Thế nào là miễn dịch miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo cho vi dụ

1. Miễn dịch tự nhiên là gì?

Miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch bẩm sinh chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây độc từ bên ngoài môi trường bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể.

Miễn dịch tự nhiên được xác định là có tác dụng đối với các vật lạ xâm nhập ngay cả khi cơ thể trước đó chưa từng được tiếp xúc với vật xâm nhập đó trước đây. Miễn dịch tự nhiên được xem là một cơ chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trong lúc các phản ứng đặc hiệu chưa đáp ứng kịp.

Miễn dịch tự nhiên là gì?

Đây là loại miễn dịch đã được hình thành sẵn trong cơ thể từ khi mới lọt lòng mà chưa cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên nào, do đó không bị phụ thuộc vào bản chất của các kháng nguyên và không cần đáp ứng chọn lọc hoặc đặc hiệu với bất kỳ kháng nguyên nào. Hiệu quả miễn dịch tự nhiên là như nhau đối với mọi mầm bệnh.

Miễn dịch tự nhiên bao gồm các hàng rào bảo vệ từ ngoài vào trong, nếu lọt qua hàng rào thứ nhất, các tác nhân sẽ vấp phải hàng rào thứ hai…nhằm tiêu diệt và có thể ngăn cản mầm bệnh trước khi chúng kịp nhân lên, nhờ đó mà hệ thống miễn dịch đặc hiệu mới có đủ thời gian vận hành. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều khi miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu xen kẽ và bổ sung cho nhau.

Đặc điểm của miễn dịch tự nhiên

Để hiểu rõ hơn về miễn dịch tự nhiên, bạn cần phải biết đến những đặc điểm cụ thể của nó. Các cơ chế miễn dịch tự nhiên đang mang những đặc điểm chung dưới đây.

- Phản ứng miễn dịch không chống lại cơ thể

Miễn dịch tự nhiên sẽ nhận diện và đáp ứng các vi sinh vật gây hại mà không phản ứng chống lại các tế bào, bộ phận cơ thể chính mình. Khả năng này là nhờ vào đặc tính vốn có của các cơ chế miễn dịch tự nhiên. Cùng với đó cũng có thể do các tế bào của cơ thể có các phân tử điều hòa gắn trên bề mặt chúng nên ngăn các phản ứng miễn dịch tấn công lại chính mình.

- Phản kháng ngay với tác nhân ngay lần tiếp xúc đầu

Miễn dịch tự nhiên có sự phản ứng ngay khi vi sinh vật xâm nhập mà không cần có tiếp xúc từ trước.

Với hệ miễn dịch đặc hiệu, để có hiệu quả tấn công cần phải có sự tiếp xúc với tác nhân gây hại trước. Sau đó ghi nhớ và phản ứng mạnh mẽ trong những lần tiếp xúc sau.

Hệ miễn dịch tự nhiên thì lại không cần vậy. Nó có thể tấn công mọi tác nhân gây bệnh dù chưa có sự tiếp xúc..

- Cường độ đáp ứng miễn dịch không tăng lên

Cường độ đáp ứng miễn dịch của hệ miễn dịch tự nhiên không có sự tăng lên sau mỗi lần tiếp xúc với tác nhân gây hại. Trong khi đó, sau mỗi lần tiếp xúc với tác nhân gây hại hệ miễn dịch đặc hiệu lại có sự nhạy cảm hơn, hiệu quả hơn với cùng một kháng nguyên đó.

Nó đảm bảo cho các phản ứng miễn dịch của cơ thể đặc hiệu hơn chống lại các trường hợp tái nhiễm và hiện tượng này còn được gọi là trí nhớ miễn dịch, mà không có ở miễn dịch tự nhiên.

- Các thành phần đều có khả năng nhận diện cấu trúc tác nhân gây hại

Các thành phần của miễn dịch tự nhiên đều có thể nhận diện được các cấu trúc giống nhau giữa các tác nhân gây hại khác nhau. Vậy nên thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên dễ dàng nhận diện được nhiều vi khuẩn, virus hoặc nấm nhờ vào cấu trúc đặc trưng khá khác biệt với các bộ phận trên cơ thể chính mình.

- Khả năng nhận diện cấu trúc mang tính sống còn của tác nhân gây hại

Hệ miễn dịch tự nhiên có đặc điểm nhận diện được các cấu trúc đặc biệt. Đây được coi là đặc điểm không thể thiếu để tồn tại của các tác nhân gây hại.

Vai trò của miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên là một dòng đáp ứng miễn dịch được xác định là đầu tiên của cơ thể. Nó được xác định liên quan đến mặt di truyền, vì vậy vai trò của nó được xác định được ngay từ khi sinh ra.

Vai trò của hệ thống miễn dịch tự nhiên được đánh giá là để bảo vệ cơ thể mỗi người nhằm chống lại những chất độc hại đến từ môi trường và những vi trùng gây bệnh khác nhau.

