Thẩm định tài chính là gì

Trong quá trình làm các thủ tục để vay vốn tại ngân hàng thì thẩm định tín dụng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Chuyên viên thẩm định tín dụng với nhiều kinh nghiệm, sau khi thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không.

Vậy thẩm định tín dụng là gì mà lại đóng vai trò cực kỳ lớn đến như vậy?

Xem thêm:

  • CIC là gì?
  • Dư nợ là gì?
  • Rủi ro tín dụng là gì?

Thẩm định là gì?

Thẩm định là quá trình xem xét, đánh giá tính khả thi, độ rủi ro và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó.

Thẩm định tín dụng là gì?

Có thể hiểu thẩm định tín dụng là quá trình con người kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.

Thẩm định tín dụng là gì?

Mục đích của quá trình thẩm định tín dụng

Mục đích cuối cùng của việc thẩm định tính dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro mất vốn. Để thấy được sự quan trọng của thẩm định tín dụng có thể lưu ý một số điểm sau:

  • Giúp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
  • Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
  • Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay  một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.

Phân loại thẩm định tín dụng

Trước khi bắt đầu thẩm định tín dụng với một hồ sơ vay thế chấp, tín chấp, ngân hàng sẽ phân loại thẩm định tín dụng để giúp cho quá trình đánh giá, phân tích diễn ra chính xác, nhanh chóng nhất, giúp cho khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Có 4 loại thẩm định tín dụng:

  • Thẩm định rủi ro
  • Thẩm định tài sản đảm bảo
  • Thẩm định tín dụng ngắn hạn
  • Thẩm định tín dụng dài hạn
Thẩm định tài sản đảm bảo

Tìm hiểu Dư nợ là gì?

Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng là gì?

Quy tắc 5C là gì?

Quy tắc 5C là bộ các quy tắc được áp dụng vào quá trình thẩm định. Các ngân hàng thường áp dụng quy tắc 5C vào quy trình thẩm định tín dụng để có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng một cách tối ưu nhất. Mô hình 5C bao gồm:

  • Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
  • Capacity – Năng lực
  • Capital – Vốn
  • Collateral – Tài sản đảm bảo
  • Conditions – Môi trường

Character – Uy tín, đạo đức khách hàng

Đánh giá thái độ của khách hàng để có thể phê duyệt một khoản vay nhỏ hay không. Đa số ngân hàng sẽ lưu ý về sự hợp tác của khách hàng trong quá trình giao dịch.

Tuy nhiên, trình độ học vấn, phẩm chất hay kinh nghiệm kinh doanh cũng là một yếu tố được cân nhắc.

Capacity – Năng lực

Đây có thể nói là chỉ tiêu quan trọng nhất của mô hình 5C trong thẩm định tín dụng. Phía ngân hàng sẽ dựa trên các bảng báo cáo tài chính, khả năng điều hành trong quá khứ và hoạt động kinh doanh của khách hàng hiện tại trên thị trường có tính khả thi về việc chi trả nợ vay trong tương lai.

Tóm lại, đây là bước giúp ngân hàng biết được khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào một cách chính xác nhất.

Capital – Vốn

Tăng mức độ tin cậy của ngân hàng nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu lớn, đảm bảo trạng thái cân bằng cho các khoản vay tín chấp ngân hàng.

Collateral – Tài sản đảm bảo

Có thể hiểu theo nghĩa khác đây là tài sản thế chấp để đảm bảo với phía ngân hàng. Khi khách hàng phá sản, không có khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ xử lý phần tài sản này để quy ra giá trị và thanh toán các khoản nợ còn thiếu.

Conditions – Môi trường

Là quá trình ngân hàng phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của nền kinh tế có ảnh hưởng nhiều đến quá trình kinh doanh của khách hàng hay không. Với những khách hàng là các doanh nghiệp, công ty không bị ảnh hưởng quá nhiều, hoạt động ổn định thì sẽ được ưu tiên hơn.

