khác nhau, từ chủ trương tôn trọng bình đẳng với các nền văn hóa khác nhau trong xã hội, đến các chính sách thúc đẩy duy trì sự đa dạng văn hóa, đến các chính sách mà mọi người thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau được giải quyết bởi các nhà chức trách theo định nghĩa của nhóm mà họ thuộc về.


Đa văn hóa thúc đẩy duy trì tính khác biệt của nhiều nền văn hóa thường trái ngược với các chính sách định cư khác như hội nhập xã hội, đồng hóa văn hóa và phân biệt chủng tộc. Đa văn hóa đã được mô tả như là một "bát salad" và "khảm văn hóa" trái ngược với một nồi nấu chảy.
Hai chiến lược khác nhau và dường như không nhất quán đã được phát triển thông qua các chính sách và chiến lược khác nhau của chính phủ. Việc đầu tiên tập trung vào sự tương tác và giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau; phương pháp này cũng thường được gọi là liên văn hóa. Trung tâm thứ hai về sự đa dạng và độc đáo về văn hóa đôi khi có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nền văn hóa về việc làm giữa những thứ khác và có thể dẫn đến xung đột sắc tộc. Tranh cãi xung quanh vấn đề cô lập văn hóa bao gồm việc ghetto hóa một nền văn hóa trong một quốc gia và bảo vệ các thuộc tính văn hóa của một khu vực hoặc quốc gia. Những người ủng hộ chính sách của chính phủ thường cho rằng các biện pháp bảo vệ nhân tạo, do chính phủ hướng dẫn cũng góp phần vào sự đa dạng văn hóa toàn cầu. Cách tiếp cận thứ hai để hoạch định chính sách đa văn hóa duy trì rằng họ tránh đưa ra bất kỳ giá trị cộng đồng dân tộc, tôn giáo hoặc văn hóa cụ thể nào làm trung tâm.

Bản dịch đa văn hóa. là tốt. Một cách suy nghĩ để khuyến khích xã hội cùng tồn tại nhiều nền văn hóa trong một mối quan hệ bình đẳng. Nó cũng là một mô hình quan hệ dân tộc ở nhiều quốc gia. Ở Hoa Kỳ, lý thuyết "hòa giải" [ Melting pot ] dân chủ hơn lý thuyết rằng người thiểu số nên đồng hóa thành một nền văn hóa thống trị, nhưng trong thực tế, mọi quốc gia đều có bản sắc riêng của mình. Để công nhận sự công nhận này, chúng tôi chấp nhận đa văn hóa, còn được gọi là lý thuyết salad · bát, tôn trọng bản sắc của mỗi nền văn hóa dân tộc và ủng hộ sự bình đẳng và hợp tác giữa các nhóm dân tộc. Thuyết tương đối văn hóa là cần thiết để hiện thực hóa một xã hội dựa trên đa văn hóa, nhưng có tranh luận về mức độ tương thích của nó với triết lý phổ quát [quyền con người, v.v.].
→ các mặt hàng liên quan Canada | đồng bào dân tộc thiểu số | xã hội đa văn hóa

Nguồn Encyclopedia Mypedia

Những ngôn ngữ khác


Laura Muchowiecka

Trong một thời gian ngắn, nhập cư đã trở thành một trong những vấn đề lớn trong đời sống chính trị châu Âu và dư luận xã hội đặt câu hỏi về hiện trạng của những khái niệm như quyền công dân, tính dân tộc và sự gắn kết cộng đồng. Sự di cư bên trong biên giới của Liên minh châu Âu và, trên hết, sự nhập cư của người nước ngoài đã dẫn tới một hiện tượng được mô tả là chủ nghĩa đa văn hóa. Như Elliot và Lemert đề cập, ý niệm về chủ nghĩa đa văn hóa – mà gần đây được tuyên bố là một mô hình mới của không chỉ các nhà nước hiện đại tự do kiểu mới như Canada, Australia hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, mà còn của những nước ở Cựu Lục địa như Pháp, Hà Lan, Vương quốc Anh hay Đức, – ngày càng ít nhận được sự ủng hộ của mọi người. Sự ủng hộ, nếu đã từng có ở chừng mực nào đó, trở thành thái độ ác cảm chính thức và phổ biến đối với cả một vài nhóm nhập cư lẫn các cộng đồng sắc tộc thiểu số theo đúng nghĩa, và đối với chủ nghĩa đa văn hóa như là hệ tư tưởng của một chiến lược chính trị nói riêng. Thậm chí, có vẻ như là ý niệm đó trở thành vật tế của vài vấn đề xã hội như sự chia rẽ, đói nghèo, sự gia tăng về tỷ lệ tội phạm và thất nghiệp, chủ nghĩa cực đoan, các cuộc tấn công khủng bố, khi đề cập đến ngoài mấy lời buộc tội.

