Tại sao chuyen duong khi thanh duong khong khu

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính chiếm từ 60-80% trường hợp viêm khớp dạng thấp và hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bệnh có tỷ lệ tàn phế cao, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phác đồ.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là dạng đặc biệt của viêm khớp dạng thấp (RA). Bệnh hình thành khi các kháng thể peptide chống chu kỳ (anti-cyclic citrulinated peptide antibodies – antiCCP) và yếu tố dạng thấp (RF) xâm nhập hoặc vào cơ thể, xuất hiện trong máu và đi đến phá hủy các mô khớp. Trong máu người bệnh có thể tồn tại một trong hai hoặc cả hai kháng thể và khởi phát từ các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm máu để nhận diện các kháng thể đặc hiệu gây bệnh.

Người bị viêm khớp dạng thấp âm tính không có các kháng thể này, nhưng vẫn có đầy đủ triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Riêng người bị viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh dương tính, triệu chứng tương tự như viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính, nhưng mức độ nghiêm trọng cao hơn và dễ bị dị dạng nhiều hơn.

Tại sao chuyen duong khi thanh duong khong khu

So sánh viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính và dương tính

  • Điểm tương đồng:

Bất kể người bệnh có hay không có kháng thể trong máu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp cũng giống nhau, bao gồm: đau khớp, cứng khớp, cơ thể căng cứng vào buổi sáng từ khoảng 30 phút trở lên, viêm ở các khu vực khác ngoài khớp, mệt mỏi…(1)

  • Điểm khác biệt:

Những người bị RA huyết thanh dương tính thường bị đau nhiều hơn những người có loại huyết thanh âm tính. Ngoài ra, họ cũng xuất hiện tình trạng:

    • Có nốt sưng dưới da
    • Viêm mạch máu
    • Gặp các vấn đề về phổi dạng thấp
    • Các bệnh lý về tim mạch

Nguyên nhân của RA huyết thanh dương tính

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính nói riêng hiện vẫn còn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân thường gặp bao gồm:

1. Yếu tố nhiễm khuẩn

Các tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn Epstein-Barr, Parvo, Mycoplasma, vi khuẩn đường ruột… tấn công vào cơ thể kích hoạt chuỗi các phản ứng miễn dịch làm sản sinh các phức hợp miễn dịch tấn công màng hoạt dịch, làm cho khớp bị tổn thương. Tình trạng này diễn ra thành một vòng tuần hoàn khiến cho khớp đã bị tổn thương càng thêm tổn thương, bào mòn xương và hủy khớp, dẫn đến dính và biến dạng khớp.

2. Yếu tố cơ địa

Cơ thể suy yếu không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường hoặc các vi khuẩn có trong cơ thể; chấn thương trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, lao động hay chơi thể thao tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

3. Yếu  tố môi trường

Xương khớp còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, áp suất khí quyển. Môi trường lạnh ẩm kéo dài, áp suất thường xuyên thay đổi là những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và làm gia tăng các cơn đau ở người bệnh.

4. Yếu tố tuổi tác, giới tính

Người trên 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ, có nguy cơ bị tình trạng này nhiều hơn do bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên, khiến cho lớp sụn khớp dễ bị xói mòn, xương kém cứng cáp và khớp bị yếu đi. Người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác.

5. Yếu tố di truyền

Tiền sử gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp hay có kháng nguyên bạch cầu HLA- DR4… cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Triệu chứng của RA huyết thanh dương tính

Cả viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính và âm tính đều có cùng một nhóm triệu chứng cụ thể, có thể xuất hiện và biến mất theo thời gian. Cụ thể như: (2)

Triệu chứng lâm sàng

  • Triệu chứng cơ năng: Đau và sưng các khớp đối xứng, thường lan tỏa ở các khớp nhỏ và nhỡ. Tình trạng đau, sưng xuất hiện ở các khớp suốt cả ngày, tăng dần về đêm và buổi sáng, dù người bệnh nghỉ ngơi vẫn không thuyên giảm. Người bệnh có biểu hiện cứng khớp, kéo dài khoảng 1 giờ trước khi bình thường trở lại. Một số trường hợp người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ khi bệnh bùng phát, mệt mỏi, suy nhược, trạng thái tinh thần kém.
  • Triệu chứng thực thể ở khớp: Người bệnh sưng, đau, nóng tại khớp do phần mềm bị tổn thương hay tràn dịch khớp. Các khớp viêm trong vài tuần, vài tháng và viêm theo tính đối xứng. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ làm biến dạng khớp kiểu: bàn tay gió thổi, ngón tay hình cổ cò, cổ tay hình lưng lạc đà…
  • Triệu chứng ngoài khớp: Người bị RA huyết thanh dương tính thường có tỷ lệ hạt thấp dưới da khoảng 15%, dính với màng xương, ít di động, kích thước lớn nhất khoảng 2cm. Ngoài ra, bệnh còn làm tổn thương phổi, mắt, tim mạch, lá lách to, viêm mắt, khô mắt và miệng, mệt mỏi liên tục, trầm cảm, nhiễm khuẩn tái phát và một vài trường hợp nặng gây tổn thương thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương.

