Tại sao giá xăng lại tăng

Theo tờ New York Times, căng thẳng địa chính trị và sự chênh lệch ngày càng tăng giữa cung và cầu đã khiến giá xăng dầu tăng lên.

Giá dầu thô đã tăng hơn 15% chỉ trong tháng Giêng, với mức giá chuẩn toàn cầu lần đầu tiên vượt qua 90 USD/thùng trong hơn bảy năm, do lo ngại về xung đột Nga - Ukraina.

Theo Hiệp hội Ôtô Mỹ [AAA], giá trung bình của xăng thông thường đang nhanh chóng đạt mức 3,40 USD/gallon, cao hơn gần 1 USD so với một năm trước.

Vào tháng 11, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược quốc gia để giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng, nhưng động thái này không tạo ra nhiều khác biệt.

Nhiều nhà phân tích năng lượng dự đoán, giá dầu có thể sớm chạm mức 100 USD/thùng, ngay cả khi ôtô điện trở nên phổ biến hơn và đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn. Exxon Mobil và các công ty dầu mỏ khác mà chỉ một năm trước đây được một số nhà phân tích Phố Wall coi là "khủng long có nguy cơ tuyệt chủng" giờ đang phát triển mạnh, thu về lợi nhuận lớn nhất trong nhiều năm.

Giá xăng dầu ở Mỹ tăng cao. Ảnh: AFP/Getty

Tại sao giá dầu đột ngột cao như vậy?

Đại dịch làm giảm giá năng lượng vào năm 2020, thậm chí khiến chỉ số giá dầu của Mỹ lần đầu tiên rơi xuống dưới 0. Tuy nhiên, giá đã tăng trở lại nhanh hơn và nhiều hơn dự kiến ​​của nhiều nhà phân tích, một phần lớn là do nguồn cung không theo kịp nhu cầu.

Các công ty dầu mỏ phương Tây, một phần chịu áp lực từ các nhà đầu tư và các nhà hoạt động môi trường, đang khoan dầu ít hơn so với trước đại dịch để kìm hãm sự gia tăng nguồn cung. Các nhà điều hành trong ngành cho biết đang cố gắng không mắc phải sai lầm tương tự trong quá khứ khi họ bơm quá nhiều dầu lúc giá cao, dẫn đến sự sụt giảm giá.

Ở những nước khác như Ecuador, Kazakhstan và Libya, thiên tai và bất ổn chính trị đã hạn chế sản lượng trong những tháng gần đây.

Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu tại công ty nghiên cứu và tư vấn Rystad Energy, cho biết: “Việc ngừng hoạt động ngoài kế hoạch đã biến những gì được cho là xoay trục hướng tới thặng dư thành một khoảng cách sản xuất sâu”.

Về nhu cầu, phần lớn thế giới đang học cách đối phó với đại dịch, mọi người háo hức mua sắm và thực hiện các chuyến đi. Lo ngại phải tiếp xúc với virus lây nhiễm, nhiều người đang chọn lái xe thay vì sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Nhưng yếu tố trước mắt và then chốt nhất là địa chính trị.

Ben Cahill, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết, căng thẳng Nga-Ukraina khiến “thị trường dầu mỏ rơi vào tình trạng nguy khốn”.

Nga sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mỹ sẽ không bị tổn hại trực tiếp một cách đáng kể nếu hoạt động xuất khẩu của Nga tạm ngừng, vì Nga chỉ xuất khoảng 700.000 thùng/ngày sang Mỹ. Số lượng tương đối khiêm tốn này có thể dễ dàng được thay thế bằng dầu từ Canada và các nước khác.

Nhưng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các chuyến hàng của Nga vận chuyển qua Ukraina, hoặc sự phá hoại các đường ống khác ở Bắc Âu, sẽ làm tê liệt phần lớn lục địa và làm biến dạng chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu. Đó là bởi vì, các nhà giao dịch nói, phần còn lại của thế giới không có khả năng thay thế dầu của Nga.

Ngay cả khi các chuyến hàng dầu của Nga không bị gián đoạn, Mỹ và các đồng minh có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc kiểm soát xuất khẩu đối với các công ty Nga, hạn chế khả năng tiếp cận thiết bị của họ, điều này có thể làm giảm dần sản lượng của Nga.

Ngoài ra, việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang Châu Âu bị gián đoạn có thể buộc một số công ty tiện ích phải sản xuất nhiều điện hơn bằng cách đốt dầu chứ không phải khí đốt. Điều đó sẽ làm tăng nhu cầu và giá cả trên toàn thế giới.

Giá xăng dầu ở Mỹ tăng cao. Ảnh: AFP/Getty

Mỹ và các đồng minh có thể làm gì nếu hoạt động sản xuất của Nga bị gián đoạn?

Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu và thậm chí cả Trung Quốc có thể giải phóng nhiều dầu thô hơn từ nguồn dự trữ dầu chiến lược của họ. Những động thái như vậy có thể hữu ích, đặc biệt nếu một cuộc khủng hoảng diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng dự trữ sẽ không đủ nếu nguồn cung dầu của Nga bị gián đoạn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Các công ty dầu mỏ phương Tây từng cam kết không sản xuất quá nhiều dầu có khả năng sẽ thay đổi cách tiếp cận nếu Nga không thể hoặc không muốn cung cấp nhiều dầu như họ đã làm. Họ sẽ có những động lực tài chính lớn - từ giá dầu tăng cao - để khoan thêm dầu. Nhưng các doanh nghiệp đó sẽ mất hàng tháng để tăng cường sản xuất.

OPEC đang làm gì?

Tổng thống Joe Biden đã thúc giục Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ [OPEC] bơm thêm dầu, nhưng một số thành viên đã không đạt được hạn ngạch sản xuất hàng tháng và một số có thể không có khả năng tăng nhanh sản lượng. Các thành viên OPEC và các đồng minh, trong số đó có Nga, đã đồng ý tuân theo kế hoạch tăng sản lượng trong tháng tới ở mức tương đối khiêm tốn 400.000 thùng/ngày.

Ngoài ra, nếu nguồn cung của Nga bị giảm đột ngột, Mỹ có khả năng sẽ gây áp lực lên Saudi Arabia để tăng sản lượng độc lập. Các nhà phân tích cho rằng vương quốc này có vài triệu thùng dự phòng có thể khai thác nếu xảy ra khủng hoảng.

Bao giờ giá dầu giảm?

Giá dầu lên xuống theo chu kỳ, và có một số lý do khiến giá có thể giảm trong vài tháng tới. Đại dịch còn lâu mới kết thúc và Trung Quốc đã đóng cửa một số thành phố để ngăn chặn sự lây lan của virus, làm chậm nền kinh tế và nhu cầu năng lượng của nước này. Nga và phương Tây có thể đạt được một thỏa thuận - chính thức hoặc ngầm - để ngăn ngừa xung đột ở Ukraina.

Và Mỹ cùng các đồng minh có thể khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 mà cựu Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ. Một thỏa thuận như vậy sẽ cho phép Iran bán dầu dễ dàng hơn nhiều so với hiện tại. Các nhà phân tích cho rằng Iran có thể xuất khẩu 1 triệu thùng hoặc hơn mỗi ngày nếu thỏa thuận hạt nhân được khôi phục.

Cuối cùng, giá cao có thể làm giảm nhu cầu về dầu đủ để giá dầu giảm. Ví dụ, một trong những khuyến khích tài chính chính để mua ôtô điện là điện có xu hướng rẻ hơn xăng mỗi kilomet. Doanh số bán ôtô điện đang tăng nhanh ở Châu Âu, Trung Quốc và ngày càng tăng ở Mỹ.

