Thế giới có bao nhiêu người chết vì covid-19

Tính đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch với hơn 765.700 ca tử vong trong tổng số gần 46.772.000 ca nhiễm. Hai quốc gia xếp ngay sau Mỹ lần lượt là Ấn Độ [hơn 34.259.700 ca nhiễm, hơn 457.770 ca tử vong] và Brazil [hơn 21.793.400 ca nhiễm, hơn 607.500 ca tử vong]. Nếu tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất với 607 trường hợp tử vong/100.000 dân.

Đáng chú ý, số liệu thống kê ở một số quốc gia cũng như ý kiến đánh giá của các chuyên gia y tế cho rằng, số ca nhiễm Covid-19cũng như số ca tử vong trên toàn thế giới có thể còn cao hơn nhiều so với những con số được công bố. Điển hình như tại Nga, Cơ quan Thống kê nhà nước của Nga [Rosstat] ngày 29-10 thông báo, ít nhất 44.265 người tại Nga đã tử vong trong tháng 9 vừa qua do dịch Covid-19 và những nguyên nhân liên quan, nghĩa là cao gần gấp đôi con số 24.031 do chính phủ công bố trước đó.

Người dân từ 57 tuổi trở lên ở thành phố Duque de Caxias của Brazil tiêm vaccine ngừa Covid-19. Ảnh:Reuters

Theo giải thích của các nhà chức trách Nga, sở dĩ có sự khác biệt này là bởi Chính phủ Nga chỉ tính những trường hợp tử vong do nguyên nhân chính là nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi khám nghiệm tử thi, trong khi số liệu do Rosstat công bố lại dựa trên một định nghĩa tổng thể về các trường hợp tử vong liên quan tới loại virus này.

Cũng liên quan tới tình hình đại dịch trên toàn thế giới, theo Tân Hoa xã, nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ [CDC] công bố vào cuối tuần này cho thấy, những người không tiêm chủng và trước đó đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao hơn gấp 5 lần.

Sau khi tiến hành nghiên cứu đối với hơn 7.000 trường hợp sinh sống tại 9 bang của Mỹ phải nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có các triệu chứng giống như Covid-19, CDC Mỹ kết luận những người chưa được tiêm vaccine hoặc từng nhiễm Covid-19 có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 5 lần so với những người đã được tiêm chủng đầy đủ và chưa từng mắc bệnh này. "Như vậy, giờ đây chúng ta đã có thêm bằng chứng tái khẳng định tầm quan trọng của vaccine ngừa Covid-19, ngay cả đối với những người từng mắc căn bệnh này", Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky nhấn mạnh.

Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều quốc gia vẫn đang phải “quay cuồng” với bài toán vaccine nhằm dần đẩy lùi đại dịch. Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đặt mục tiêu mỗi quốc gia có 40% dân số được tiêm ít nhất một mũi vaccine vào cuối năm 2021, song cho đến nay có tới 82 quốc gia, đặc biệt là quốc gia ở châu Phi, có nguy cơ không đạt được mục tiêu này do nguồn cung không đủ.

Ngoài ra, theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF], khu vực châu Phi nhiều khả năng cũng sẽ thiếu hụt khoảng 2,2 tỷ ống tiêm dùng một lần, trong đó có loại ống tiêm tự hủy sử dụng cho tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Và nếu tình hình không được cải thiện, dự kiến sẽ chỉ có 5 quốc gia châu Phi, tương đương 10% dân số của “lục địa đen”, đạt được mục tiêu tiêm chủng mà WHO đề ra.

Trong cuộc họp diễn ra mới đây, các bộ trưởng tài chính và y tế của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới [G20] vẫn hy vọng trong vòng 8 tháng tới, 70% dân số thế giới sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Thông cáo được nêu ra sau cuộc họp nêu rõ: "Để giúp tiến tới các mục tiêu toàn cầu là tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số ở tất cả các quốc gia vào cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022... chúng tôi sẽ thực hiện các bước để giúp tăng nguồn cung vaccine và những sản phẩm y tế thiết yếu, các yếu tố đầu vào ở những nước đang phát triển và gỡ bỏ các ràng buộc về nguồn cung và tài chính liên quan".

