Thuốc an thần mua ở đâu

Bài viết bởi Dược sĩ Dương Thanh Hải - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thuốc an thần gây ngủ là nhóm thuốc làm chậm hoạt động của bộ não, tạo ra cảm giác thư giãn, nên thường được dùng để điều trị lo âu và rối loạn giấc ngủ. Đây là nhóm thuốc dễ bị lạm dụng và phải được kê đơn bởi bác sỹ. Khi sử dụng thuốc không hợp lý, có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng hoặc bị lệ thuộc và nghiện thuốc.

Nhóm thuốc an thần gây ngủ thường được chia thành 3 loại theo cấu trúc hóa học bao gồm:

  • Benzodiazepines: là loại thuốc an thần gây ngủ khá quen thuộc do thường được ưu tiên sử dụng. Các hoạt chất thuốc thường dùng là diazepam, bromazepam, clonazepam với một số tên thương mại phổ biến như Seduxen, Valium, Lexomil, Rivotril...
  • Barbiturate: là các thuốc phenobarbital [Gardenal], pentobarbital [Nembutal]. Loại thuốc này hiện nay ít được dùng để an thần, gây ngủ do có nhiều tác dụng không mong muốn hơn. Tuy nhiên, loại này vẫn được dùng với mục đích chống co giật hoặc gây mê.
  • Thuốc ngủ “Z – drugs”: zolpidem [Stilnox, Ambien], eszopiclone [Lunesta], zaleplon [Sonata]. Đây là loại thuốc được ưa dùng trong rối loạn giấc ngủ nhờ tác dụng gây ngủ êm dịu và ít khi xảy ra nhờn thuốc và hội chứng cai khi ngừng thuốc.

Các thuốc an thần gây ngủ thường tác động lên não thông qua một chất dẫn truyền thần kinh gọi là GABA, viết tắt của acid gamma – aminobutyric. GABA có tác dụng làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương. Mặc dù các thuốc an thần có cách thức hoạt động khác nhau nhưng đích đến cuối cùng đều làm tăng hoạt tính của GABA và tạo ra cảm giác thư giãn. Chính vì vậy, ở mức liều dùng phù hợp, các thuốc này sẽ có lợi ích trên những người bị lo âu, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ. Đôi khi, một số thuốc trong nhóm này còn được sử dụng để gây mê, chống co giật, giảm đau, thư giãn cơ...

Thuốc an thần Benzodiazepines

Các thuốc an thần gây ngủ rất dễ bị lạm dụng và chỉ được sử dụng theo đơn của bác sỹ.

Trong những ngày đầu tiên khi mới sử dụng thuốc, người bệnh có thể cảm thấy lơ mơ, đứng không vững, ngủ gật và khó tập trung. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo.

Khi sử dụng thuốc an thần gây ngủ, hệ thần kinh trung ương sẽ hoạt động chậm lại. Trong thời gian này, người bệnh nên tránh các hoạt động cần tập trung cao như lái xe hay vận hành máy móc. Để phòng tránh các tác dụng có hai có thể xảy ra, nên tránh dùng thuốc an thần gây ngủ đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: ví dụ như một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc chống dị ứng. Không được uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Người bệnh không nên lạm dụng thuốc an thần

Ở liều thấp, thuốc làm giảm bớt căng thẳng lo lắng, nhưng khi liều dùng càng cao thì có thể gặp phải một số tác dụng có hại như: nhìn mờ, thở chậm, nói ngọng, giảm nhận thức. Quá liều thuốc an thần có thể gây ra hôn mê, mất ý thức và tử vong. Đặc biệt là trẻ em hoặc người cao tuổi. Trẻ em được sinh ra bởi những bà mẹ dùng lâu dài các thuốc an thần gây ngủ cũng có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến hô hấp, ăn uống, hay quấy khóc hoặc rối loạn giấc ngủ.

Sau một thời gian dùng thuốc, người bệnh có thể bị nhờn thuốc và cần phải sử dụng liều cao hơn để đạt được tác dụng như trước. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý tăng liều mà cần thông báo cho bác sỹ biết thuốc không còn có hiệu quả nữa. Lúc này, bác sỹ sẽ tư vấn, lựa chọn và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Khi dùng thuốc kéo dài [thường trên 10 ngày], có thể xảy ra tình trạng lệ thuộc và nghiện - nguy cơ chung của hầu hết các thuốc an thần gây ngủ.

Lệ thuộc thuốc là khi cơ thể bạn bắt đầu phụ thuộc vào thuốc, hoặc có thể bạn phải dùng liều cao hơn để đạt được tác dụng an thần, gây ngủ như mong muốn. Nếu ngừng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý của bạn. Các thuốc an thần gây ngủ làm chậm hoạt động của bộ não, nên khi ngừng thuốc, bộ não có thể phản ứng bật lại quá mức dẫn đến xuất hiện triệu chứng cai thuốc như là co giật, bồn chồn, lo lắng không yên, thậm chí biến chứng nặng hoặc tử vong với một số thuốc. Thời gian xuất hiện hội chứng cai và mức độ nặng của mỗi thuốc là khác nhau. Với các thuốc tác dụng ngắn, hội chứng cai thường xuất hiện sớm trong khi các thuốc có tác dụng kéo dài sẽ xuất hiện muộn hơn. Do đó, người bệnh không nên ngừng thuốc đột ngột, nếu muốn ngừng thuốc, cần phải giảm dần liều theo thời gian dưới sự tư vấn của nhân viên y tế.

Người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp

Nghiện thuốc có nghĩa là cảm giác khao khát được dùng thuốc ngay cả khi thuốc không có hiệu quả, thậm chí là gây hại và ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc công việc hàng ngày. Khi đã bị nghiện thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy không thể bỏ thuốc được. Đây là vấn đề có thể kéo dài nhiều năm trời. Để phòng tránh nguy cơ này, người bệnh cần phải sử dụng thuốc chính xác như đơn kê, không tự ý mua thêm hoặc tăng liều thuốc. Cần phải thông báo cho bác sỹ biết về loại thuốc, liều lượng, tần suất, thời gian và hoàn cảnh mà người bệnh đã dùng các thuốc an thần – gây ngủ.

Lo âu và rối loạn giấc ngủ là những tình trạng rất hay gặp trong thời đại ngày nay. Ngoài các thuốc an thần gây ngủ, người bệnh nên được trị liệu bởi các biện pháp thư giãn tâm lý, vệ sinh giấc ngủ hoặc sử dụng các loại thảo dược, thuốc có nguồn gốc thảo dược như tâm sen, lạc tiên, rotudin...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Nhà thuốc Jio- Nhà thuốc Tin cậy

Mọi lúc, Mọi nơi

Cuộc sống công nghiệp hiện đại với nhiều áp lực, mệt mỏi khiến mọi người tìm đến các loại thuốc an thần như một cách để điều hòa tâm trí, cải thiện tâm lý và giấc ngủ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có rất nhiều điều cần tìm hiểu để sử dụng đúng cách và hợp lý tránh gây các tác dụng xấu.

1. Tìm hiểu về thuốc an thần

Sau đây là các khái niệm về thuốc an thần cũng như cách phân loại hiện nay.

Thuốc an thần là gì?

Các loại thuốc an thần làm chậm hoạt động của não bộ và giúp làm dịu, điều hòa thần kinh. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để tạo sự kích thích hoặc ức chế thần kinh với mục đích phòng và chữa bệnh.

Những người bị rối loạn lo âu, mệt mỏi, stress có nguy cơ trầm cảm thường tìm đến thuốc an thần để giúp điều trị các vấn đề của bản thân

Trước đây, bệnh nhân chỉ sử dụng những loại thuốc này khi điều trị các bệnh lý về thần kinh, tâm thần như: tâm thần phân liệt, kinh niên, động kinh,… hay dùng trong các trường hợp cần gây mê khi tiến hành phẫu thuật. Ngày nay, thuốc này được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến thần kinh và tâm lý như: rối loạn lưỡng cực, lo âu, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, căng thẳng sau chấn thương,…

Những loại thuốc an thần thường gặp

Các nhóm thuốc an thần hiện nay được chia làm nhiều nhóm khác nhau bao gồm: thuốc giúp an thần kinh, thuốc bình thần, thuốc chỉnh khí sắc, thuốc gây trầm cảm.

