Tại sao ăn xôi lại nóng

TPO - Xôi là món ăn quen thuộc được yêu thích của nhiều người. Thế nhưng những người khỏe mạnh cũng không nên ăn xôi quá thường xuyên, một tuần chỉ nên ăn khoảng 2 lần là đủ. Đặc biệt, những nhóm người dưới đây nên hạn chế ăn xôi vì nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Người béo phì, người đang muốn giảm cân Xôi là món ăn chứa nhiều calo hơn bạn nghĩ. Xôi được nấu từ gạo nếp, kết hợp với các loại đậu, lạc, vừng, dừa nạo... nên có thể cung cấp nhiều năng lượng. Một đĩa xôi có thể tương đương với 600 calo [trong khi một bát phở chỉ chứa 400 calo]. Đó là chưa kể khi bạn ăn xôi với thịt gà, thịt lợn, trứng... Do đó, nếu đang muốn giảm cân hoặc bạn đang bị béo phì thì nên tránh xa các loại xôi. Ăn xôi là cách nạp vào cơ thể nhiều tinh bột giống hệt với ăn cơm và nó hoàn toàn có thể làm bạn tăng cân nhanh chóng.

Người bị đau dạ dày

Gạo nếp, các loại đậu, lạc tuy lành tính nhưng nó có thể gây ra tình trạng đầy bụng, ợ chua, khó chịu. Bởi khi bị bệnh dạ dày, lượng enzyme tiêu hóa cũng như axit dạ dày không ổn định sẽ gây cản trở cho quá trình tiêu hóa thực phẩm giàu tinh bột như gạo nếp và sinh ra tình trạng khó tiêu. Bên cạnh đó, các nguyên liệu khác của xôi như hành, tỏi, tiêu... cũng sẽ khiến người bị bệnh dạ dày không được thoải mái. Do đó, khi đã bị bệnh dạ dày, bạn nên hạn chế ăn xôi.

Người bị tăng cân

Trong 100 g gạo nếp có 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên ăn đồ nếp nói chung, năng lượng nạp vào cao hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với cơm tẻ. Chính vì vậy, ăn nhiều cơm nếp khiến nhiều người bị tăng cân nhanh chóng. Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng. Do xôi nhiều năng lượng, bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào buổi tối.

Người bị đầy hơi, khó tiêu

Nhiều người thay vì xôi thông thường lại có sở thích ăn xôi rán vì mùi vị hấp dẫn, thơm ngon hơn. Hoặc ăn xôi kèm theo rất nhiều thịt, chả, trứng. Tuy nhiên, nếu ăn như vậy, cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều chất béo, không tốt cho cơ thể. Ăn nhiều sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Người bị nhiệt miệng

Lương Y Vũ Quốc Trung cho biết, gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai. Trong đông y gạo nếp chỉ được khuyến cáo kiêng với những người nhiệt miệng, bị bệnh có sốt, chướng bụng….

Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ

Những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều [béo, đờm dãi nhiều]. Do vậy, thức ăn có chất dẻo nhiều, khó tiêu càng làm tình trạng nặng thêm. Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.

Phụ nữ mang bầu

Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp nói chung và các món xôi thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiêu chảy, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai… Tuy vậy, các bà bầu chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa phải. Mặc dù xôi nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao. Do đó, bà bầu ăn xôi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường lúc thai kỳ. Ngoài ra, xôi nếp có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong người khiến bà bầu khó chịu. Do đó, bà bầu nên ăn xôi một cách có chừng mực chứ không nên coi đây là món ăn hàng ngày.

Người có cơ địa nóng

Xôi có những thành phần khá nóng, vì thế khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn dễ “nóng trong người” và dễ nổi mụn. Vì vậy, người có cơ địa nóng nên hạn chế món này.

Những người hay bị nổi mụn trứng cá

Những người hay bị nổi mụn trứng cá cũng không nên ăn xôi buổi sáng, bởi cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người.

Người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ

Trong gạo nếp có chất Amylopectin rất khó tiêu. Vì vậy người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ không nên ăn xôi buổi sáng quá nhiều.

