Thông tư xử lý kỷ luật công an nhân dân

Hiện nay, lực lượng công an nhân dân là lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng chống, đầy lùi các tệ nạn xã hội nhằm đem lại bình yên cho nhân dân, giữ gìn trật tự toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện tượng Công an đánh dân đã xảy ra, vậy công an đánh dân bị kỷ luật thế nào? Kiện công an đánh dân?

Cơ sở pháp lý: 

– Hiến pháp năm 2013;

– Luật Công an nhân dân năm 2018; 

– Luật Tố cáo năm 2018;

– Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Tuy nhiên, ngoại trừ một số trường hợp như: 

– Trường hợp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính hay đảm bảo chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn như: tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tạm giữ người; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,…

– Trường hợp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Căn cứ theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể như sau: 

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Trừ trường hợp phạm tội quả tang, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát

+ Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

Như vậy, theo phân tích nêu trên, Công an, người có thẩm quyền không được đánh dân, không được gây thương hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của con người có hành vi vi phạm. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định xử lý vi phạm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật và sẽ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:

– Áp dụng đối với cán bộ, có các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

– Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật như sau: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc.

– Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hình thức kỷ luật như sau: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: 

Thứ nhất, đối với trường hợp công an là công chức thì căn cứ theo quy định tại Điều 25 và Điều 32 Nghị định 112/2020./NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật với công chức, viên chức như sau: 

1) Tổ chức họp kiểm điểm;

2) Thành lập Hội đồng kỷ luật;

3) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm. 

Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện Thành lập Hội đồng kỷ luật và Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Thứ hai, đối với trường hợp Công an là cán bộ thì cần phải tổ chức họp kiểm điểm, sau đó thành lập hội đồng kỷ luật và Cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành ra quyết định xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau: 

– Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 21, xử lý kỷ luật đối với cán bộ được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau: 

Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền nêu trên quyết định tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền.

Lưu ý: 

– Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

– Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Nếu chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ tiến hành quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.

– Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Thứ ba, Công an là Đảng viên khi đánh dân bị kỷ luật tùy thuộc vào hậu quả do hành vi vi phạm gây ra như: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng mà Công an là Đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức như khiển trách, cảnh cáo, cách chức trong trường hợp Công an giữ chức vụ, quyền hạn và khai trừ khỏi Đảng. 

Ngoài ra, cần lưu ý rằng trường hợp có quy định trong văn bản nội bộ ngành thì Công an còn có thể bị xử lý kỷ luật theo như nội dung quy định trong các văn bản đó.

2. Biện pháp khi công an đánh dân:

Trường hợp người dân bị Công an đánh hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo năm 2018 Nguyên tắc xác định thẩm quyền như sau:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

– Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Như vậy, người dân khi bị Công an đánh cần phải làm đơn tố cáo đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cán bộ Công an đó. Cần lưu ý rằng, việc gửi đến tố cáo cần có bằng chứng nhằm chứng minh hành vi đánh người của cán bộ Công an đó. Các bằng chứng có thể là video, hình ảnh, đoạn ghi âm, sổ khám bệnh, kết luận giám định của cơ quan giám định y khoa,…