ANH VŨ

Làn sóng dịch bệnh thứ 5 tại Hong Kong có thể đạt đỉnh vào đầu hoặc giữa tháng 3 tới - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng ít nhất 5.925.534 người kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 12-2019. Đại dịch COVID-19 tiếp tục rút lui mạnh mẽ trong tuần này trên khắp thế giới, ngoại trừ ở châu Á.

Mỹ ghi nhận nhiều ca tử vong do COVID-19 nhất thế giới với 944.831 trường hợp, tiếp theo là Brazil với [647.390] và Ấn Độ [513.226].

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] ước tính số người chết thực sự liên quan đến COVID-19 có thể cao gấp 2-3 lần.

Trong khi đó, trang thống kê Worldometers ghi nhận, tính đến 21h ngày 26-2 theo giờ Việt Nam, thế giới có tổng cộng 433.928.215 ca mắc COVID-19 với 363.744.589 ca đã hồi phục.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ [CDC] đã nới lỏng đáng kể hướng dẫn đeo khẩu trang để ngừa dịch.

Quy định mới cho phép 72% dân số sẽ không còn được khuyến cáo dùng khẩu trang trong nhà. Các hướng dẫn mới chuyển từ tập trung vào khả năng lây lan của COVID-19 sang giám sát các trường hợp nhập viện tại địa phương, năng lực của bệnh viện và tỉ lệ lây nhiễm.

Ấn Độ ghi nhận 11.499 ca mắc mới và 255 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 26-2 - Ảnh: REUTERS

Chuyển biến tích cực tại Canada, Ấn Độ

Tại Canada, những dữ liệu mới nhất cho thấy tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng cải thiện.

Trong khoảng thời gian từ ngày 18-2 đến 24-2, trung bình số ca mắc mới mỗi ngày của Canada nằm ở mức 5.902 trường hợp, giảm 24% so với tuần trước đó. Số ca phải nhập viện điều trị cũng giảm.

Một số tỉnh của Canada đã công bố kế hoạch chấm dứt các biện pháp hạn chế được áp dụng trong đại dịch COVID-19, báo hiệu trở lại cuộc sống bình thường khi làn sóng Omicron đang lắng xuống.

Tại Ấn Độ, thủ đô New Delhi đã thông báo chấm dứt tất cả các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng chống dịch COVID-19.

Dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ cho thấy làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron gần đây đã giảm.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế Ấn Độ, nước này ghi nhận 11.499 ca mắc mới và 255 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 26-2. Những con số trên là rất ít so với những số liệu đã ghi nhận trong đỉnh dịch năm ngoái.

Chính quyền New Delhi đã quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm và cho phép các quán ăn hoạt động hết công suất phục vụ. Các địa điểm tôn giáo cũng được phép mở cửa trở lại.

Trường học tại New Delhi sẽ áp dụng giảng dạy trực tiếp từ ngày 1-4 tới, trong khi mức phạt đối với người không đeo khẩu trang cũng được giảm xuống.

Hong Kong: 90% ca tử vong là chưa tiêm

Hong Kong đã ký hợp đồng với Công ty China State Construction International Holdings [CSCIH] của Trung Quốc để xây dựng tám cơ sở cách ly và điều trị, nhằm chống lại đợt bùng phát COVID-19 ngày càng trầm trọng.

Trước đó, chính quyền thành phố đã ghi nhận số ca nhiễm theo ngày vượt mốc 10.000, lập kỷ lục mới. Các cơ sở tạm thời sẽ có tổng công suất 50.000 giường, nằm rải rác khắp Hong Kong và được xây dựng trên cả đất tư nhân được các công ty bất động sản cho mượn miễn phí.

Ngày 26-2, cơ quan y tế Hong Kong thông báo sẽ điều chỉnh quy trình xét nghiệm COVID-19.

Quy định mới cho phép một số người có thể xét nghiệm tại nhà để giảm bớt tình trạng xếp hàng dài tại các trung tâm xét nghiệm, giữa bối cảnh bùng phát dịch ngày càng khó kiểm soát.

Theo ông Khổng Phồn Nghị [Hung Fan Ngai], thành viên của Ủy ban chuyên gia về vắc xin COVID-19 của Hong Kong, làn sóng dịch bệnh thứ 5 có thể đạt đỉnh vào đầu hoặc giữa tháng 3 tới, với số ca nhiễm khoảng 20.000-30.000 ca/ngày.