[Theo Lao Động]

Giá dầu thế giới đã chứng kiến một năm tăng mạnh khi nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu trong thời điểm các nền kinh tế mở cửa trở lại.

Giá xăng bán lẻ trong nước đang ở mức cao kỷ lục. Trong ảnh: xe bồn nhận xăng tại kho ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cho biết giá xăng có thể tăng lần thứ 5 liên tiếp khi giá xăng dầu thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore hiện cao hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 700 đồng/lít.

Theo các doanh nghiệp, giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 23-5 sẽ phải tăng giá nếu liên bộ Tài chính - Công thương không xả quỹ bình ổn. Với trường hợp không trích hoặc xả quỹ, giá xăng có thể tăng khoảng 700 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu diesel [DO] lại đảo chiều giảm giá, hiện giá bán lẻ trong nước đang cao hơn giá thành phẩm bình quân khoảng 1.300 đồng/lít nên giá dầu có thể giảm mạnh.

Quỹ bình ổn tại Petrolimex ngày 11-5 chỉ còn âm 53 tỉ đồng, Saigon Petro tồn hơn 200 tỉ đồng, trong khi PVOil vẫn âm hơn 1.000 tỉ đồng nên khả năng liên bộ xả quỹ bình ổn trong kỳ điều hành mới vẫn khó dự đoán.

Nếu so sánh với kỳ tăng giá mạnh vào tháng 3, giá dầu thô trong kỳ này tăng cao, có thời điểm tăng đến 140 USD/thùng khiến giá xăng lên gần 30.000 đồng lít.

Trong khi đó, tại kỳ điều hành ngày 11-5 và hiện nay giá dầu thô đều không tăng đột biến, chỉ giao dịch ở mức trên dưới 110 USD/thùng nhưng giá xăng bán lẻ đã leo lên ngưỡng 30.000 đồng/lít, lại đối diện mức đỉnh giá mới dù đã giảm 2.000 đồng/lít do giảm 50% thuế bảo vệ môi trường.

Lãnh đạo doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phía Nam cho biết sở dĩ có nghịch lý về giá dầu thô, giá xăng dầu thành phẩm như hiện nay là do xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động đến việc cung ứng nguồn dầu thô của các nhà cung cấp lớn, kéo theo các nhà máy lọc dầu bắt đầu "ngấm đòn".

Theo vị này, ngay khi xung đột xảy ra, giá dầu thô lập tức ảnh hưởng và tăng vọt nhưng các sản phẩm sau khi lọc dầu chưa tăng tương ứng do còn lượng dự trữ lớn. Tuy nhiên, hiện giá xăng dầu thành phẩm lại tăng ở mức quá cao dù giá dầu thô lại không tăng đột biến.

"Giá thành phẩm sẽ phụ thuộc vào nguồn cung dầu thô, thông thường xăng dầu thành phẩm có giá cao hơn dầu thô khoảng 10 USD/thùng, nhưng hiện nay các sản phẩm sau lọc dầu đã đội giá quá cao, tăng gấp 3 khi chênh đến 30 USD/thùng, kéo giá bán lẻ tăng mạnh bất chấp dầu thô không tăng cao", vị này nói.

Ngoài ra, vị này cũng cho hay phụ phí theo giá cơ sở của Nhà nước thường thấp hơn phụ phí thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu phải bỏ ra khoảng 700-800 đồng/lít xăng, dẫn đến doanh nghiệp cũng gặp khó về lợi nhuận do cạnh tranh về nguồn hàng.

Theo vị này, hiện chiết khấu trên mỗi lít xăng đối với các đại lý bán lẻ đang duy trì ở mức 500-600 đồng/lít, còn dầu khoảng 1.200-1.500 đồng/lít tùy loại dầu.

Giá xăng tăng chưa đến 30.000 đồng/lít, sao cây xăng bán 31.200 đồng?

NGỌC HIỂN

Video liên quan

Chủ Đề