Thành phố hồ chí minh ở đâu

Nheieeuf người thắc mắc TPHCM ở đâu? thuộc miền nào? có bao nhiêu quận huyện? Bài viết hôm nay //chiasebaiviet.com sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

TPHCM ở đâu? thuộc miền nào?

Thành phố Hồ Chí Minh [tên cũ nhưng vẫn thường gọi là Sài Gòn] là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc miền Nam của Việt Nam.

Chi tiết về Tp.HCM:

Vùng: Đông Nam Bộ [địa lý] Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh [đô thị]
Phân chia hành chính: 19 quận, 5 huyện
Quận
trung tâm:
Quận 1
Thành lập: 1698: Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định
Loại đô
thị:
Loại đặc biệt
Đại biểu
quốc hội:
30
Tên khác: Sài Gòn
Chính
quyền
Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong
Hội đồng nhân dân 105 đại biểu
Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ
Chủ tịch UBMTTQ Tô Thị Bích Châu
Chánh án TAND Lê Thanh Phong
Viện trưởng VKSND Đỗ Mạnh Bổng
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân
Diện tích 2.061,04 km²
Dân số [1/4/2019]
Tổng cộng: 8.993.082 người
Thành thị: 7.127.364 người [chiếm 79,25%]
Nông thôn: 1.865.718 người [chiếm 20,75%]
Mật độ: Mật độ dân số: 4.363 người/km² Mật độ giao thông: 117,3 xe/km² mặt đường
Dân tộc Kinh, Hoa, Khmer…
Mã hành chính: VN-65
Mã bưu chính: 70xxxx-76xxxx
Mã điện thoại: 28
Biển số xe: 41, 50 → 59

TPHCM giáp với tỉnh thành nào? có giáp biển không?

TP.HCM là 1 thành phố lớn được bao xung quanh bởi các tỉnh thành phố khác và không tiếp giáp với biển, nhưng nếu muốn đi biển bạn có thể đi theo hướng Đông Nam để xuống Vũng Tàu tắm biển.

TPHCM giáp với:

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,

Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

TPHCM có bao nhiêu quận huyện?

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn.

Vào năm 1995, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.

Dưới đây là Huyện của TP.HCM

TênDiện tíchDân số [người]Hành chính
Bình Chánh252.56682.0701 thị trấn, 15 xã
Cần Giờ704.4580.1901 thị trấn, 6 xã
Củ Chi434.77408.3401 thị trấn, 20 xã
Hóc Môn109.17425.2101 thị trấn, 11 xã
Nhà Bè100.43175.3601 thị trấn, 6 xã

Dưới đây là Quận của TP.HCM

TênDiện tíchDân số [người]Hành chính
Quận 17.72205.20010 phường
Quận 249.79170.08011 phường
Quận 34.92197.60014 phường
Quận 44.18203.06015 phường
Quận 54.27187.64015 phường
Quận 67.14271.05014 phường
Quận 735.69324.78010 phường
Quận 819.11451.30016 phường
Quận 9114316.45013 phường
Quận 105.72372.45015 phường
Quận 115.14332.53616 phường
Quận 1252.74528.17011 phường
Bình Tân52.02702.65010 phường
Bình Thạnh20.78490.38020 phường
Gò Vấp19.73663.31316 phường
Phú Nhuận4.86181.21015 phường
Tân Bình22.43470.350,0015 phường
Tân Phú15.97464.49311 phường
Thủ Đức47.8550.82012 phường

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thành lập 4 thành phố vệ tinh và 1 thành phố trung tâm.

Tại đây, sẽ thành lập 4 khu đô thị [hoặc gọi là thành phố] gồm Tp.Đông, Tp.Nam, Tp.Tây và Tp.Bắc. Mỗi khu đô thị là một cấp chính quyền đô thị trực thuộc chính quyền đô thị TP.HCM. Chính quyền 4 khu đô thị được thiết kế theo hướng phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong ngân sách, xây dựng và quản lý, phát triển dịch vụ đô thị.

  • Khu đô thị Đông hay Thành phố Đông gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức với diện tích 211 km² với trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ở đây sẽ phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao.
  • Khu đô thị Nam hay Thành phố Nam gồm quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích quận 8 [phần phía nam kênh Tẻ] và huyện Bình Chánh với diện tích 194 km². Ở đây sẽ phát triển dịch vụ cảng, gắn liền với các dịch vụ thương mại khác.
  • Khu đô thị Bắc hay Thành phố Bắc gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn với diện tích 149 km² sẽ phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp kỹ thuật cao.
  • Khu đô thị Tây hay Thành phố Tây gồm quận Bình Tân, một phần diện tích quận 8 và huyện Bình Chánh với diện tích 191 km². Đây là khu đô thị đầu mối giao lưu kinh tế với Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với địa bàn nông thôn trong đô thị gồm 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh và Cần Giờ có diện tích khoảng 1.300 km². Ở địa bàn này, TP đề xuất với Trung ương đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị theo hướng: Chuyển cấp chính quyền huyện hiện nay thành cấp hành chính, tức là không tổ chức HĐND cấp huyện và không có cơ chế tự chủ ngân sách.

Qua bài viết TPHCM ở đâu thuộc miền nào có bao nhiêu quận huyện? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Nhiều người thắc mắc Đồng nai ở đâu? thuộc miền nào? có bao nhiêu huyện? …

  Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Lãnh thổ của thành phố trải dài theo hướng tây bắc – đông nam và nằm trong khoảng từ 10022’13’’ đến 11022’17’’ vĩ độ Bắc và từ 106001’2’’ đến 10701’10’’ kinh độ Đông. Điểm cực bắc của thành phố là xã Phú Mỹ Hưng [huyện Củ Chi], điểm cực nam ở xã Long Hòa [huyện Cần Giờ], điểm cực tây tại xã Thái Mỹ [huyện Củ Chi] và điểm cực đông là xã Thanh An [huyện Cần Giờ].

  Tính theo đường chim bay, chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc – đông nam khoảng 100 km và chiều ngang nơi rộng nhất là hơn 40 km.

  Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc và phía đông là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía tây là các tỉnh Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Về phía nam, thành phố tiếp giáng với Biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.

  Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095, 01 km2, chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, trong đó gồm 442,13 km2 nội thành và 1.652,88km2 ngoại thành với số dân năm 2002 lên tới 5.449.217 người [*], bằng 6,83% dân số của cả nước.

  Về mặt kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời cũng là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế trong vùng. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế của thành phố.

  Thành phố là đầu mối giao thông vào loại lớn nhất nước ta với sự có mặt của các tuyến giao thông huyết mạch như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Do đó, việc giao lưu với các vùng trong nước và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới rất thuận lợi.

  Như vậy, vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh là một thế mạnh, góp phần mở rộng giao lưu liên kết ở trong và ngoài nước, giúp kinh tế của thành phố nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

__________________

* Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh 2002. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. 4/2003, trang 17.

Video liên quan

Chủ Đề