“Phần lớn giống như các vấn đề khó chịu khác của thời đại – chủ nghĩa hậu hiện đại, toàn cầu hóa, chủ nghĩa khủng bố,…  ý tưởng thuần túy về chủ nghĩa đa văn hóa – ý thức hệ – gây lo ngại quá mức so với những gì trên thực tế có thể xảy ra. Sự thực là cái thế giới mà nhiều người cho là họ đang sống trong đó thực sự đa dạng… Song, kỳ lạ là, vào lúc còn thịnh hành từ những năm 1990 khi ngày càng nhiều người bắt đầu tuyên bố đa văn hóa là một cách tư duy về các thế giới, thì những lời tuyên xưng của họ thường được chào đón với thái độ hoang mang”.

Những câu hỏi chủ chốt mà luận án này sẽ tìm cách giải đáp có liên quan tới những phản đối này. Những lời buộc tội này có chính đáng không và nếu có thì ở phương diện nào? Những băn khoan và lo ngại nào của xã hội hay được đề cập nhất về những người nhập cư và những thay đổi mà người nhập cư mang tới? Các nhà chức trách và các chính phủ có phản ứng gì trước sự định cư lâu dài của các dòng người nhập cư khác nhau? Để giải quyết vấn đề này, trước hết, tôi sẽ xem xét những nguyên nhân gốc rễ và khảo sát xem làm thế nào mà một số xã hội phương Tây lại trở nên đa dạng đến vậy về mặt sắc tộc, đâu là các nhóm nhập cư chính và họ hòa nhập như thế nào vào xã hội nước chủ nhà. Và cuối cùng: có hợp lý không khi nói đến sự khủng hoảng hay thậm chí là sự sụp đổ của chủ nghĩa đa văn hóa?

Những nước được chọn để phân tích là Vương quốc Anh và Đức. Từ khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ II, cả Đức và Anh đều là điểm đến của các dòng người di cư khác nhau. Luận án này được chia thành 2 chương, trong đó mô tả cả hai nước theo cùng một cấu trúc: các tiểu mục đầu tiên nghiên cứu lịch sử nhập cư và các chính sách nhập cư, tiếp đó mô tả sự hòa nhập của những người có nguồn gốc nhập cư, sau đó đưa ra cái nhìn khái quát về các chủ đề tranh luận chính đề cập đến vấn đề nhập cư và chủ nghĩa đa văn hóa. Để hiểu được ý nghĩa của những vấn đề được bàn đến trong luận án này, cần phải đưa ra cơ sở lý luận và giải thích thuật ngữ “chủ nghĩa đa văn hóa”.

Chủ nghĩa đa văn hóa là gì?

“Theo học thuyết chủ nghĩa đa văn hóa của nhà nước, chúng ta khuyến khích các nền văn hóa khác nhau sống cách biệt, tách rời nhau và tách khỏi dòng chảy chính. Chúng ta không đưa ra một hình ảnh xã hội mà họ cảm thấy họ muốn thuộc về. Chúng ta lại còn cho phép những cộng đồng tách biệt này hành xử theo những cách thức hoàn toàn trái ngược với các giá trị của chúng ta”.

Những lời này của Thủ tướng Anh David Cameron nằm trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2 năm 2011. Sự chỉ trích của ông về chính sách đa văn hóa lâu nay đã khuấy lên một cuộc tranh luận công khai về cái được cho là sự khủng hoảng hay thậm chí là sự thất bại của chủ nghĩa đa văn hóa. Những nhận xét phê phán của ông cũng nhắc đến một tuyên bố thường được trích dẫn của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 10 năm 2010. Bà đưa ra những nghi ngờ của mình về chủ nghĩa đa văn hóa theo một cách thức kém phần tinh tế hơn khi tuyên bố những nỗ lực của đất nước tạo ra một xã hội đa văn hóa đã “hoàn toàn thất bại”. Họ chỉ là hai trong số ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo châu Âu buộc phải đi đến cùng một kết luận về các cộng đồng thiểu số người nhập cư và sự thích nghi được cho là không thành công của họ vào các xã hội châu Âu.

Như vậy, rõ ràng là chủ nghĩa đa văn hóa trở thành một vấn đề gây căng thẳng và lo ngại trong đời sống chính trị châu Âu trong những năm gần đây. Nó cũng được phản ảnh trong các chuyên luận khoa học. Hãy nhìn vào một số tiêu đề gần đây của các học giả về vấn đề này như: Phản đối chủ nghĩa đa văn hóa, Sự kết thúc của chủ nghĩa đa văn hóa? Chủ nghĩa khủng bố, hội nhập và quyền con người: sự khủng hoảng và những thách thức mới?; Sự thuật được thuật lại: những diễn biến của cuộc khủng hoảng chủ nghĩa đa văn hóa; Suy xét lại chủ nghĩa đa văn hóa – là đủ để đồng ý rằng chủ đề này cũng gây tranh cãi trong các học giả. Những gì mà ba thập kỷ qua được coi là giải pháp cho một số vấn đề kinh tế và xã hội là sự mở rộng vinh quang của các phong trào nhân quyền, thì giờ đây ngày càng bị nhiều người đặt câu hỏi. Các lý do cho sự thay đổi này trong cách nhận thức về nó là rất phức tạp. Nhưng trước khi đưa ra những “cái cớ” chủ yếu về chủ nghĩa đa văn hóa ở Anh và Đức, cần phải nói về thuật ngữ “chủ nghĩa đa văn hóa”.