Quá trình thẩm định tín dụng với mô hình 5C

Tìm hiểu giải ngân là gì?

Kỹ năng cần thiết của một nhân viên thẩm định tín dụng

Những nhân viên thẩm định tín dụng không phải chỉ biết đến mỗi khái niệm thẩm định tín dụng là gì mà có thể thực hiện được công việc.

Họ phải trải qua thời gian học tập, tiếp thu nhiều kiến thức, đặc biệt là nâng cao kỹ năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vậy những kỹ năng cần có của một nhân viên thẩm định tín dụng là gì

Đó chính là:

  • Sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
  • Có thể phân tích và đánh giá được khả năng vay vốn, trả nợ hợp đồng vay tiền trả góp của khách hàng
  • Am hiểu về các quy định của pháp luật về hồ sơ, giấy tờ, các quy trình trong vay vốn và trả nợ,…
  • Sự hiểu biết và cái nhìn nhạy bén về nền kinh tế cả bên trong và bên ngoài

Đây chính là những kỹ năng mà một chuyên viên thẩm định tín dụng lâu năm nào cũng có, với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, họ sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro khi cho vay tiền nhanh về mức tối thiểu.

Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?

Theo một số ý kiến thì những vấn đề dưới đây nên được ưu tiên khi thẩm định tín dụng:

  • 1. Lý lịch pháp lý [ có tiền án , tiền sự ? Hộ khểu , tình trạng hôn nhân , giấy phép hành nghề ..]
  • 2. Tình hình tài chính và Phương Án Kinh Doanh[ có dư nợ tín dụng tại các Ngân hàng nào ? , tình hình trả nợ , thu nhập cá nhân , thu nhập người đồng trả nợ , kế hoạch sử dụng vốn , phương án kinh doanh có khả thi …]
  • 3. Tài sản đảm bảo [ có tranh chấp , phong toả , giải toả , thuộc diện đền bù ??? Tài sản chung hay riêng …]

Kết luận

Bài viết trên đã nêu tổng quát về khái niệm thẩm định tín dụng là gì, phân loại cũng như nêu lên những điều cần làm trong quá trình thẩm định. Đặc biệt, cung cấp những thông tin về kỹ năng của một nhân viên tư vấn cần có.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích với những bạn đọc có nhu cầu vay vốn kinh doanh hay mong muốn trở thành một chuyên viên thẩm định tín dụng trong tương lai.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

[TDVC Thẩm định giá trị doanh nghiệp] – Thẩm định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp hay lợi ích của nó theo một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Quá trình này do thẩm định viên về giá tiến hành. Nói cách khác, thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hay ước tính với độ tin cậy cao nhất về khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thẩm định giá trị Doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:

  • Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ
  • Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty
  • Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.

>>> Tổng quan về thẩm định giá doanh nghiệp

1. Vì sao cần Thẩm định giá trị doanh nghiệp

Giá trị là yếu tố đầu tiên người ta muốn biết khi tìm hiểu về một sản phẩm. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, bạn biết các tài sản công ty trị giá bao nhiêu, nhưng bạn không biết giá trị thị trường của doanh nghiệp mình thì bạn đang bỏ sót một thứ hết sức quan trọng.

Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.

Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A đang diễn ra sôi động như hiện nay thì việc định giá doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng.

Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.

Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp là sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có cơ sở để đưa quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp

  • Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
  • Chứng minh năng lực tài chính
  • Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
  • Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn
  • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp [M&A]
  • Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp

3. Đối tượng sử dụng dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp

  • Doanh Nghiệp Nhà Nước
  • Doanh Nghiệp Cổ Phần
  • Doanh Nghiệp Tư Nhân
  • Công ty Liên Doanh
  • Công ty TNHH

4. Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp được các thẩm định viên dựa vào Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 “Thẩm định giá doanh nghiệp” đượcBan hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm 3 cách tiếp cận cơ bản gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp.

– Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

– Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.

– Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.

5. Hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp

5.1 Pháp lý tổ chức:

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cấp mã số thuế
  • Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc
  • Biên bản góp vốn
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
  • Các quyết định đổi tên khác, bổ sung chức năng….
Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp

5.2. Pháp lý tài sản thẩm định giá:

5.2.1 Quyền sử dụng đất:

  • Giấy chứng nhận QSDĐ
  • Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
  • Quyết định giao đất
  • Bản đồ hiện trạng
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Hợp đồng thuê đất,…

5.2.2 Công trình xây dựng:

  • Giấy phép xây dựng
  • Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành
  • Hồ sơ quyết toán
  • Bản vẽ hoàn công
  • Hồ sơ dự toán
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hiện trạng
  • Các hợp đồng thi công
  • Các biên bản nghiệm thu từng phần
Thẩm định giá bất động sản

5.2.3 Dây chuyền máy móc, thiết bị:

  • Hợp đồng kinh tế mua bán
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu
  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
  • Catalogue….

5.2.4 Phương tiện vận chuyển:
Đối với xe:

  • Giấy chứng nhận đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
  • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ

Đối với tàu:

  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
  • Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Giấy chứng nhận cấp tàu
  • Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
  • Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
  • Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển

Tài sản nhập khẩu:

  • Hợp đồng thương mại
  • INVOICE
  • PACKINGLIST
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Giấy giám định chất lượng
  • Hoá đơn mua bán kê khai chi tiết…

Đối với số liệu tài chính:

  • Báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán:
  • Bảng cân đối kế toán 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Bảng cân đối tài khoản 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Các tài liệu liên quan:

  • Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 3 năm. Chi tiết về kế họach sản xuất như sản lượng của từng mặt hàng, chi tiết tất cả các chi phí liên quan để tính ra giá thành từng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất [nếu có]
  • Chi tiết các kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới [cung cấp toàn bộ dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tiến độ thực hiện dự án…], dự án mở rộng thị trường [nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể như thế nào, tiến độ thực hiện ra sao…] và

Các kế hoạch đầu tư khác [nếu có].

  • Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí xây dựng và quảng bá thương hiệu trong thời gian qua [theo từng năm].
  • Các thông tin về doanh nghiệp như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing [gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược khuyến mãi] trong thời tới…
  • Các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… liên quan đến sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua.
  • Giấy chứng nhận nhãn hiệu của từng loại sản phẩm [Vd: Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao…..].

Các bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các tài khoản và các tài liệu chứng từ đối chiếu số dư các tài khoản tại thời điểm xác địnhgiá trị doanh nghiệp, cụ thể:

  • Tiền mặt: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
  • Tiền gửi ngân hàng: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng [hoặc sổ phụ].
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Các khoản phải thu: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Các khoản phải trả: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Hàng tồn kho: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Trong đó phân loại rõ những tài không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý.
  • Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng.
  • Chi phí XDCB dở dang: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ.
  • Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu.
  • Tài sản cố định: Biên bản kiểm kê TSCĐ, trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.
  • Danh mục tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Đối với các khoản công nợ không có khả năng thu hồi [nếu có]: Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng thu hồi có giải thích rõ nguyên nhân vì sao không có khả năng thu hồi và các tài liệu chứng minh.
  • Đối với những khoản công nợ không có khả năng chi trả [nếu có]: Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng chi trả có nêu rõ nguyên nhân và các tài liệu chứng minh

Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của doanh nghiệp với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.

QUÍ VỊ CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ VUI LONG LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

  • Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email:
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Thẩm định giá Thành Đô Đơn, đơn vị thẩm định giá doanh nghiệp uy tín, tốt nhất Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô vinh dự đạt chứng nhận Doanh nghiệp “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường. Thẩm định giá Thành Đô. 

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá trị doanh nghiệp” tại  chuyên mục Dịch vụ thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề