Tại sao cổ phiếu coteccons suy giảm mạnh

Trong quý vừa qua, Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) có doanh thu tăng gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 3.280 tỷ đồng. Cộng với tiết giảm chi phí, doanh nghiệp này có lãi gộp hơn 215 tỷ đồng, tăng trên 60%. Biên lãi gộp nhích lên gần 6,6% so với mức 5,3% cùng kỳ 2021. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh tới 3,2 lần so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ lãi cho vay và đầu tư góp vốn.

Tuy nhiên quý II, công ty này vẫn lỗ hơn 23,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 45 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm hơn 153% do chi phí doanh nghiệp bị đội lên gần 3 lần, trong đó dự phòng nợ phải thu tăng đột biến.

Một trong những khoản khiến "ông lớn" ngành xây dựng này phải trích lập dự phòng nặng nhất là dự án D'Capitale (Hà Nội) của Công ty Ngôi sao Việt - thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Dự án đã được bàn giao và đưa vào sử dụng từ năm 2019. Công tác thu hồi nợ đến nay chưa thành công nên Coteccons phải trích lập dự phòng 242 tỷ đồng cho dự án này trong quý II/2022, nâng số trích lập dự phòng lũy kế từ năm 2020 đến nay lên mức 484 tỷ đồng.

Thời gian qua, lãnh đạo Coteccons cho biết công ty phải đối mặt khó khăn, thách thức khi Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản. Vụ việc tại Tân Hoàng Minh khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị thắt chặt, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.

Gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột, căng thẳng địa chính trị khiến giá nguyên, nhiên vật liệu leo thang trong nửa cuối 2021 và đầu năm nay cũng đang tiếp tục đè nặng lên các nhà thầu xây dựng nói chung. Dư âm của đại dịch còn ảnh hưởng đến sự phân bổ lao động, dẫn đến thiếu hụt nhân công tại các thành phố lớn, khiến chi phí lao động tăng cao.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Coteccons ghi nhận hơn 5.193 tỷ đồng doanh thu nhưng chỉ lãi sau thuế hơn 5,4 tỷ đồng. Doanh thu tăng không đáng kể, lợi nhuận quý II lại giảm mạnh trên 18 lần nên công ty hiện mới hoàn thành hơn một phần ba chỉ tiêu doanh thu cả năm. Quý I, doanh nghiệp này lãi 29 tỷ đồng, vượt 45% so với kế hoạch lợi nhuận 20 tỷ đồng trong năm nay.

6 tháng đầu năm, công ty thắng thầu 39 dự án với tổng giá trị xây dựng hơn 16.000 tỷ đồng và cũng bàn giao cho khách hàng 14 dự án. Ngoài ra, CTD có danh mục đầu tư ngắn hạn hơn 3.000 tỷ đồng gồm tiền gửi ngân hàng và trái phiếu nhiều kỳ hạn. Theo ban lãnh đạo, điều này cho phép công ty tăng tỷ suất lợi nhuận thu nhập tài chính bình quân và phòng ngừa rủi ro về khả năng thanh toán.

Nhận xét về ngành xây dựng, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cho rằng biên lợi nhuận của ngành này đang chịu nhiều áp lực khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và lượng cung bất động sản trên thị trường nhà ở suy giảm, cũng như tác động lan tỏa từ đầu tư công chưa đạt kỳ vọng.

Tuy nhiên trong dài hạn, đơn vị này kỳ vọng tích cực vào tăng trưởng của cổ phiếu ngành xây dựng khi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản dân cư tại Việt Nam vẫn rất lớn. Khi tiến độ đầu tư công đạt kế hoạch và các nút thắt của thị trường bất động sản được tháo gỡ, dư địa tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng sẽ được rộng mở.

Giá cổ phiếu Coteccons đã giữ xu hướng giảm liên tục từ đỉnh tháng 11/2017 đến nay. Trong đó, thị giá cổ phiếu này đang ở vùng thấp nhất 1 năm và đang hướng về đáy 6 năm.

