Tại sao lưỡi bị rát

Thính giả Chon Nguyen hỏi:

"Thưa Bác sĩ,

Tôi bị đau rát ở đầu lưỡi và đỏ. Xin Bác sĩ chỉ giùm tôi cách chữa trị.

​Cảm ơn Bác sĩ"

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Đau rát và đỏ ở đầu lưỡi

“Đau rát ở đầu lưỡi và đỏ” chỉ là những triệu chứng, chúng ta phải biết nhiều chi tiết hơn về hoàn cảnh, bịnh nhân, bịnh sử của căn bịnh mới trả lời được một cách có ý nghĩa. Ví dụ ở trẻ em lưỡi đỏ tươi như trái dâu, đi kèm theo sưng họng và nóng sốt có thể do nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn streptococcus, chữa bằng kháng sinh penicillin, và bịnh có khi gây biến chứng ở tim và khớp [thấp khớp cấp, acute rheumatic fever]. Nếu là ở người già nghiện thuốc lá thì bác sĩ sẽ nghĩ nhiều hơn đến khả năng thiếu vitamin hay khả năng ung thư.

Nói chung , lưỡi đỏ và đau là dấu hiệu của viêm lưỡi [glossitis] làm các nhú [papillae] trên mặt lưỡi đổi màu.

Nguyên nhân thường gặp:

- Dị ứng , hay gây kích thích [irritant] do thuốc, thức ăn

- Tổn thương do bị thức ăn quá nóng gây phỏng, do các dây niềng răng [braces] cắt vào lưỡi

- Do thiếu chất dinh dưỡng; ví dụ thiếu máu do thiếu vitamin B12, folate, sắt [Fe] ; bịnh tự miễn nhiễm như bệnh Sjogren [Sjögren’s syndrome], trong đó các tuyến nước miếng và nước mắt bị hư hại, làm khô miệng.

- Nhiễm trùng do nấm [vd Candida], vi khuẩn hay siêu vi [Herpes virus].

- Ung thư lưỡi/miệng ít gặp [3% tổng số ung thư] nhưng cần định bịnh càng sớm càng tốt. Ung thư phía trước [squamous cell cancer of the oral tongue] thường bắt đầu như một vết loét một bên của đầu lưỡi, dễ chảy máu và kéo dài lâu ngày không lành. Ung thư của phần gốc lưỡi phía [ squamous cell cancer of the base of the tongue] có thể không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được, thường rất trễ. Người trên 50 tuổi, uống rượu, hút thuốc, bệnh giang mai, răng lởm chởm, bén cắt vào lưỡi là những yếu tố cơ nguy.

- Hội chứng Rát Miệng [Burning Mouth Syndrome, BMS], hay còn gọi là Bịnh “đau lưỡi” [glossodynia, glossa=lưỡi, odyna=đau ]. Nếu bác sĩ đã thăm dò tất cả các câu hỏi trên mà vẫn không có yếu tố nào giúp cho định bịnh một nguyên nhân chính xác giải thích đau lưỡi thì đây là định bịnh mà bác sĩ sẽ nghĩ đến. Đại đa số bịnh nhân là đàn bà [ tỷ lệ 7/1 cho đến 31/1], đa số ở người phụ nữ đã tắt kinh, và có những triệu chứng khác của thời sau khi nghỉ kinh [postmenopausal]. Phụ nữ gốc Á châu cũng như người Da Đỏ dễ mắc chứng này hơn người da trắng.