Người bị mẩn ngứa, mề đay

Những người bị mẩn ngứa, mề đay cũng không nên ăn xôi nếp buổi sáng vì có thể bị dị ứng thực phẩm.

Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con

Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con cũng nên tuyệt đối tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ.

Những lưu ý khi ăn xôi

Ăn xôi với thịt gà

Món xôi – gà là sự kết hợp yêu thích, món khoái khẩu khó cưỡng lại. Tuy nhiên, xôi nếp lại được cho là có tính kị với thịt gà. Thậm chí có thông tin cho rằng thịt gà ăn với cơm nếp sẽ sinh ra bạch thốn trùng [dân gian gọi là sán dây, sán xơ mít].

Ăn xôi nhiều lần trong tuần

Xôi là một thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng sánh ngang với các loại thịt, trứng, sữa, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn không nên ăn nhiều xôi. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn xôi 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ.

Ăn xôi thay ăn cơm

Với những người muốn giảm béo thì đặc biệt không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng. Bởi, xôi có chứa nhiều tinh bột, giống cơm nên ăn xôi nhiều bạn có thể tăng cân nhanh chóng.

Mới nhất Xem nhiều International
Khoa họcThường thứcHỏi - Đáp
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Tôi rất thích ăn bánh chưng, xôi, nhưng thường bị nóng ruột, khó chịu. Tại sao tôi bị như vậy trong khi nhiều người ăn không sao? [Bằng] 

Bánh chưng. Ảnh minh họa: ST

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây

Quảng cáo

Tag

Nhiều người cho rằng ăn gạo nếp gây béo hơn ăn gạo tẻ, ăn đồ nếp nóng, dễ mọc mụn… Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

Cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ do nhiều dinh dưỡng

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.



Trong 100g gạo nếp có 344 kcal, trong khi cùng 100g gạo tẻ có 350 kcal. Nhưng khi ăn cùng một bát, với cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất hạt dẻo, dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc. Đó chính là lý do người ta ăn cơm nếp có cảm giác no hơn và béo hơn khi ăn cơm tẻ song nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau này.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, việc ăn nhiều hay ăn ít cơm nếp phụ thuộc vào thói quen, sở thích chứ ăn cơm nếp nhiều không ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí ngược lại, cơm nếp có lợi cho sức khoẻ. Nhiều người thậm chí ăn nếp thay cơm.

Sở dĩ có sự khác nhau về độ dẻo của hai loại gạo này là bởi hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo, ngô tẻ, lượng amilopectin chiếm 80%, còn trong gạo, ngô nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên xôi thường rất dẻo, dính vào nhau.

Cơm nếp bị nóng

BS.CK I Đông Y Bùi Văn Phao cho hay, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Trong đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.


Còn về việc nhiều người quan niệm ăn đồ nếp sẽ khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ, lương y Hồng Minh giải thích: người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều [béo, đờm dãi nhiều] do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó càng làm tình trạng nặng thêm.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn, có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:

Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250g, rượu vang 500 ml, trứng gà 2 quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.

Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20-30g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.

Người viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng để ăn. Ngày ăn từ 1-2 lần.

Người nôn mửa không dứt: gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g , sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.

Trị thiếu máu: gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1-2 lần.

Tăng tiết sữa: gạo nếp, cho thêm nước vào nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc vừa ăn vừa uống nước cần phải bỏ vì nó có ảnh hưởng không tốt tới quá trình tiêu hóa, tạo cơ hội cho tích tụ mỡ trong cơ thể tăng cao.

Muốn giảm 1kg mỡ, cơ thể cần phải đốt đến 7.000kcal, tương đương với 20 buổi tập chăm chỉ và năng lượng từ 39 bát cơm.

Thịt gà là món ngon nhưng theo theo quan niệm đông y, thịt gà cũng tối kỵ với rất nhiều thứ khác nhau.

Stress, lười vận động, ăn uống thiếu kiểm soát khiến dân văn phòng dễ bị "kẻ giết người số một" tấn công.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Video liên quan

Chủ Đề