Trái ngược với diễn biến chung của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay, cổ phiếu CTD của Công ty CP Xây dựng Coteccons lại liên tục giữ xu hướng đi xuống, hiện đã rơi xuống vùng thấp nhất 1 năm gần đây.

Hiện tại, thị giá cổ phiếu CTD chỉ được giao dịch dưới giá 55.000 đồng, tương đương mức giảm 30% so với đầu năm. Tính trong vòng 1 tháng gần nhất, thị giá cổ phiếu này cũng đã giảm xấp xỉ 20%.

Tại vùng giá này, cổ phiếu CTD đang ở vùng thấp nhất kể từ tháng 4/2020, và tương đương mức đáy ghi nhận trong tháng 10/2020 khi nhóm cổ đông lớn Kusto chính thức tiếp quản Coteccons từ cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Dương và dàn lãnh đạo cũ sau nhiều năm tranh chấp nội bộ.

Tại sao cổ phiếu coteccons suy giảm mạnh
Giá cổ phiếu CTD vẫn đang trong đà trượt dài kể từ đỉnh cuối năm 2017. (Nguồn:Tradingview)

Tại vùng giá hiện nay, cổ phiếu CTD chỉ còn cách đáy 6 năm khoảng 13% (đáy trước đó ghi nhận vào cuối tháng 3/2020 ở mức 48.000 đồng/cổ phiếu).

Đằng sau đà trượt dài của CTD

Thực tế, biểu đồ giá của cổ phiếu nhà thầu xây dựng này đã cho thấy xu hướng trượt dài từ vùng đỉnh hơn 230.000 đồng hồi tháng 11/2017 đến nay.

Trong đó, có nhiều lý do để giải thích cho đà suy giảm của cổ phiếu CTD, từ một trong những mã có thị giá cao nhất thị trường trở thành cổ phiếu liên tục dò đáy.

Lý do gần nhất khiến thị giá CTD liên tục suy yếu chính là xu hướng chung của các cổ phiếu ngành xây dựng, khi chịu ảnh hưởng lớn từ việc giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt là sắt, thép.

Tính từ đầu năm đến nay, giá thép thành phẩm đã tăng khoảng 45% và cao gấp rưỡi so với quý III/2020. Trong khi đó, giá xi măng cũng tăng gần 70% và giá cát tăng gần gấp đôi trong giai đoạn này.

Diễn biến này khiến lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp sản xuất thép tăng cao, trái ngược với nhóm doanh nghiệp xây dựng như Coteccons.

Tại sao cổ phiếu coteccons suy giảm mạnh
Giá nguyên vật liệu tăng cao, đặc biệt là sắt thép khiến Coteccons và nhiều nhà thầu xây dựng khác suy giảm kết quả kinh doanh từ đầu năm nay. (Ảnh: Ngọc Thắng)

Cụ thể, việc chi phí nguyên vật liệu tăng cao đã khiến biên lãi gộp của nhà thầu xây dựng này giảm đáng kể. Báo cáo tài chính quý I của Coteccons cho biết doanh thu 3 tháng đầu năm của công ty chỉ đạt 2.568 tỉ đồng, thấp hơn 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây đã là năm thứ 4 liên tiếp Coteccons ghi nhận đà suy giảm doanh thu trong quý đầu năm kể từ 2017. Đây cũng là số thu thấp nhất trong 25 quý gần nhất của nhà thầu xây dựng này (kể từ quý I/2015).

Đà giảm doanh thu nói trên cùng với biên lãi gộp giảm từ 5,46% kỳ trước xuống 4,67% kỳ này đã khiến các chỉ tiêu lợi nhuận trước và sau thuế của Coteccons giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, đạt lần lượt 69 tỉ và 55 tỉ đồng. Đây cũng là quý kinh doanh có lợi nhuận thấp nhất của Coteccons kể từ năm 2013 đến nay.

