Thuê tư vấn giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

Theo ý kiến của bà Thủy, hiện nay thực tế các dự án không đưa việc tính chi phí giám sát đầu tư vào dự toán mà chỉ tính chi phí quản lý dự án và thực hiện chi hết 100% chi phí quản lý dự án này cho hoạt động chi thường xuyên của Ban quản lý dự án. Bà Thủy hỏi, tính chi phí như vậy có đúng không? Có bắt buộc phải tách biệt 20% chi phí giám sát đầu tư trong chi phí quản lý dự án không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư quy định: “Chủ chương trình, chủ dự án thành phần, chủ đầu tư, nhà đầu tư” là một trong các chủ thể thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.

Theo đó, việc giám sát, đánh giá đầu tư là trách nhiệm của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, chủ đầu tư, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định:

“Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ thức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng”.

Các chi phí quản lý dự án quy định tại điểm này gồm chi phí cho việc “Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình”.

Tại Điểm 1 Mục I Phần I Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định:

“Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức chi phí quản lý dự án) công bố tại Quyết định này là cơ sở để xác định chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (không bao gồm chi phí để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư – PPP) như quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD”.

Như vậy, chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án, trong đó đã gồm nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư.

Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 52 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ quy định: “Chi phí cho công tác giám sát đánh giá đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện bằng 20% chi phí quản lý chương trình và được tính trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án”.

Như vậy, chủ chương trình, chủ dự án thành phần, chủ đầu tư, nhà đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tư vấn giám sát, đánh giá đầu tư thì chi phí giám sát, đánh giá đầu tư được tính bằng 20% chi phí quản lý dự án và nằm trong chi phí quản lý dự án theo định mức quy định tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng.

Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Chính vì vậy mà các dự án đầu tư cũng ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiều dự án đầu tư không được giám sát chặt chẽ dẫn đến tổn thất vô cùng lớn. Chính vì vậy đã có nhiều quy định pháp luật được đưa ra để kiểm soát tình trạng này. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về giám sát dự án đầu tư.

I. Giám sát dự án đầu tư là gì

Trước hết để biết được giám sát dự án đầu tư được quy định thế nào theo pháp luật thì bạn đọc cần phải hiểu giám sát dự án đầu tư là gì? Khái niệm về giám sát dự án đầu tư chưa được quy định rõ ràng cụ thể tại các văn bản pháp luật. Tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào khoản 1 điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP giải thích từ ngữ “giám sát đầu tư”. Theo đó thì giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.

Thuê tư vấn giám sát đánh giá đầu tư năm 2024
Như vậy có thể hiểu thì giám sát dự án đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư của dự án đối với các hoạt động có liên quan. Mục tiêu của giám sát dự án đầu tư nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của dự án được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và nguồn lực xác định.

1. Giám sát dự án đầu tư sẽ làm những gì?

Như khái niệm về giám sát dự án đầu tư ở trên thì có thể thấy công việc giám sát dự án đầu tư sẽ là theo dõi, kiểm tra các hoạt động đầu tư để đảm bảo tiến độ, mục tiêu của dự án.

Ngoài ra ở khoản 3 điều 70 Luật Đầu tư 2020 cũng đề cập về nội dung của giám sát đầu tư. Từ quy định tại điều 70 có thể thấy một số công việc cần làm khi giám sát dự án đầu tư như là:

  • Giám sát dự án theo nội dung, tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư ( đối với dự án sử dụng vốn nhà nước)
  • Giám sát mục tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
  • Giám sát tiến độ đầu tư
  • Giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường
  • Giám sát việc sử dụng, khai thác đất đai, tài nguyên theo quy định pháp luật.

II. Tại sao cần phải giám sát dự án đầu tư

Một dự án đầu tư phải trải qua rất nhiều bước và tiến hành nhiều công việc khác nhau. Mỗi một dự án thường sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài do đó không thể tránh khỏi những biến động, phát sinh trong tương lai mà chủ đầu tư không lường trước được.

Việc giám sát dự án đầu tư sẽ giúp cập nhật thông tin, những vấn đề phát sinh kịp thời cho các bên liên quan. Từ đó giúp họ có những kế hoạch và chiến lược để triển khai hoàn thành kịp tiến độ của dự án.

