Tại sao lại bị gút

Bệnh gút xuất hiện là do sự tăng cao acid uric trong máu. Bởi vì, ở người mắc bệnh gút do có sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến chất acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc là sự lọc thải ra bằng đường tiểu không kịp gây ứ đọng acid uric. Khi acid uric tăng lên trong máu, chúng kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể muối u-rat. Tinh thể u-rat lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp, đau khớp, lâu dần gây biến chứng khớp. 

Có nhiều nguy cơ tồn đọng muối u-rat nếu nồng độ acid uric cao trong cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng acid uric tăng cao và bệnh gút là hai vấn đề cần phân biệt, mặc dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Acid uric là một chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể. Những người có thói quen ăn nhiều chất đạm, hải sản hoặc các phủ tạng động vật hoặc uống nhiều bia, rượu không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, di chuyển trong máu và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi [gọi là rối loạn chuyển hóa nhân purin].

Khớp đau thường hay gặp nhất trong bệnh gút là khớp ngón chân cái.

Mặt khác, bệnh gút thường gặp do người bệnh có tiền sử bệnh tiềm ẩn và các bệnh khác gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa hoặc sử dụng của một số thuốc. Đáng lo ngại nhất là acid uric còn có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy. 

Bệnh gút thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, những phụ nữ có nam tính mạnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh gút.

2. Triệu chứng của bệnh gút

Thể gút cấp tính thường có đau khớp dữ dội, rát bỏng là một triệu chứng đặc trưng, thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp đau có hiện tượng viêm rõ rệt [sưng, nóng, đỏ, đau] và các khớp đau không đối xứng. 

Các khớp đau thường hay gặp trong bệnh gút là khớp ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái [ở nữ thường đau các khớp ngón tay]. 

Thể mạn tính của bệnh gút thường đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần và mỗi lần lên cơn đau khớp đôi khi không điều trị gì cũng tự khỏi, chính vì lẽ đó, rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

3. Biến chứng do bệnh gút gây ra

Bệnh gút đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày, tổn hại đến sức khỏe. Khi người bị gút xuất hiện hạt tophi chính là các tinh thể của hợp chất natri urat monohydrat hoặc tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp và các bộ phận cơ thể khác [như thận…]. Các hạt tophi biểu hiện trông giống như các khối u nhỏ, phồng, phát triển trên các khớp ngay bên dưới da gây sưng, đau, biến dạng khớp và làm cho lớp da bao quanh khớp bị căng hoặc đôi khi là gây lở loét da.

Một số trường hợp nghiêm trọng, hạt tophi có thể ăn mòn xương và phá hủy sụn, dẫn đến viêm mạn tính, gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Theo thống kê, hạt tophi gây ảnh hưởng khoảng 12 – 35% người bệnh gút. Chính những hạt tophi tích tụ ở các khớp xương dẫn đến viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức cho người bệnh. Đặc biệt, bệnh gút có thể gây biến chứng rất nguy hiểm làm hủy hoại khớp, đầu xương và nguy hiểm nhất là gây tàn phế rất khó khắc phục.

Ngoài ra, khi các hạt tophi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, từ đó có thể gây nhiễm trùng huyết. Bên cạnh đó do muối u-rát lắng đọng ở thận làm tổn thương thận, gây sỏi thận, ứ mủ thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp...

4. Phòng biến chứng do bệnh gút

Người mắc bệnh gút cần ăn kiêng hoặc hạn chế ăn hải sản.

- Khi nghi ngờ mắc bệnh gút cần được khám bệnh càng sớm càng tốt để điều trị đúng, kịp thời, đồng thời được tư vấn nhằm hạn chế bệnh tái phát và biến chứng. 

- Ngoài việc điều trị [dùng thuốc] đúng, nghiêm túc, không điều trị ngắt quãng, người mắc bệnh gút cần ăn kiêng hoặc hạn chế ăn các phủ tạng động vật [tim, gan, lòng, thận...], hải sản. Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân [nếu béo phì], ăn nhiều rau, trái cây và không nên để bị đói [vì acid uric trong máu tăng cao khi đói]. Người bệnh cần kiêng rượu, bia, bởi vì, các loại đồ uống có cồn thường là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh gút. 

- Cần uống đủ lượng nước hàng ngày [1,5- 2,0 lít] để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu nhằm hạn chế lắng đọng ở thận. 

- Hàng ngày nên vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất. 

- Cần tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress...

- Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

Xem thêm video được quan tâm:

Tiêm chủng an toàn ở TP. Hồ Chí Minh


Nạp quá nhiều đạm làm tăng acid uric là nguyên nhân gây ra gout; xuất hiện cơn đau đột ngột và tăng lên nhanh; có thể làm cho bệnh nhân tàn phế...