Triệu chứng cận lâm sàng

Người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có kết quả xét nghiệm dương tính với yếu tố dạng thấp trong vòng 1 năm kể từ khi phát triển các triệu chứng và có biểu hiện như:

  • Thiếu máu, tiểu cầu và bạch cầu tăng.
  • Tăng tốc độ lắng máu (ESR) và protein C phản ứng (CRP)
  • Yếu tố dạng thấp (RF) xuất hiện trong máu
  • Kháng thể kháng CCP, xét nghiệm đặc hiệu giúp xác định và tiên lượng bệnh
  • Kết quả chẩn đoán hình ảnh: X-quang cho thấy chất lượng xương và sụn giảm, khớp bị tổn thương, dính khớp hoặc biến dạng…; siêu âm khớp nhận thấy tình trạng tràn dịch khớp, xương bị bào mòn, viêm màng hoạt dịch…; Chụp cộng hưởng từ (MRI) thấy khớp bị mòn, màng hoạt dịch bị viêm…

Biến chứng của RA huyết thanh dương tính

Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có xu hướng xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn và kết quả điều trị có thể không tích cực như những người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính. Do đó, những người bệnh này dễ có nguy cơ phát triển thành các biến chứng:

  • Bệnh loãng xương: Chính bệnh viêm khớp dạng thấp và tác dụng phụ của một số loại thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ loãng xương. Tình trạng này làm giảm chất lượng, suy yếu xương và khiến chúng dễ bị gãy hơn.
  • Các nốt dạng thấp: Các khối mô cứng thường hình thành xung quanh các điểm chịu nhiều áp lực như khuỷu tay. Những nốt này còn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả tim và phổi, gây xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm khớp nhẫn giáp, viêm phế quản, viêm màng phổi…
  • Hội chứng Sjogren: Người bị RA huyết thanh dương tính dễ mắc hội chứng Sjogren, khiến cho tuyến nước bọt và tuyến lệ bị tấn công dẫn đến ngừng hoạt động. Bệnh sẽ gây khô miệng, khô mắt. Hội chứng này tập trung ở phụ nữ từ 40-60 tuổi và không có khả năng lây bệnh.
  • Nhiễm trùng: Bản thân bệnh RA huyết thanh dương tính đã là một loại nhiễm trùng. Đồng thời, các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nhiều hơn. Cụ thể như người bệnh rất dễ nhiễm cúm, viêm phổi, zona và Covid-19.
  • Bất thường thành phần cơ thể: Những người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính sẽ có tỷ lệ mỡ nhiều hơn, ngay cả khi họ có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
  • Hội chứng ống cổ tay: RA huyết thanh dương tính ảnh hưởng đến cổ tay của người bệnh, tình trạng viêm gây chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.

Tại sao chuyen duong khi thanh duong khong khu

  • Bệnh tim mạch: Một trong những biến chứng đáng ngại của RA huyết thanh dương tính là có thể làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim, tổn thương van tim, tai tim… thậm chí là gây tử vong.
  • Bệnh phổi: Người bệnh còn có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, dẫn đến khó thở tiến triển.
  • Ung thư hạch: RA huyết thanh dương tính làm tăng nguy cơ ung thư hạch, một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.
  • Ảnh hưởng khả năng vận động: Việc các khớp sưng to gây đau đớn sẽ khiến cho người bệnh sợ vận động, gây teo cơ, khớp kém linh hoạt… lâu dần gây mất chức năng vận động.
  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Nữ giới có tỷ lệ bị RA huyết thanh dương tính cao hơn nam giới từ 2-3 lần. Tình trạng bệnh ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và trẻ sinh ra cũng dễ mắc dị tật bẩm sinh.
  • Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính và cũng đồng thời là biến chứng của bệnh. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tăng  huyết áp, tiểu đường…

Phương pháp chẩn đoán RA huyết thanh dương tính

Bệnh RA huyết thanh tính được chẩn đoán thông qua một loạt các phương pháp khám sức khỏe, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh dưới đây:

1. Khám sức khỏe tổng quát

Trước khi chỉ định các phương pháp xét nghiệm, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để hỏi bệnh sử, triệu chứng và khám các khớp xương như khớp tay, khớp bàn tay để xác định tình trạng tổn thương, tìm kiếm các nốt phong thấp hay biểu hiện biến dạng…

2. Xét nghiệm máu

Người bệnh cũng được chỉ định xét nghiệm máu để tìm ra chất kháng CCP hoặc yếu tố dạng thấp. Nếu kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính, có 70 – 80% khả năng bạn sẽ nhận được chẩn đoán RA huyết thanh dương tính.

Trong một số trường hợp, kết quả dương tính cũng có thể chỉ ra các bệnh khác, nên chưa đủ để bác sĩ khẳng định bệnh mà cần phải phối hợp với các biện pháp chẩn đoán khác.

3. Chụp X-quang

Kết quả X-quang cho thấy tình trạng thoái hóa sụn và xương là dấu hiệu xác nhận về tình trạng viêm đa khớp dạng thấp huyết thanh dương tính. Nếu có tổn thương gây xói mòn khớp, chẩn đoán này sẽ càng được khẳng định.