Bác sĩ khám bịnh một bịnh nhân đau lưỡi và miệng kéo dài và khó giải quyết sẽ cần biết bịnh nhân bao nhiêu tuổi, nam hay nữ [trường hợp đây là nam]; có hút thuốc lá hay không, có nhai thuốc lá hay ăn trầu không [ở Việt Nam]; trước đây có bịnh herpes lở miệng không; có bị "dời ăn" [zona, shingles, herpes zoster] trên mặt hay không; có những thực hành khẩu dâm [oral sex] hay không [ví dụ gần đây một số người trung niên mắc bịnh ung thư đầu và mặt nhiều hơn trước do nhiễm virus HPV]; bịnh nhân có thuộc về thành phần nghề nghiệp dùng lưỡi nhiều như nói nhiều hay không [ tuy nhiên lưỡi là một cơ mạnh nhất của cơ thể nếu tính theo tỷ lệ cân nặng của bộ phận này]; có bị ợ chua hay không; và có khám nha sĩ chưa [đau khớp hàm mặt [TMJ pain], xem có răng đau hay không; đau lưỡi ở phần nào, phía sau mà ở giữa hay về một bên [unilateral], hay hai bên [bilateral]; đau lúc nói chuyện, từ lúc bắt đầu hay nói bao nhiêu lâu thì đau; đau thế nào, rát, phỏng hay buốt; có chạy lan ra vùng nào không [irradiation of pain], ví dụ trên mặt, má, bên phải hay trái; đau cường độ thế nào [intensity], làm gì thì bớt đau [ví dụ xịt thuốc tê bán phổ biến có benzocaine [vd Chloraseptic Sore Throat Relief Spray] có bớt đau không, bác sĩ có cho dùng thuốc xylocain súc miệng cho đỡ đau không?]

Trước khi đi bác sĩ gia đình khám, nên chuẩn bị những câu trả lời như trên.

Chữa trị

Nếu bác sĩ nghĩ nguyên nhân là nhiễm trùng, bs sẽ cho dùng thuốc chống nấm, chống vi khuẩn thích hợp, hay cho bịnh nhân dùng các chất vitamin như B12, folate hay chất sắt bị thiếu.

Bịnh nhân nên giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng với bàn chải tốt [không bị xơ], đúng phương pháp;nhớ chải trên mặt lưỡi để làm sạch các thức ăn, vi khuẩn dính trên nhú lưỡi; dùng vòi nước xịt răng [waterpik], dùng chỉ răng [floss], thuốc sát trùng súc miệng; tránh thức ăn quá cay, chua [nước trái cây]; tránh dùng thuốc súc miệng có lauryl sulfate; ăn chậm lại để tránh cắn vào lưỡi; tránh hút thuốc lá.

Có thể dùng thuốc tê xịt vào lưỡi để giảm đau.

Đa số các tổn thương trên lưỡi mau lành vì các tế bào của các nhú lưỡi thay thế nhanh . Một nửa các nhú lưỡi phụ trách vị giác thay đổi mới trong 10-15 ngày.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

Ngày 7 tháng 10 năm 2019

Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, E-mail đến địa chỉ .

  • BMS thứ phát có thể điều trị khỏi.

Có thể giảm đau bằng đồ uống lạnh, kem đá, kẹo cao su [không đường], và tránh các chất gây kích thích như thuốc lá, thực phẩm cay, chứa acid, cồn [trong đồ uống và nước súc miệng]. Thuốc chống trầm cảm ba vòng, axit alpha-lipoic, clonazepam, và liệu pháp nhận thức hành vi đôi khi có thể hữu ích.

BMS thứ phát có thể điều trị khỏi bằng cách điều trị nguyên nhân.

Rộp lưỡi hay đau rát lưỡi là một tình trạng khó chịu, đau đớn và gây lo lắng cho người bệnh. Lưỡi bị rộp rát có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, và gần như ai cũng sẽ ít nhất một lần mắc phải trong đời. Vậy, nguyên nhân gây ra rộp lưỡi là gì ? Nó chỉ là tổn thương đơn giản do bỏng, hay có tiềm ẩn một vấn đề sức khỏe nào khác không ? Cách chữa trị như thế nào ? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu với Docosan qua bài viết sau đây.

Rộp lưỡi là gì ?

Lưỡi bị rộp rát là tình trạng tổn thương bề mặt trên của lưỡi, có thể dạng loét, hoặc sưng tấy đỏ, thường kèm theo cảm giác đau, khô lưỡi. Người bệnh sẽ cảm thấy mặt trên lưỡi hơi sần, khô và đau đớn khi chạm vào, khi ăn uống hoặc nói chuyện.

Rộp lưỡi có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đột ngột sau một chấn thương, như cắn trúng lưỡi, hoặc ăn uống khi đồ ăn còn nóng,… hoặc kèm theo một số triệu chứng khác gợi ý một bệnh lý vùng miệng lưỡi hoặc toàn thân.