Chưa cắt được đà suy giảm biên lãi gộp

Thực tế, không phải đến khi giá vật liệu xây dựng tăng nhanh mới khiến biên lãi gộp của Coteccons chịu ảnh hưởng. Theo đó, biên lãi gộp của nhà thầu xây dựng này đã giữ xu hướng giảm liên tục từ giai đoạn 2016-2018 đến nay. Trong đó, đây là giai đoạn hoàng kim của Coteccons với doanh thu xấp xỉ 30.000 tỉ/năm và lợi nhuận trên 1.500 tỉ đồng.

Tại sao cổ phiếu coteccons suy giảm mạnh

Đây cũng là thời điểm mà thị giá CTD đạt đỉnh và nằm trong nhóm cao nhất thị trường. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 đến đầu 2018, biên lãi gộp quý của Coteccons đều đạt 7-10%, biên lãi gộp bình quân quý giai đoạn này là 7,86%.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2018, tỉ lệ này của Coteccons đã bắt đầu suy giảm và thường xuyên giảm xuống mức trên dưới 6%/quý. lệ này thậm chí còn chạm đáy vào quý II/2019 khi chỉ đạt 3,18%, mức thấp nhất trong hơn một thập niên hoạt động của Coteccons.

Từ năm 2019 đến nay, biên lãi gộp bình quân quý của Coteccons chỉ đạt khoảng 5,17%, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2016-2018.

Cùng với đà suy giảm biên lãi gộp, kết quả kinh doanh của nhà thầu xây dựng này cũng giảm nhanh trong các năm qua. Tính đến cuối năm 2020, Coteccons đang chịu đà suy giảm doanh thu năm thứ 2 và sụt giảm lợi nhuận năm thứ 3 liên tiếp.

Trong năm 2020, doanh thu nhà thầu xây dựng này ghi nhận đạt 14.558 , giảm gần 40% so với năm trước và lợi nhuận ròng đạt 335 tỉ đồng, giảm 53%.

Tại sao cổ phiếu coteccons suy giảm mạnh

Nếu so với đỉnh kết quả kinh doanh ghi nhận trong giai đoạn 2017-2018, doanh thu của Coteccons đã giảm hơn một nửa trong khi lợi nhuận thu về giảm gấp 5 lần.

Ngoài yếu tố hiệu quả kinh doanh, đà trượt dài của giá cổ phiếu CTD cũng trùng với giai đoạn những mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp lên cao.

Trong đó, mâu thuẫn bắt đầu phát sinh lớn từ năm 2018 giữa nhóm cổ đông lớn Kusto và The 8th Pte Ltd với dàn lãnh đạo cũ của Coteccons do ông Nguyễn Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Sỹ Công là Tổng giám đốc.

Những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm cổ đông lớn này đã khiến nhiều hoạt động ở thượng tầng doanh nghiệp này bị đình trệ, 2018 cũng là năm khởi đầu cho đà suy giảm của cả kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu CTD.

Đến cuối năm 2020 vừa qua, những mâu thuẫn nội bộ tại Coteccons mới dừng lại với sự rời đi của ông Nguyễn Bá Dương và hầu hết dàn lãnh đạo cấp cao cũ. Thay vào đó, các nhân sự của Kusto và The8th được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng.

Từ đó đến nay, trong khi kết quả kinh doanh của Coteccons chưa thể khởi sắc trở lại thì giá cổ phiếu CTD vẫn liên tục trượt dài.

Quang Thắng

  • CMC công bố chủ trương mua 10% cổ phiếu quỹ, chốt quyền nhận cổ tức 2020 bằng tiền với tỉ lệ 20%
  • Cổ đông Vinaconex sẽ được chia cổ phiếu thưởng từ cổ phiếu quỹ với tỉ lệ 9%
  • Licogi 16 trả cổ tức bằng cổ phiếu, muốn huy động thêm 500 tỉ đồng

Theo Zingnews

Theo Zingnews

Link bài gốc Copy link

https://zingnews.vn/co-phieu-coteccons-truot-dai-post1217210.html

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu Coteccons trượt dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]