Ngoài ra việc giám sát dự án đầu tư sẽ giúp cung cấp thông tin về dự án, tình hình triển khai và kết quả thực hiện dự án cho các bên . Từ đó giúp cho các cấp quản lý nắm được diễn biến của dự án và đưa ra các quyết định phù hợp.

III. Quy định về giám sát dự án đầu tư

Đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư của nhà nước thì quy định về giám sát dự án đầu tư sẽ được quy định tại mục 2, chương VI Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

Theo đó thì với các dự án đầu tư công thì chủ đầu tư dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án. Ngoài ra thì cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình thực hiện theo dõi và kiểm tra chương trình thuộc phạm vi quản lý. Các nội dung giám sát dự án đã được pháp luật quy định rõ tại điều 46, 47 của Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

Thuê tư vấn giám sát đánh giá đầu tư năm 2024
Còn đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác được quy định tại mục 5, chương VI Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

Trong đó trách nhiệm giám sát dự án đầu tư thuộc về các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện việc theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý ít nhất một lần đối với mỗi dự án. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý. Và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

IV. Nội dung giám sát dự án đầu tư gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 3 điều 70 Luật Đầu tư 2014 về nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư. Điều này đã quy định rõ về nội dung giám sát đầu tư dự án bao gồm:

  • Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, kinh doanh thì cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện việc giám sát, đánh giá theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
  • Còn đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện việc giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của của dự án với quy hoạch, chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thực hiện việc giám sát dự án với các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

V. Giải đáp thắc mắc về giám sát dự án đầu tư

Mặc dù có các quy định pháp luật về giám sát dự án đầu tư tuy nhiên trên thực tế thì có rất nhiều bất cập xảy ra. Ngoài ra cũng có rất nhiều thắc mắc liên quan tới vấn đề giám sát dự án đầu tư. .

1. Không thực hiện giám sát dự án đầu tư có được không? Có bị xử phạt không?

Các dự án đầu tư thông thường đều có giá trị lớn và diễn ra trong thời gian dài. Do đó mà việc giám sát dự án đầu tư là việc cần thiết phải làm khi thực hiện các dự án đầu tư.

Căn cứ vào điều 10 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì hành vi không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ bị xử phạt sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc thực hiện chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm.

2. Giám sát dự án đầu tư sẽ báo cáo như thế nào, báo cáo cho ai

Nghị định 29/2021/NĐ-CP đã quy định rõ về chế độ báo cáo giám sát dự án đầu tư. Theo đó thì điều 100 quy định Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tổng hợp báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về việc giám sát, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.

Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước sẽ lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm, báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đàu tư ra nước ngoài hàng năm.

Còn cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hàng năm.

Thuê tư vấn giám sát đánh giá đầu tư năm 2024
Với các dự án đầu tư công thì chủ chương trình, chủ đầu tư phải lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo:

  • Báo cáo giá sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm
  • Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án
  • Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện
  • Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

Với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì nhà đầu tư lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo:

  • Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm
  • Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án
  • Báo cáo đánh giá dự án đầu tưu do mình tổ chức thực hiện
  • Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý

Các dụ án PPP thì nhà đầu tư lập và gửi cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư các báo cáo:

  • Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm
  • Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án
  • Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện

Với các dự án sử dụng nguồn vốn khác thì nhà đầu tư lập và gửi cơ quan đăng ksy đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo:

  • Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm
  • Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án
  • Báo cáo đánh giá kết thúc

3. Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát dự án đầu tư, xử lý vi phạm nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh tiến độ thực hiện đầu tư diễn ra như thế nào?

Luật Đầu tư 2020 đã quy định ở điểm d khoản 3 điều 41 về trường hợp kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Nếu kéo dài tiến độ mà tổng thời gian đầu tư dự án không vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu tư thì nhà đầu tư không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Như vậy thì việc giám sát, thực hiện nghĩa vụ ký quỹ sẽ được thực hiện trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thỏa thuận ký quỹ.

Đối với các dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để điều chỉnh tiến độ dự án theo đúng quy định tại khoản 3 điều 43 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Với các dự án mà không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều 41 Luật Đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Đối với các dự không được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư và ơ quan đăng ký đầu tư thực hiện việc điều chỉnh Thỏa thuận ký quỹ theo quy định tại điểm e khoản 9 điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề giám sát dự án đầu tư. Để hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến dự án đầu tư, giám sát dự án đầu tư khách hàng có thể liên hệ NPLaw để nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng và chuyên nghiệp.