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến. Người bệnh thường chịu đựng những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo đó là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không thể đi lại được do đau. Gout được biết đến là do vi tinh thể đặc trưng bởi những đợt viêm khớp tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Thầy thuốc ưu tú PGS. TS. BS Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ xương khớp - BVĐK Tâm Anh Hà Nội, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh gout:

Thứ nhất, do bệnh nhân nhập vào cơ thể quá nhiều chất đạm làm tăng chuyển hóa, tăng acid uric, hậu quả là làm tăng lắng đọng tinh thể monosodium urate vào trong khớp, bộ phận chung quanh khớp, trong một số mô cơ quan ví dụ như ở thận hay tim.

Thứ hai, cơ thể bài tiết hay gặp ở người có các vấn đề bệnh lý như người bị tăng huyết áp, người mắc bệnh về chuyển hóa, hoặc người mắc bệnh về mãn tính như người dùng thuốc điều trị như lao, ung thư hoặc bệnh máu, viêm khớp khác... có thể gây tăng acid uric. Đặc biệt, những bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng acid uric.

Thứ ba, trường hợp rối loạn chuyển hóa do thiếu một số men đặc biệt trong quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể [mang tính di truyền].

Triệu chứng nhận biết

Thường bệnh gout xuất hiện ở những cơn gout cấp đầu tiên, xuất hiện đột ngột, có liên quan đến sinh hoạt, ăn uống như sau bữa ăn giàu đạm có thể làm sưng đau đột ngột ở khớp cổ chân, khớp ngón chân. Một số ít sưng đau đột ngột ở khớp gối, phần lớn từ khớp gối trờ xuống, đặc biệt là ở khớp bàn cổ chân và ngón chân.

Sưng đau của cơ gout cấp phát triển rất nhanh, hay xuất hiện ban đêm vì ban đêm nhiệt độ giảm xuống, lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể chậm lại. Vùng ở cổ chân, ngón chân [vùng nhiệt độ thấp hơn các vùng khác trong cơ thể] là yếu tố thuận lợi làm cho tinh thể monosodium urate ở trong máu lưu hành và đến lắng đọng tại những vùng khớp đó, gây viêm.

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và tăng lên cực đại rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh gout có đặc điểm là nếu trong những cơn đau đầu tiên tăng nhanh và uống thuốc sẽ giảm nhanh. Thời gian giảm đau này có thể thậm chí sẽ kéo dài lâu sau mới tái phát lại. Các đợt tái phát lần sau cứ dồn dập, cho đến lúc không tách được đợt tái phát ấy ra, đau triền miên. Đây là giai đoạn gout mãn tính và những người bị gout mãn tính này điều trị khá dai dẳng, mệt mỏi.

Biểu hiện dễ nhìn thấy của gout: vùng sưng đau khớp nhìn vào rất to, nóng, đỏ, đau, sờ vào rất nóng, da trên khớp đỏ chuyển sang tím đỏ vì các mạch đã bị giãn ra, các tinh thể monosodium urate tập trung vào, tạo thành bề mặt da tím đỏ.

Hậu quả

Gout là bệnh có thể quản lý tốt. Tuy nhiên, kết quả phần lớn điều thất bại. Cơn đau của gout tiến triển rất cấp tính, dữ dội khiến bạn có nhu cầu điều trị ngay. Nhưng sau khi điều trị lại trở về ổn định, một số người vẫn tiếp tục những yếu tố làm cho bệnh gout tăng lên như ăn quá nhiều đạm, uống rượu bia, sử dụng thuốc lá... Tất cả yếu tố này làm cho bệnh gout ngày càng tăng lên.

Bác sĩ Hồng Hoa cho biết, nếu bạn quản lý được bệnh gout đỡ đau thì quản lý tiếp làm sao cho bện không tái phát hoặc mức độ tái phát ít thôi. Vì gout không chỉ lắng đọng tinh thể monosodium urate vào khớp và phần mềm quanh khớp, mà còn lắng đọng trong tổ chức như da, thận, tim... Nguy hiểm là tinh thể này còn lắng đọng trong tổ chức như ở da; thận gây tăng huyết áp, suy thận; tim gây tổn thương vào trong các mạng lưới thần kinh tự động trong tim, gây rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, tắc các mạch máu làm cho suy tim. Thậm chí nó còn làm cho xảy ra các đột quỵ ở tim như nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở mạch máu não gây tai biến liệt nửa người. Gout không những làm cho bệnh nhân tàn phế mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Thư Kỳ

Video liên quan

Chủ Đề