Vậy nguyên nhân khiến lưỡi bị rộp rát là gì ?

Viêm loét miệng lưỡi

Các vết loét thường xuất hiện ở niêm mạc má hai bên, vòm họng, nướu răng và mặt trên của lưỡi. Vết loét có màu trắng đến hơi ngả vàng. Rìa xung quanh các vết thương sẽ sưng tấy đỏ và đau nhiều. Vết loét ở mặt trên của lưỡi sẽ gây cảm giác rộp, rát và đau tăng lên khi ăn uống hoặc nói chuyện.

Đây là loại tổn thương miệng lưỡi phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 25% dân số nói chung. 

Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm loét miệng lưỡi vẫn chưa được biết tường tận, tuy nhiên các nhà khoa học cũng đang ghi nhận một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, có thể kể đến như: vệ sinh răng miệng kém, căng thẳng, stress, thay đổi nội tiết tố…

Bệnh thường gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt hằng ngày, tuy nhiên các vết loét rộp thường sẽ biến mất sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị. Nếu cơn đau dữ dội, một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Viêm loét miệng lưỡi

Viêm u nhú lưỡi thoáng qua

Các vết sưng, rộp trên bề mặt lưỡi được gọi là các u nhú, thường có hình tròn, bề mặt nhô cao, hoặc có dạng mụn nước tiến triển thành loét.

Trong một số trường hợp, u nhú to hoặc vết loét, mụn nước lớn có thể gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân của bệnh viêm u nhú lưỡi hiện vẫn chưa được sáng tỏ. Bệnh thường không cần điều trị đặc hiệu, và sẽ tự lui bệnh theo thời gian.

Viêm lưỡi bản đồ

Đây là một trong nguyên nhân thường gặp khiến lưỡi bị rộp rát ở trẻ em. Bệnh lành tính, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ với biểu hiện chính là có các đốm, khoảng màu đỏ, trắng ở mặt trên của lưỡi, thường có viền bao quanh tạo hình dạng giống như bản đồ. Bệnh còn có tên gọi khác là viêm lưỡi di trú lành tính.

Một số nghiên cứu ghi nhận sự liên quan giữa bệnh viêm lưỡi bản đồ với bệnh vảy nến, tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây viêm lưỡi bản đồ hiện vẫn chưa được xác định.

Viêm lưỡi bản đồ

Bệnh thường không cần điều trị và sẽ tồn tại trong vài ngày đến vài tuần và biến mất. Nếu trẻ quấy khóc, đau nhiều, biếng ăn, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau hoặc chống viêm để cải thiện tình trạng của trẻ.

Bệnh nấm miệng

Đây là một bệnh nhiễm trùng, do nấm Candida albicans gây nên. Bệnh thường gây các tổn thương dạng mảng trắng ở mặt trên của lưỡi, chúng ta thường gọi với các tên thân quen hơn đó là bệnh tưa lưỡi, bệnh này cũng khiến lưỡi bị rộp rát. 

Các mảng trắng này thường khó bong, khó rửa đi bằng nước và dễ chảy máu, gây đau khi chạm vào. 

Bệnh nấm miệng cũng là một nguyên nhân thường gây rộp rát lưỡi ở các trẻ nhỏ. Cha mẹ cần sớm nhận diện và đưa trẻ đến khám bác sĩ để điều trị phù hợp.

Trẻ bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi

Các chấn thương cơ học ở lưỡi

Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số lí do thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày gây rộp lưỡi đó là cắn vào lưỡi, ăn thức ăn quá nóng, quá cay… khiến lưỡi bị rộp rát

Thường các tổn thương này sẽ giảm dần và biến mất.

Lichen phẳng ở lưỡi

Lichen phẳng là nguyên nhân ít gặp có thể khiến lưỡi bị rộp rát. Biểu hiện của bệnh tại lưỡi là các tổn thương rộp, phồng, có màu trắng, xuất hiện ở mặt trên của lưỡi, niêm mạc má, ngoài ra còn có cơ quan khác trên cơ thể, như ngoài da, da đầu, móng tay…

Các triệu chứng này có thể xuất hiện và biến mất, gián đoạn trong nhiều năm và tiến triển thành lichen phẳng mạn tính. 