Ngoài một số biện pháp nêu trên, các chuyên gia về cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh cho biết bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) hay các xét nghiệm máu bổ sung để kiểm tra mức độ viêm ở các khớp.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính

Tương tự như với viêm khớp dạng thấp, người bị RA huyết thanh dương tính có thể được điều trị bằng các phương pháp chính là: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và điều trị hỗ trợ. (3)

1. Điều trị nội khoa

  • Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giúp điều trị RA huyết thanh dương tính là dùng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD). Nhóm thuốc này có thể làm chậm sự phát triển của viêm khớp dạng thấp và giúp ngăn ngừa tổn thương khớp nhiều hơn. Loại thuốc thuộc nhóm DMARD phổ biến thường được sử dụng là Methotrexate, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine, Leflunomid, Cyclosporin A…
  • Người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen để giúp kiểm soát cơn đau và kháng viêm.
  • Một số loại thuốc steroid như Prednisone cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát các đợt bùng phát viêm khớp lớn. Việc dùng thuốc này cần được theo dõi sát sao để giảm dần đến liều thấp nhất có thể và ngừng sử dụng ngay sau khi các đợt bùng phát được kiểm soát.

Bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ còn có thể chỉ định kết hợp với các bài tập phù hợp để hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn.

2. Điều trị ngoại khoa

Rất nhiều người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa lâu dài, không cần đến phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp lựa chọn điều trị ngoại khoa khi bị tổn thương khớp nghiêm trọng.

Các phẫu thuật được tiến hành để giúp cải thiện khả năng vận động và giảm đau ở các khớp bị biến dạng. Với những trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng không thể tiếp tục sử dụng khớp hiện hữu, phương án phẫu thuật thay khớp sẽ được đề xuất để giúp cải thiện chức năng, khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bất kỳ phương pháp phẫu thuật này cũng tiềm ẩn khả năng xảy ra các biến chứng, điển hình như nhiễm trùng, chảy máu, đau đớn khi phẫu thuật… Do đó, phương án phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp lợi ích đạt được lớn hơn rủi ro phải gánh chịu.

3. Điều trị hỗ trợ

Phương pháp này có mặt ở tất cả các giai đoạn của bệnh và nên được phối hợp với điều trị nội khoa và ngoại khoa để giúp người bệnh giảm đau, nhanh phục hồi.

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập phù hợp để tăng sức sức khỏe, độ dẻo dai cho các khớp. Đồng thời, họ cũng thực hiện tư vấn, giúp thay đổi thói quen hàng ngày để giảm căng thẳng cho khớp.

Phương pháp điều trị này cần có các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ tập luyện. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có phòng vật lý trị liệu hay phục hồi chức năng hàng ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, người bị tình trạng này cũng cần được chăm sóc tại nhà, nên bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập phù hợp, tùy theo thể lực và tình trạng bệnh. Việc tập thể dục thường xuyên giúp các khớp cử động linh hoạt và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Vào thời điểm các cơn đau bùng phát, người bệnh được hướng dẫn luân phiên chườm lạnh và chườm nóng để kiểm soát cơn đau, làm giảm viêm. Người bệnh cũng được khuyên dùng các dụng cụ chuyên dụng khi di chuyển, nhằm hạn chế làm tổn thương thêm cho khớp.

Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Cách chăm sóc người bệnh RA huyết thanh dương tính

Chăm sóc người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính thúc đẩy thời gian phục hồi, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ phẫu thuật. Theo đó, lời khuyên từ các chuyên gia cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh dành cho việc chăm sóc người bệnh như sau:

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Xây dựng thực đơn lành mạnh, giàu dinh dưỡng với thịt trắng, cá béo, rau củ, trái cây… Uống đủ nước, tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, Kali… Khi ăn, nên chia nhỏ bữa, ăn uống điều độ, tránh bỏ bữa.

Xem thêm: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì?

  • Tăng cường vận động bằng các môn thể thao phù hợp như bơi lội, đạp xe, đi bộ… để giúp cơ bắp dẻo dai, hạn chế nguy cơ béo phì, tăng cường cảm xúc tích cực cho cơ thể.
  • Massage, xoa bóp các khớp: Dùng tinh dầu xoa bóp các khớp nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, kết hợp ủ ấm để tránh khớp bị cứng vào buổi sáng. Kết hợp tắm và ngâm nước ấm giúp cơ thể thư giãn, tăng tuần hoàn máu.
  • Giữ gìn sức khỏe tổng thể: Nghỉ ngơi và làm việc điều độ giúp cân bằng tâm trạng. Tiêm ngừa đầy đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh truyền nhiễm. Nghiêm túc tuân thủ chỉ định điều trị các bệnh lý khác (nếu có) để giảm áp lực cho bệnh RA huyết thanh dương tính.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0287 102 6789 – 0287 300 6858
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là một trong những bệnh lý phức tạp, thường gặp ở phụ nữ và rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi nhận thấy có triệu chứng điển hình nêu trên, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.