Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khác với tăng trưởng thực tế ở điểm nào

69 lượt xem

Câu 3: Trang 170 - sgk Sinh học 12

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?

Bài làm:

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học cùa quần thể khác với tăng trưởng thực tế:

  • Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học [đường cong lí thuyết, tăng trưởng theo hàm số mũ]: Đứng về phương diện lí thuyết, nếu nguồn sống của quần thể và diện tích cư trú của quần thể là không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể trong quần thể là rất lớn, có nghĩa là mọi điều kiện ngoại cảnh và kể cả nội tại của quần thể đều hoàn toàn thuận lợi cho sự sinh trưởng của quần thể, thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Khi ấy đường cong tăng trưởng có hình chữ J.
  • Tăng trưởng thực tế là tăng trưởng trong điều kiện hạn chế [đường cong tăng trưởng logistic]: Trong thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì lẽ:
    • Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn, vì sức sinh sản của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện hạn chế của môi trường.
    • Điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể [thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...].
    • Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang.

Cập nhật: 07/09/2021

hổ báo cáo chồn

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học cùa quần thể khác với tăng trưởng thực tế:

- Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học [tăng trưởng theo hàm số mũ]: mọi điều kiện ngoại cảnh và kể cả nội tại của quần thể đều hoàn toàn thuận lợi cho sự sinh trưởng của quần thể, thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Khi ấy đường cong tăng trưởng có hình chữ J.

- Tăng trưởng thực tế là tăng trưởng trong điều kiện hạn chế [đường cong tăng trưởng logistic]: Trong thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì lẽ:

+ Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn, vì sức sinh sản của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện hạn chế của môi trường.

+ Điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể [thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...].

Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang, có thể giảm sút [hình chữ S].

0 Trả lời 09:35 02/03

  • Củ Đậu

    Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế:

    * Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học [đường cong tăng trưởng có hình chữ J]: Khi điều kiện môi trường không giới hạn [nguồn sống của môi trường dồi dào, không gian cư trú không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể là rất lớn] thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

    Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: luôn luôn tăng.

    * Tăng trưởng thực tế [đường cong tăng trưởng hình chữ S]: Khi điều kiện môi trường bị giới hạn [điều kiện sống không thuận lợi, hạn chế khả năng sinh sản, biến động số lượng…] thì quần thể tăng trưởng thực tế.

    Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang.

    0 Trả lời 09:35 02/03

    • Bé Gạo

      Mình thấy trong bài Giải bài tập SGK Sinh học 12 bài 38 có đáp án ạ

      0 Trả lời 09:36 02/03

      •       * Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học [đường cong tăng trưởng có hình chữ J]: Khi điều kiện môi trường không giới hạn [nguồn sống của môi trường dồi dào, không gian cư trú không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể là rất lớn] thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

         

        Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: luôn luôn tăng.

         

              * Tăng trưởng thực tế [đường cong tăng trưởng hình chữ S]: Khi điều kiện môi trường bị giới hạn [điều kiện sống không thuận lợi, hạn chế khả năng sinh sản, biến động số lượng…] thì quần thể tăng trưởng thực tế.

         

              Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang.

        Ghi nhớ:

        Kích thước của quần thể là số lượng cá thể [hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể] phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa :

        - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

        - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

        Kích thước của quần thể thay đổi, phụ thuộc vào 4 nhân tố : mức độ sinh sản, mức độ tử vong mức độ nhập cư và xuất cư.

        Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học [đường cong tăng trưởng hình chữ J] trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao. Trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng của quần thể giảm. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

        Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu là cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

        Bài 3 trang 170 sgk Sinh 12

        Bài 3 trang 170 sgk Sinh 12

        Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế ra sao?

        Lời giải:

        Yếu tố

        Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

        Tăng trưởng thực tế

        Điều kiện môi trường

         Điều kiện môi trường không giới hạn [nguồn sống dồi dào và không gian cư trú không bị giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của cá thể đều thận lợi cho sự sinh sản]

        Điều kiện môi trường sống bị giới hạn [nguồn sống và diện tích cư trú trên thực tế là bị giới hạn, không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi thức ăn, nơi ở, khả năng sinh sản, độ tuổi sinh sản]

        Phụ thuộc loài

        Loài kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm, sức sinh sản lớn

        Loài kích thước cơ thể loén, tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn, sinh sản ít.

        Đường cong tăng trưởng

        Dạng chữ J

        Dạng chữ S

        Xem toàn bộ Giải Sinh 12: Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật [tiếp theo]

        Video liên quan

        Chủ Đề