Nếu người bệnh cảm thấy đau rát, hoặc có vết loét, hoặc bệnh ở giai đoạn mạn tính, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Một số hội chứng ít gặp

Hội chứng Sjogen là một tình trạng rối loạn miễn dịch hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh là 0.5-1% dân số nói chung. Bệnh gây viêm tuyến nước bọt, từ đó dẫn đến cảm giác khô miệng, xuất hiện tình trạng lưỡi bị rộp rát, nóng rát bên trong khoang miệng và ngoài ra còn có các triệu chứng ở các hệ cơ quan khác, ví dụ như khô mắt, thay đổi màu da, đau nhức khớp… 

Hội chứng Behçet là bệnh lý gây viêm mạch máu và triệu chứng đầu tiên thường là xuất hiện các vết loét gây đau, bên trong miệng, lưỡi. Viêm khớp, viêm kết mạc, rối loạn tiêu hoá, loét sinh dục, loét da… là một số biểu hiện khác của hội chứng này.

Ung thư miệng

Ung thư miệng gây ra các thay đổi khác nhau trong khoang miệng. Người bệnh thường cảm thấy đau ở mặt trên lưỡi, xuất hiện tình trạng lưỡi bị rộp rát, niêm mạc má, hoặc nướu răng kéo dài. 

Một số dấu hiệu khác gợi ý bệnh ung thư miệng: xuất hiện mảng trắng hoặc đỏ hoặc dạng u bên trong miệng, tê bì da vùng mặt hoặc cổ, răng lung lay, khó khăn trong nhai và nuốt thức ăn…

Ung thư miệng nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm sẽ có tiên lượng tốt.

Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ ?

Đa số các nguyên nhân khiến lưỡi bị rộp rát là các bệnh lý lành tính, không cần điều trị và sẽ từ từ lui bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh ít gặp, hoặc ác tính như ung thư miệng, cần được phát hiện sớm và điều trị phù hợp để có kết quả tốt nhất cho người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu sau, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe của mình.

Các dấu hiệu bạn cần lưu ý gồm có:

  • Các triệu chứng đau, rộp, nóng rát… miệng lưỡi kéo dài hơn một tuần.
  • Thay đổi về màu sắc, bề mặt hoặc hình dạng của lưỡi.
  • Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh… là các triệu chứng của nhiễm trùng, bạn cần được thăm khám và điều trị triệt để.
  • Khó nuốt dai dẳng.
  • Bạn cảm thấy bất an, lo lắng về tình trạng sức khoẻ của mình.

Cách chữa rộp lưỡi

Các biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà:

Các biện pháp này tuy đơn giản, nhưng cũng góp phần giúp giảm triệu chứng của bệnh, cải thiện tình trạng lưỡi bị rộp rát, đồng thời thúc đẩy hồi phục và ngăn ngừa hình thành mụn nước, vết loét trong tương lai:

  • Thường xuyên súc miệng họng với nước muối ấm pha loãng, hoặc nước muối sinh lý [Natriclorua 0.9%].
  • Chải răng đúng cách, súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung vitamin C, các vitamin nhóm B thường có nhiều trong rau củ quả.
  • Có lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, stress.
  • Tập luyện thể thao mức độ phù hợp và thường xuyên.

Điều trị đặc hiệu

Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng lưỡi bị rộp rát, trong đó, có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, kháng nấm để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và sự phát triển của vi trùng, nấm gây bệnh.
  • Thuốc súc miệng kháng khuẩn.
  • Thuốc kháng viêm.
  • Thuốc kích thích tiết nước bọt.
  • Thuốc corticosteroid.
  • Và một số phương pháp điều trị đặc hiệu khác…

Những phòng khám chuyên chữa các vấn đề về tai mũi họng.

Tổng kết

Lưỡi bị rộp rát chủ yếu gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là bệnh lý lành tính, đơn giản và tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi, rộp lưỡi là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh ác tính, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên biệt. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu chứng lưỡi bị rộp rát tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Tài liệu tham khảo

Blisters on the tongue: Identification and when to see a doctor: //www.medicalnewstoday.com/articles/blisters-on-the-tongue#causes-and-types

Blister: First Aid: //www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691

Video liên quan

Chủ Đề