Tại sao cúp điện mà không thông báo

Điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay nên việc bị cắt điện dẫn đến rất nhiều rắc rối. Mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày sẽ không thể làm hoặc trở nên vất vả hơn khi không có điện. Chính vì vậy mọi người cần nắm rõ quy định cắt điện và cấp điện trở lại để chủ động, tiện lợi trong việc sử dụng và thanh toán tiền điện. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu những lý do dẫn đến bị cắt điện và làm thế nào để được cấp điện trở lại nhé!

  • Nguyên nhân dẫn đến bị cắt điện
  • Bị cắt điện làm thế nào để được cấp điện trở lại?

Nguyên nhân dẫn đến bị cắt điện

Tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định bên bán điện chỉ được ngừng, giảm mức cung cấp điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp. Bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 5 ngày bằng cách thông báo trong 3 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
  • Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện; và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
  • Bên mua điện có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật: phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực; vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện; cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện; trộm cắp điện; sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ; vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
  • Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật điện lực, Luật xây dựng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tại sao cúp điện mà không thông báo
Nguyễn nhân dẫn đến bị cắt điện

Nếu công ty Điện lực tự ý ngừng, giảm mức cung cấp điện trái với quy định của pháp luật thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.

Phần lớn các hộ gia đình, cá nhân bị cắt điện là do thanh toán tiền điện muộn, hoặc không đóng tiền điện cho nhà cung cấp điện. Do đó, cá nhân và hộ gia đình cần lưu ý thời gian đóng tiền điện hàng tháng để tránh tình trạng bị cắt điện và gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

Về vấn đề này, theo điều 23, Luật Điện lực 2012 quy định thanh toán tiền điện như sau: Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Tại khoản 6, điều 23 bộ Luật điện lực có quy định cụ thể, trong trường hợp khách hàng chậm đóng tiền điện hoặc không đóng tiền điện sẽ được nhà cung cấp điện gửi thông báo 3 lần. Nếu sau 15 ngày kể từ lần thông báo đầu tiên khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền điện thì bên cung cấp điện sẽ có quyền ngừng cung cấp điện cho khách hàng. Nhà cung cấp điện sẽ phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho khách hàng mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do ngừng cấp điện gây ra.

Nếu trường hợp bị cắt điện thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì khách hàng cần nhanh chóng khắc phục sao cho phù hợp với quy định và đến công ty điện xin cấp điện trở lại. 

Khi bị cắt điện do chậm đóng tiền điện hoặc không đóng tiền điện, để được cấp điện trở lại, hộ gia đình, cá nhân cần phải  nhanh chóng thanh toán số tiền điện còn nợ nhà cung cấp điện phụ trách nơi mình ở. Hiện nay, khách hàng có thể thanh toán tiền điện tại văn phòng của công ty điện lực qua hệ thống ngân hàng, qua cổng thanh toán trực tuyến hoặc bất cứ địa điểm nào được ủy quyền thu tiền điện.

Tại sao cúp điện mà không thông báo
Bị cắt điện làm thế nào để được cấp điện trở lại?

Ngoài ra theo Quyết định 8474/QĐ-BCT, ban hành ngày 23/9/2014 của Bộ Công thương, bên cạnh số tiền điện phát sinh trong tháng, hộ gia đình, cá nhân còn phải trả phí để được cấp điện và sử dụng trở lại.

Theo quy định, mức phí này được quy định như sau:

  • Từ 0,4kV trở xuống: 81.000 đồng
  • Trên 0,4kV đến 35kV: 222.000 đồng
  • Trên 35kV: 344.000 đồng

Và mức phí này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Sau khi khách hàng thanh toán tiền điện và đóng phí mở sử dụng điện trở lại thành công, trong vòng tối đa 24giờ công ty điện sẽ tái cấp điện cho khách hàng.

Trên đây là một số thông tin giúp người sử dụng điện tìm lời giải cho vấn đề tại sao bị cắt điện và gợi ý giải pháp khi bị cắt điện nên làm cách nào để được cấp điện trở lại. Bạn đọc hãy lưu ý để đảm bảo quyền lợi sử dụng điện của mình và gia đình.