Ông Khổng cho biết 90% số ca tử vong hiện nay là người chưa tiêm vắc xin, đặc biệt là người cao tuổi.

Ông cũng nhấn mạnh chìa khóa để chống SARS-CoV-2 là tiêm vắc xin mũi thứ 3 để tạo ra nhiều kháng thể hơn và giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng.

COVID-19 thế giới 26-2: Số ca châu Á tăng 20%, Hong Kong tăng 331%

NGUYÊN HẠNH

Theo ước tính mới đây của một số nhà nghiên cứu, số số nạn nhân tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu có thể nhiều hơn hàng triệu người so với báo cáo.

  • Nga ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất trong một ngày

  • Vùng đất ít người biết đến đạt kỳ tích tiêm chủng cho 119% dân số

  • Trung Quốc - Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược 'Zero COVID-19'

Một người bán hoa quả đẩy xe hàng qua một bức tranh tường về COVID-19 ở Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty

Theo trang Guardian [Anh], trong 18 tháng sống trong căn hộ ở Tel Aviv, Ariel Karlinsky, sinh viên kinh tế 31 tuổi tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, đã lùng sục khắp nơi trên mạng để tìm dữ liệu có thể giúp anh tính toán số người tử vong COVID-19 thực sự trên toàn cầu. Anh nghi ngờ về thông tin cho rằng tỷ lệ tử vong của Israel không cao hơn con số báo cáo và do đó, dịch bệnh này không nghiêm trọng.

“Tất nhiên, điều này không đúng. Tỷ lệ tử vong cao hơn những gì được báo cáo là điều chắc chắn và rất rõ ràng”, Karlinsky nói và đã đưa ra các con số để chứng minh điều đó, điều này rất dễ thực hiện ở Israel với hệ thống đăng ký nhân khẩu nghiêm ngặt.

Ở một số quốc gia không áp dụng hoặc áp dụng rất ít các biện pháp hạn chế phòng dịch, tỷ lệ tử vong thấp cũng là điều đáng nghi ngờ. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu để chứng minh điều đó khá khó khăn. Karlinsky tin rằng hầu hết quốc gia đều đếm thiếu số ca tử vong trong đại dịch.

Qua Twitter, Karlinsky gặp nhà khoa học dữ liệu Dmitry Kobak của Đại học Tübingen ở Đức - người đang cố gắng làm điều tương tự và họ đồng ý hợp tác. Trong khi Karlinsky tìm kiếm các con số, Kobak tham gia phân tích. Kết quả là họ đã cho ra Tập dữ liệu về Tử vong Thế giới [World Mortality Dataset]. Tập dữ liệu này đã tạo cơ sở cho các ước tính về tỷ lệ tử vong vì COVID-19 được công bố trên tờ Economist, Financial Times và nhiều trang báo hoặc tạp chí khác.

Các con số thực tế được công bố trên các tạp chí này thường cao hơn gấp nhiều lần so với con số được báo cáo chính thức trên toàn cầu, với trên 4,8 triệu người tử vong. Economist đưa ra con số thực tế là gần 16 triệu người.

Những tín đồ Hồi giáo thực hiện giãn cách khi cầu nguyện tại nhà thờ Hassan II ở Casablanca, Maroc. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất ở châu Phi. Ảnh: Getty

Tập dữ liệu về tỷ lệ tử vong thế giới chứa thông tin về hơn 100 quốc gia. Hầu hết quốc gia châu Phi và châu Á đều nằm trong danh sách đếm thiếu số ca tử vong. Ấn Độ là một ví dụ, một số nhà nghiên cứu ước tính số người chết do COVID-19 ở nước này có thể lên tới 4 triệu người, thay vì hơn 450.000 người như được công bố.

Bộ dữ liệu mới cũng cho thấy các quốc gia từng hứng chịu làn sóng dịch nghiêm trọng như Italy, Tây Ban Nha và Anh, không thực sự bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, Mexico và Bolivia, và một số quốc gia ở Đông Âu,là những nước có tỷ lệ tử vong cao hơn 50% so với báo cáo. Đây đều là những nước bị tàn phá nặng nề nhất vì đại dịch. Trong đó, Peru được cho là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức tăng 150%.

