Tại sao lại đo huyết áp ở cánh tay

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Việc đo huyết áp sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe thể chất chung của người bệnh cũng như các vấn đề mà bệnh nhân đang và sẽ có thể gặp phải để xử lý kịp thời.

Đo huyết áp là một trong những phương pháp thăm khám thủ công để nhằm đánh giá chỉ số huyết áp của cơ thể hỗ trợ cho quá trình khám và điều trị bệnh.

Đo huyết áp được thực hiện dựa trên nguyên lý bơm căng một băng tay bằng cao su để làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần giúp quan sát và ghi lại những phản ứng của động mạch, lấy đó làm cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh tật.

Trong đo huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu được xác định ở thời điểm máu bắt đầu đi qua lòng mạch khi sức ép ở băng cao su bắt đầu giảm. Huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn được tự do lưu thông trong lòng động mạch khi không còn sức ép từ băng cao su lên động mạch đó.

2.1.Dụng cụ đo huyết áp

Dụng cụ đo huyết áp gồm có máy đo huyết áp (hay còn gọi là huyết áp kế) và ống nghe tim phổi.

Máy đo huyết áp: Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy đo huyết áp khác nhau bao gồm:

  • Máy đo huyết áp thủy ngân: Cho chỉ số huyết áp chính xác nhưng cồng kềnh.
  • Máy đo huyết áp đồng hồ cơ: Tiện sử dụng, tuy nhiên chỉ số có thể không chính xác do còn phụ thuộc vào kỹ thuật đo và khả năng nghe của người sử dụng.
  • Máy đo huyết áp điện tử: Số đo chính xác và không cần sử dụng đến ống nghe tim phổi, mọi đối tượng đều có thể sử dụng được.

Khi đo huyết áp, việc chọn máy đo phù hợp là rất quan trọng. Cần phải chọn loại có kích thước túi hơi thích hợp với chu vi vùng đo của từng bệnh nhân. Việc dùng sai cỡ túi có thể dẫn tới đo sai chỉ số huyết áp lên tới 25mmHg.

Tại sao lại đo huyết áp ở cánh tay

Máy đo huýet áp điện tử cho số đo với độ chính xác cao

2.2.Các tư thế đo huyết áp và cách đo huyết áp tư thế đúng

Vị trí đo huyết áp thường là ở cánh tay 2 bên, đo ở vị trí trên nếp gấp khuỷu tay 3cm, đoạn có động mạch cánh tay chạy qua. Trong những trường hợp không thể thực hiện đo huyết áp ở cánh tay thì có thể thực hiện đo huyết áp ở cổ chân.

4 tư thế để đo huyết áp bao gồm:

  • Tư thế ngồi: Là tư thế thường xuyên được sử dụng trong thăm khám và điều trị.

Chỉ nên thực hiện đo huyết áp ở tư thế ngồi khi bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng.

Lưu ý khi đo huyết áp ở tư thế ngồi, để chỉ số đo được chính xác nhất cần đặt cánh tay ngang với vị trí của tim.

  • Tư thế đứng: có thể là tư thế đứng thẳng hoặc tư thế đứng nghiêng trong nghiệm pháp bàn nghiêng. Tư thế này được ứng dụng trong việc kiểm tra huyết áp để xác định chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng
  • Tư thế nằm ngửa: Là tư thế sử dụng nhiều cho các bệnh nhân có sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong việc vận động, đứng ngồi.
  • Tư thế nằm ngửa bắt chéo chân

4 tư thế được vận dụng và kết hợp linh hoạt trong các nghiệm pháp và phương pháp đo khác nhau.

Tại sao lại đo huyết áp ở cánh tay

Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế

Ví dụ: Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế. Đây là nghiệm pháp vận dụng đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở cả tư thế nằm và tư thế đứng. Nghiệm pháp được thực hiện trên bàn nghiêng 70 độ với 3 pha: pha tiền test (tư thế nằm ngửa trong 6 phút), pha thụ động (tư thế đứng trong 20 phút) và pha thuốc (Tư thế đứng trong 15 phút).

Cách đánh giá sau nghiệm pháp bàn nghiêng:

  • Trường hợp bệnh nhân không ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim không biến động nhiều: Nghiệm pháp bàn nghiêng âm tính.
  • Trường hợp bệnh nhân không ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim không biến động nhiều nhưng có kèm triệu chứng như đau đầu hoa mắt chóng mặt...rồi lịm đi: Giả ngất do tâm lý khi làm nghiệm pháp.
  • Trường hợp bệnh nhân ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim giảm nhanh nhưng các chỉ số trở lại bình thường khi cho bệnh nhân nằm ngang: Chẩn đoán ngất do phản xạ phế vị.
  • Trường hợp ngất xảy ra sớm ngay sau khi nghiêng bàn vài phút, huyết áp tụt nhanh khi ngất, nhịp tim không thay đổi nhiều và bệnh nhân tỉnh dần khi cho nằm ngang: Chẩn đoán ngất do tụt huyết áp tư thế đứng.
  • Trường hợp bệnh nhân có nhịp tim tăng nhanh tối thiểu
  • Trên 30 lần/phút, huyết áp thay đổi ít, có hoặc không có tiền triệu: Chẩn đoán cơn tim nhanh ở tư thế đứng.

Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ và bệnh nhân thì tiến hành đo huyết áp:

  • Xác định vị trí đo và tìm động mạch vùng đo. Để đánh giá chính xác về tình trạng huyết áp, khi kiểm tra giữa các lần khác nhau nên đo cùng 1 bên, cùng 1 vị trí và cùng một máy đo huyết áp.
  • Đặt ống nghe tim phổi vào vị trí của động mạch đập (nếu là máy đo huyết áp cơ).
  • Quấn băng cao su vòng quanh vị trí đo (quấn lên cả vị trí áp ống nghe).
  • Bóp bóng hơi liên tục cho đến khi không nghe thấy mạch đập qua ống nghe tim phôi nữa rồi từ từ xả hơi liên tục cho đến khi kim hoặc cột thủy ngân của máy đo huyết áp hạ về không.
  • Nghe, quan sát và ghi lại chỉ số huyết áp đo được trên phiếu theo dõi huyết áp của bệnh nhân.

2.3.Những lưu ý khi đo huyết áp

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh có nhiệt độ ổn định ít nhất trong 5-10 phút trước khi đo huyết áp.

Kiểm tra dụng cụ trước khi tiến hành đo huyết áp.

Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp trước khi đo.

Bệnh nhân không sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá trong vòng 2 giờ trước khi đo huyết áp.

Trong khi đo huyết áp tâm lý người bệnh phải thật sự thoải mái, tránh lo lắng, sợ hãi, căng thẳng vì những điều này sẽ làm thay đổi nhịp tim và huyết áp.

Không nói chuyện trong khi đang đo huyết áp.

Lần đầu đo huyết áp nên đo ở cả 2 bên cánh tay, bên nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi về sau.

Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu chỉ số huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg cần đo lại thêm vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ ngơi trên 5 phút.

Ghi lại chỉ số huyết áp sau mỗi lần đo để tiện cho việc theo dõi và đánh giá kết quả.

Đo huyết áp tuy chỉ là một phương pháp hỗ trợ thăm khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh tật nhưng vô cùng quan trọng. Nếu đo sai kỹ thuật có thể đưa ra những kết quả đo sai lệch dẫn tới việc chẩn đoán bệnh không chính xác gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hãy cẩn trọng trong việc chọn lựa phương pháp cũng như cách đo phù hợp để đem lại hiệu quả chính xác nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đo huyết áp lúc nào cho chính xác?

Điều trị và phòng tránh tăng huyết áp - "kẻ sát thủ" thầm lặng

XEM THÊM:

Đo huyết áp là một việc kiểm tra sức khỏe, tình trạng tim mạch tuần hoàn khá đơn giản, mang lại hiệu quả khá tốt. Mọi người thường thắc mắc khi ở bệnh viện, phòng khám... tại sao phải đo huyết áp ở cánh tay mà không phải ưu tiên các vị trí khác?

Tại sao lại đo huyết áp ở cánh tay
Tại sao phải đo huyết áp ở cánh tay?

Đo huyết áp là một việc kiểm tra sức khỏe, tình trạng tim mạch tuần hoàn khá đơn giản, mang lại hiệu quả khá tốt. Mọi người thường thắc mắc khi ở bệnh viện, phòng khám... tại sao phải đo huyết áp ở cánh tay mà không phải ưu tiên các vị trí khác?

Tác dụng của việc đo huyết áp

  • Đo huyết áp là kiểm tra áp suất trong động mạch, tại thời điểm đo. Giúp bệnh nhân kiểm tra được tình trạng huyết áp của mình ở mức ổn định hay cao hay mức thấp, kịp thời để bác sĩ điều trị.
  • Đo huyết áp rất cần thiết đối với bệnh nhân đang điều trị cao huyết áp hoặc tiền sử cao huyết áp, tụt huyết áp. Giúp bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều, hỗ trợ tốt cho bác sĩ trong điều trị.
  • Đo huyết áp giúp xác định được ngưỡng huyết áp của bệnh nhân, từ đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc như thế nào để huyết áp bệnh nhân được về ổn định.

Đo huyết áp ở cánh tay thì sẽ chính xác hơn vì cánh tay gần tim hơn.

  • Theo Colin Dougall là chuyên gia tư vấn của Dailymail cho biết, băng quấn tay ngang với tim, sẽ cho kết quả đúng hơn.
  • Khi đo huyết áp, chúng ta sử dụng thang điểm đo là mmHg, vì thế khi để băng quấn ngang tim, thì băng quấn sẽ ngang hàng với tim, mức chênh lệch áp suất lúc này là ngang nhau so với các vị trí đo huyết áp khác. Vì thế, đo huyết áp ở cánh tay sẽ chính xác hơn so với các vị trí khác.