Phần khó khăn của chủ nghĩa đa văn hóa là ý nghĩa của nó mơ hồ và dễ thay đổi. Như Charles W. Mills viết, đó là cái “túi chụp khái niệm” của vài vấn đề liên quan tới văn hóa, chủng tộc và bản sắc của các xã hội đa sắc tộc phương Tây hiện đại. Trong khi mô tả thuật ngữ này, tôi sẽ dựa vào cách tiếp cận của Kenan Malik – nhà văn người Anh, diễn giả và tác giả của một cuốn sách mới xuất bản gần đây, Kết quả kỳ quặc: tại sao cả hai bên đều sai trong cuộc tranh luận về chủng tộc [Strange Fruit: Why Both Sides Are Wrong in the Race Debate]. Ông lập luận rằng, các hiểu lầm về chủ nghĩa đa văn hóa nằm ở thực tế là thuật ngữ này có hai nghĩa khác nhau hiếm khi phân biệt được. Thứ nhất, thuật ngữ này ám chỉ những phản ứng nào đó của nhà nước trước sự đa dạng nhằm mục đích quản lý nó. Thứ hai, nó tiêu biểu cho “kinh nghiệm sống của chủ nghĩa đa văn hóa” – những thay đổi thực sự xuất hiện ở một số nước phương Tây bắt nguồn từ sự đa dạng hơn về sắc tộc và văn hóa. Hai khía cạnh này cũng được coi là mặt mô tả và mang tính quy chuẩn của chủ nghĩa đa văn hóa. Sự “khủng hoảng” hay “sụp đổ” của chủ nghĩa đa văn hóa đôi khi được ám chỉ tới nghĩa thứ nhất và đôi khi tới nghĩa thứ hai. Trong những nhận xét được đề cập ở trên của Thủ tướng Anh Cameron và Thủ tướng Đức Merkel, cả hai chính trị gia đều đặt câu hỏi về chủ nghĩa đa văn hóa theo nghĩa mang tính quy chuẩn [như là một “học thuyết”, một chính sách dựa trên triết lý về chủ nghĩa đa văn hóa]. Tuy nhiên, một số chỉ trích nhằm vào chủ nghĩa đa văn hóa như là một trạng thái tồn tại của các dân cư khác nhau ngày nay Những chỉ trích này chủ yếu, song không ngoại lệ, là của giới cánh hữu phản đối mạnh mẽ sự nhập cư và dân nhập cư nói chung, và người Hồi giáo nói riêng.

Chủ nghĩa đa văn hóa theo nghĩa quy chuẩn được mô tả là “tán dương sự đa dạng văn hóa sắc tộc, khuyến khích các công dân thừa nhận và ủng hộ việc thể hiện các phong tục tập quán, các truyền thống… tồn tại trong một xã hội đa sắc tộc”. Trọng tâm của nó là ý niệm mang tính khẳng định về sự thừa nhận và tôn trọng chung đối với mỗi cộng đồng và những giá trị độc đáo của họ tạo nên một xã hội. Chủ nghĩa đa văn hóa được cho là thách thức các hệ thống thức bậc sắc tộc và chủng tộc trước kia khi nó ủng hộ niềm tin cho rằng không có nền văn hóa này tốt hơn hay xấu hơn – và không nền văn hóa nào có quyền chi phối nền văn hóa khác. Trên thực tiễn, chủ nghĩa đa văn hóa bao hàm nhiều biện pháp khác nhau song chúng không bao gồm một tập hợp chính sách. Những biện pháp này thay đổi ở mỗi nước song nhìn chung có thể nhận ra một số thông lệ và nguyên tắc chính, chẳng hạn như: sự thừa nhận công khai [ủng hộ đối với các tổ chức sắc tộc thiểu số], sự thừa nhận về mặt giáo dục [bao gồm kiến thức về các nền văn hóa khác nhau trong chương trình giảng dạy của nhà trường và thành lập các trường công và dân lập cho các tộc người thiểu số], sự công nhận về mặt pháp lý [bảo vệ khỏi sự phân biệt chủng tộc và cho phép một số ngoại lệ vă hóa trước các điều luật], sự thừa nhận về mặt tôn giáo [cho phép và ủng hộ việc duy trì nghi lễ tôn giáo của các tộc người thiểu số đối với nơi thờ phụng, nghỉ làm việc trong những ngày lễ tôn giáo chính].

[còn tiếp]

Người dịch: Thái Hà

Nguồn: Laura Muchowiecka – The End of Multiculturalism? Immigration and Integration in Germany and the United Kingdom – The International Student Journal, Vol 5, No 06, 2013. TN 2014 – 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63.

Video liên quan

Chủ Đề