Các nhà nghiên cứu khác đã hoan nghênh nỗ lực của Karlinsky và Kobak. Hai nhà dịch tễ học Lone Simonsen tại Đại học Roskilde [Đan Mạch], và Cécile Viboud thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho rằng: “Đây là cuộc cách mạng dữ liệu song song với quá trình phát triển vaccine và giải mã trình tự gien của virus”.

Nhân viên y tế tại bệnh viện ở Abuja, Nigeria được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên. Ảnh: Reuters

Có nhiều cách khác nhau có thể ước tính số người tử vong vì COVID-19, tất cả đều có ưu điểm và nhược điểm. Con số chính thức được lấy từ báo cáo của các quốc gia về số ca tử vong vì COVID-19, nhưng những báo cáo này phụ thuộc vào tỷ lệ xét nghiệm và hầu như luôn bị đánh giá thấp.

Nhà báo chuyên về dữ liệu Sondre Ulvund Solstad, người dẫn đầu nỗ lực theo dõi đại dịch của Economist, cho biết: “Ở phần lớn các quốc gia, các con số chính thức về số ca tử vong vì COVID-19 không đáng tin cậy”.

Cách tính số ca tử vong dựa trên xét nghiệm, đã được sử dụng để ước tính tỷ lệ tử vong của các đại dịch trong lịch sử, là một cách tính lỗi thời. Ở những nơi mà điều kiện xét nghiệm còn hạn chế, cách tính này đặc biệt không đáng tin cậy. Trong khi đó, số liệu ca tử vong thực tế được ước tính không phụ thuộc vào tỷ lệ xét nghiệm.

Cách tính tổng quát không chỉ ghi nhận những ca tử vong trực tiếp vì COVID-19, mà còn đếm cả người tử vong có liên quan gián tiếp đến đại dịch, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư không được điều trị kịp thời, hoặc nạn nhân bị bạo hành trong gia đình trong thời gian phong tỏa hoặc áp đặt hạn chế.

Karlinsky và Kobak đã thu thập các nguồn dữ liệu địa phương từ những quốc gia nghèo dữ liệu thông qua các nhà báo, học giả, và áp dụng những kỹ thuật ngoại suy khác nhau để đưa ra ước tính.

Họ cũng ước tính dựa trên dữ liệu sẵn có từ một quốc gia láng giềng của mỗi nước, điều chỉnh các yếu tố như mật độ dân số, chiến lược xét nghiệm và tự do thông tin. Dự liệu không chắc chắn là lý do tại sao Karlinsky và Kobak tránh ước tính số người chết trên toàn cầu. Tuy nhiên, họ cho biết trung bình ở mỗi quốc gia, số ca tử vong thực tế có thể cao hơn 1,4 lần so với con số được báo cáo.

Trong khi đó, mô hình của nhà báo chuyên về dữ liệu của Econmist, Solstad, đã đưa ra con số tổng quát từ 9,9 triệu đến 18,5 triệu người tử vong, một phạm vi mà nhà dịch tễ học Simonsen thấy hợp lý.

Một khu chợ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Để so sánh số người tử vong vìCOVID-19với các đại dịch trước, nhà dịch tễ học Simonsen và Viboud đã đưa ra các ước tính về tỷ lệ tử vong thực tế cho những đại dịch trước đó và điều chỉnh chúng cho phù hợp với dân số thế giới vào năm 2020. Họ ước tính 4 đại dịch cúm vào các năm 1918, 1957, 1968 và 2009, nếu xảy ra ở hiện tại, thì sẽ có số người chết thực tế lần lượt là 75 triệu, 3,1 triệu, 2,2 triệu, và 0,4 triệu.

Từ đó, họ kết luận rằng COVID-19 là đại dịch chết chóc nhất trong vòng một thế kỷ qua, nhưng vẫn chưa bằng số người chết của đại dịch năm 1918.

Hải Vân/Báo Tin tức

Kịch bản COVID-19 tốt nhất và tệ nhất ở Mỹ mùa đông này

Khi làn sóng ca mắc và tử vong vì COVID-19 trong mùa hè bắt đầu giảm dần thì mùa đông lại sắp đến, khiến nước Mỹ lại lo lắng về các kịch bản dịch bệnh thời gian tới.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Dịch COVID-19,
  • số ca tử vong thực tế,
  • tỉ lệ tử vong,
  • tử vong vì covid-19,
  • chết vì covid-19,
  • tử vong,

Video liên quan

Chủ Đề