Bởi miễn dịch dịch tự nhiên được tăng cường bởi một số tế bào máu nhất định nên có thể hành động ở bất cứ nơi nào mà sinh vật bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Da và niêm mạc chính là một trong những rào cản chính nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Miễn dịch bẩm sinh

Sự miễn dịch bẩm sinh [tự nhiên] không đòi hỏi sự phơi nhiễm trước với kháng nguyên [tức là trí nhớ miễn dịch] để có thể hình thành. Do đó, cơ chế miến dịch này có thể đáp ứng ngay lập tức với sự xâm nhập. Nó nhận ra chủ yếu các phân tử kháng nguyên phân bố rộng rãi hơn là đặc trưng cho một sinh vật hoặc tế bào.

Các thành phần bao gồm

  • Tế bào thực bào

  • Các tế bào giống lympho tự nhiên [ví dụ, các tế bào diệt tự nhiên]

  • Bạch cầu nhân đa hình

Tế bào thực bào [bạch cầu đa nhân trung tính Bạch cầu đa nhân trung tính [Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.] Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm trong máu và mô, tế bào đơn nhân [Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.] Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm trong máu, đại thực bào [Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.] Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm trong các mô] tiêu hoá và phá hủy các kháng nguyên xâm nhập. Sự tấn công của các tế bào thực bào có thể được tạo điều kiện khi kháng nguyên được bao phủ bởi kháng thể [Ab], được tạo ra như một phần của miễn dịch thu được, hoặc khi các protein bổ thể opsonin hóa kháng nguyên.

Tế bào diệt tự nhiên Tế bào diệt tự nhiên [NK] [Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.] Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm giết các tế bào nhiễm virus và một số tế bào khối u.

Bạch cầu đa nhân Bạch cầu đa nhân [Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.] Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm [bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm] và tế bào đơn nhân [mono bào, đại thực bào, tế bào mast Tế bào Mast [Xem thêm Tổng quan về hệ thống miễn dịch.] Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên. Mặc dù một số kháng... đọc thêm ] giải phóng các chất trung gian gây viêm.

Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Đề bài

- Miễn dịch là gì?

- Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Miễn dịch

Lời giải chi tiết

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó

- Miễn dịch tự nhiên là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó [thủy đậu, quai bị...]

- Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó [bệnh lao, bệnh sởi, bại liệt]

Loigiaihay.com

  • Bài 1 trang 47 SGK Sinh học 8

    Giải bài 1 trang 47 SGK Sinh học 8. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?

  • Bài 2 trang 47 SGK Sinh học 8

    Giải bài 2 trang 47 SGK Sinh học 8. Bản thân em đã miễn dịch với bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đo và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng chích ngừa

  • Bài 3 trang 47 SGK Sinh học 8

    Giải bài 3 trang 47 SGK Sinh học 8. Người ta thường tiêm phòng [chích ngừa] cho trẻ em những loại bệnh nào ?

  • Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 46 SGK Sinh học 8.

  • Bạch cầu-miễn dịch

    Lý thuyết bài bạch cầu-miễn dịch: Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào.

  • Báo cáo thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

    Em dự kiến thay đổi ...

1. Các loại miễn dịch của cơ thể

Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể nhằm chống lại các mầm bệnh và độc tố, bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Khả năng miễn dịch của cơ thể có được nhờ vai trò của hệ thống miễn dịch. Dựa trên cách hình thành của miễn dịch, các nhà nghiên cứu đã chia miễn dịch thành hai loại đó là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

1.1. Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên [hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch không đặc hiệu] là những tế bào hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật. Chúng bao gồm Tế bào NK – Tế bào tiêu diệt tự nhiên, Macrophage – Đại thực bào, Eosinophil – Bạch cầu ưa axit, Basophil – Bạch cầu ưa kiềm, Neutrophil – Bạch cầu trung tính và Dendritic – Tế bào tua.

Trong đó tế bào tiêu diệt tự nhiên NK được cho là quan trọng nhất trong hệ miễn dịch tự nhiên giúp hạn chế các giai đoạn đầu của nhiễm virus, đẩy lùi mầm bệnh trước khi hệ miễn dịch đặc hiệu kịp phát huy tác dụng. Đội quân các tế bào miễn dịch tự nhiên có năng lực “bẩm sinh” giúp nhận ra và tiêu diệt virus hay các mầm bệnh khác như vi khuẩn, tế bào ung thư ngay từ lần chạm trán đầu tiên.

Các thành phần trong hệ miễn dịch tự nhiên

1.2. Miễn dịch nhân tạo

Miễn dịch nhân tạo hay còn gọi là miễn dịch thu được, miễn dịch đặc hiệu. Đây là hoạt động miễn dịch được tạo ra sau khi chúng tiếp xúc với mầm bệnh và học được cấu trúc của mầm bệnh. Một phần lực lượng của chúng ở dạng hoạt hóa để tiêu diệt mầm bệnh, một phần lực lượng trở thành các tế bào ghi nhớ miễn dịch để lưu trữ thông tin về mầm bệnh, “đào tạo” các tế bào miễn dịch khác, và cũng sẵn sàng hoạt hóa trở lại để tiêu diệt mầm bệnh nếu sau này có dịp gặp lại mầm bệnh.