Một số vị trí đo huyết áp khác trên cơ thể như cổ tay, khoeo chân, cổ chân... Tùy vào tình trạng bệnh nhân, mà nhân viên sẽ chọn những vị trí khác để đo huyết áp. Một số bệnh nhân bị tắc mạch ở tay, nên huyết áp ở tay không đo được, buộc lòng phải chuyển sang các vị trí khác để đo huyết áp.

Hoặc bác sĩ muốn kiểm tra tình trạng lưu thông máu ở các chi dưới ở một số bệnh nhân tắc mạch hoặc bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định đo huyết áp ở chi dưới.

Những trường hợp bị cụt tay, hoặc có thương tật ở tay, tay đặt quá nhiều đường truyền dịch thì nhân viên y tế sẽ chọn những vị trí khác để đo huyết áp.

Tuy nhiên lựa chọn ưu tiên vẫn là đo huyết áp ở cánh tay để đo được áp lực dễ nhất cũng như đúng nhất.

Tại sao lại đo huyết áp ở cánh tay

Đo huyết áp ở cổ tay

Huyết áp là số đo phản ánh được rất nhiều vấn đề trong cơ thể, có thể có một số vấn đề khiến huyết áp tăng hoặc giảm.

Tâm lý

Tâm lý lo lắng, hoảng sợ, tức giận... có thể dẫn đến tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp.

Chế độ ăn

  • Chế độ ăn uống nhiều muối, có thể khiến tăng huyết áp.
  • Ngoài ra thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ ngọt, đồ ăn nhiều đạm, protein ... làm tăng lượng cholesterol trong máu, cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.

Hạ đường huyết, làm việc nhiều

  • Hạ đường huyết, nhịn đói, làm việc cường độ cao liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, dễ gây tụt huyết áp.
  • Thức khuya, không ngủ được hoặc làm việc qua đêm khiến bệnh nhân dễ tụt huyết áp.

Béo phì

Những người thừa cân béo phì, nguy cơ tăng huyết áp cao.

Người gầy yếu

Những người gầy yếu, thiếu máu thường có nguy cơ tụt huyết áp.

Tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình có người bị bệnh về tim, nguy cơ bạn cũng có vấn đề về tim mạch.

Vận động

Vận động mạnh, leo cầu thang chưa nghỉ ngơi vào đo huyết áp, cũng khiến huyết áp tăng sinh lý. Nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó đo lại sẽ có được kết quả chính xác hơn.

Tác dụng của một số thuốc

Lạm dụng một số thuốc điều trị, có tác dụng phụ lên tim mạch, khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp hoặc hạ.

Sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc, coca, đồ uống chứa caffein.... Có nguy cơ hạ huyết áp hoặc có trường hợp tăng. Đặc biệt là khi bụng đói chưa ăn mà uống cà phê, gây rối loạn nhịp tim, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn...

Do đeo băng quấn lỏng

Vòng đo huyết áp lỏng lẻo, không đo vừa tay, khiến đo không chính xác, làm tăng huyết áp sai số.

Nói chuyện, ăn uống trong lúc đo

  • Nói chuyện, ăn uống, cười đùa trong lúc đo huyết áp làm sai số chỉ số đo huyết áp.
  • Không nên ăn quá no rồi đo huyết áp, lúc này chỉ số huyết áp sẽ sai lệch.

Tuổi

Huyết áp tăng theo độ tuổi, trẻ nhỏ sẽ có huyết áp nhỏ hơn so với người trưởng thành, lớn dần thì huyết áp sẽ tăng dần. Những người già, nguy cơ cao huyết áp tăng lên.

Giới tính

Chỉ số huyết áp đàn ông thường cao hơn phụ nữ.

Tại sao lại đo huyết áp ở cánh tay

Hiện nay có rất nhiều dòng máy đo huyết áp điện tử bạn có thể đo huyết áp ở nhà

  • Không ăn uống, nói chuyện, cười đùa lúc đo huyết áp.
  • Ngồi yên trong quá trình đo huyết áp.
  • Có thể ngồi hoặc nằm đo huyết áp.
  • Nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp, tránh các yếu tố ảnh hưởng do vận động gây nhiễu huyết áp.
  • Không sử dụng chất kích thích trước khi đo huyết áp như: rượu, cà phê, thuốc lá...

Đo huyết áp là một kiểm tra sức khỏe đơn giản nhưng rất hữu ích, đặc biệt đối với người có vấn đề về tim mạch. Bạn có thể tự kiểm tra huyết áp bằng các thiết bị đo huyết áp điện tử rất dễ đo được bán rất nhiều trên thị trường, mà kết quả cũng khá chính xác. Vấn đề tại sao phải đo huyết áp ở cánh tay, HoiBenh đã giải thích kỹ ở trên bài viết, mong rằng những kiến thức trên là hữu ích đối với mọi người.

Xem thêm:

  • Đo huyết áp lúc nào thì chính xác? Hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn nhất
  • Cách đo huyết áp tại nhà chính xác nhất, bạn đã biết chưa?
  • Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đơn giản