Các thành phần trong hệ miễn dịch nhân tạo

Miễn dịch nhân tạo là gì?

Miễn dịch nhân tạo là hoạt động miễn dịch sinh ra sau quá trình nhiễm, tiêm vác-xin. Do đó, miễn dịch nhân tạo mang tính đặc hiệu. Nó giúp cơ thể miễn dịch với một loại bệnh nhất định.

Miễn dịch nhân tạo là gì

Ví dụ, khi chúng ta tiêm chủng vác-xin phòng bệnh uốn ván. Hoạt tính miễn dịch bảo vệ cho cơ thể bằng cách sinh ra các chất để chống lại căn bệnh này. Khi bệnh uốn ván quay trở lại đã có sẵn kháng thể trong cơ thể để diệt mần bệnh.

1. Các thuộc tính của miễn dịch nhân tạo là gì ?

Miễn dịch nhân tạo bao gồm các thuộc tính cơ bản:

– Tính đặc hiệu:

Miễn dịch nhân tạo chỉ có khả năng đặc hiệu trên một kháng nguyên nhất định.

– Tính phân biệt cấu trúc lạ:

Hệ thống miễn dịch của cơ thể phân biệt được các cấu trúc ngoại lại, các tế bào ung thư, tế bào nhiễm virus. Mặt khác, hệ miễn dịch nhận diện được các protein và tế bào của mình.

Sau khi nhận diện, hệ thống miễn dịch điều khiển các tế bào và phân tử phù hợp để tiêu diệt những thành phần “lạ” này. Hiện tượng này là đáp ứng hiệu ứng giúp loại trừ thành phần ngoại lai và bất hoạt, tiêu diệt chúng.

– Trí nhớ miễn dịch:

Sau khi tiếp xúc với kháng nguyên lần đầu, đáp ứng miễn dịch nhân tạo đã được tạo ra. Nó đã ghi nhớ kháng nguyên này, khi tiếp xúc lần hai đáp ứng miễn dịch xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn. Cũng có thể thụ động truyền qua các tế bào lympho mẫn cảm.

2. Các phương thức đáp ứng miễn dịch nhân tạo là gì ?

Miễn dịch nhân tạo hoạt động dựa trên hai nền tảng cơ bản là dịch thể và tế bào trung gian.

– Miễn dịch thể dịch:

Miễn dịch thể dịch có kháng thể là yếu tố tham gia đáp ứng miễn dịch nhân tạo. Về bản chất, kháng thể là một globulin thực hiện chức năng miễn dịch.

Khi kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu, chúng có khả năng hoạt hóa bổ thể. Từ đó ly giải tế bào đích, trung hòa độc tố của vi khuẩn, thậm chí gây độc tế bào “lạ”.

Miễn dịch nhân tạo là gì

– Miễn dịch tế bào trung gian:

Miễn dịch tế bào trung gian có các tế bào lympho tham gia đáp ứng miễn dịch nhân tạo. Trong đó, tế bào lympho T đóng vai trò biệt hóa ở tuyến ức trong khi tế bào lympho B biệt hóa ở tủy xương.

Tế bào T tiêu diệt các tế bào “lạ” hoặc tiết ra chất độc hóa học cytokin nhằm tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, để thực hiện chức năng miễn dịch này còn có sự tham gia của một số tế bào khác. Ví dụ như tế bào trình diện kháng nguyên, dưỡng bào, bạch cầu hạt trung tính…

Miễn dịch tự nhiên là gì?

Miễn dịch tự nhiên hay còn được biết với tên gọi miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch bẩm sinh được cơ thể tự sinh ra. Nó tự thiết lập, được hình thành trong cơ thể từ khi lọt lòng. Chúng không phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên và không đặc hiệu cho một loại tác nhân tấn công nào. Do đó, miễn dịch tự nhiên có hiệu quả như nhau với mọi mầm bệnh.

Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

1. Cơ chế hoạt động của miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo khác nhau ở cơ chế hoạt động. Miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể bằng các hàng rào từ ngoài vào trong. Nhờ vậy có thể tiêu diệt và ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập, nhân lên trong cơ thể. Trong khi đó, miễn dịch nhân tạo sẽ vận hành bên trong cơ thể, vận động các tế bào và phân tử tấn công “kẻ xâm phạm”.

Để thực hiện vai trò, chức năng của mình, miễn dịch tự nhiên hoạt động nhờ các thành phần không chuyên biệt và chuyên biệt. Các cơ chế không chuyên biệt tham gia vào miễn dịch tự nhiên bao gồm cơ chế cơ học, hóa học, sinh học. Các cơ chế chuyên biệt là các thành phần dịch thể [lysozym, protein viêm, interferon, bổ thể] và các thành phần tế bào [bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào NK].

2. Các loại miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên được chia làm hai loại là miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong đó, miễn dịch dịch thể bao gồm các bổ thể, lysozyme, interferon… Và miễn dịch tế bào gồm các tế bào da, niêm mạc, võng mạc, tiểu thực bào và đại thực bào.

Video liên quan

Chủ Đề