Thuốc giúp an thần kinh

Các loại thuốc thường gặp: Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine,…

Những loại thuốc này có tác dụng chính là trấn an, điều hòa về tinh thần, làm dịu thần kinh gây cảm giác mơ màng buồn ngủ. Ngoài ra, thuốc này có khả năng chống loạn thần điều trị các chứng bệnh thần kinh như: hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt. Khi sử dụng với các loại thuốc ngủ, thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng của những loại thuốc này một cách hiệu quả hơn.

Thuốc bình thần

Loại thuốc đại diện cho nhóm này và thường được sử dụng nhiều nhất là thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin: diazepam, flurazepam, estazolam, temazepam, triazolam,... Ngoài ra, còn sự xuất hiện của các loại thuốc bình thần thuộc nhóm thuốc thế hệ mới đem lại hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ như các loại thuốc truyền thống như: Buspirone, Zolpidem,…

Nhóm thuốc bình thần có tác dụng an thần, giảm bớt lo lắng, căng thẳng sau chấn thương. Đặc biệt có khả năng làm giảm cảm giác căng thẳng, âu lo, làm chậm các hoạt động vận động và làm dịu sự bồn chồn. Ngoài ra, còn làm giảm các cảm xúc thái quá và giảm căng thẳng tâm thần, chống co giật. Nếu người bị mất ngủ do stress, âu lo thì có thể sử dụng thuốc bình thần để gây ngủ, dễ ngủ hơn.

Thuốc có tác dụng an thần vô cùng đa dạng về chủng loại

Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng là: thuốc ức chế MAO, Anafranil, Amitriptyplin, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline,…

Đúng với tên gọi của mình các loại thuốc này được sử dụng cho những người lo âu, mệt mỏi có nguy cơ bị trầm cảm, sử dụng cho người đang điều trị trầm cảm, gây hoạt hóa tâm thần. Gây ngủ cho những trường hợp bị mất ngủ, tạo sự êm dịu cho tinh thần, điều trị âu lo.

Thuốc chỉnh khí sắc cho người bệnh

Một số loại thuốc chỉnh khí sắc: Lithium, Thuốc chống động kinh [Valproate, Carbamazepine,…].

Đây là loại thuốc giúp cho tình trạng cảm xúc của người bệnh trở nên ổn định hơn, có tác dụng trong điều trị trạng thái hưng cảm và đồng thời cũng giúp điều trị trạng thái trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Các thành phần trong các loại thuốc chỉnh khác còn có khả năng chống động kinh.

Thuốc an thần gây ngủ từ dược liệu thiên nhiên

Bên cạnh những loại thuốc Tây y thì ngay từ xa xưa, ông bà ta cũng ưa chuộng lựa chọn những loại thuốc có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, có tác dụng gây cảm giác buồn ngủ tốt. Trong đó, được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y là cây bình vôi, nổi bật với Rotunda có tác dụng an thần, gây ngủ, hỗ trợ giảm đau đầu, điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, giảm các cơn đau,… Ngoài ra, các vị thuốc đông y như: cây trinh nữ, lá sen, lạc tiên, lá vông nem, tam thất, xạ đen cũng có tác dụng hiệu quả trong việc an thần và giảm sự căng thẳng của thần kinh.

2. Tác dụng phụ của thuốc an thần bạn nên biết

Khi sử dụng thuốc an thần quá liều hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Người sử dụng thuốc trở nên mệt mỏi, uể oải, thực hiện các động tác không chính xác, trở nên lú lẫn [với những người bệnh cao tuổi], miệng khô đắng và suy giảm trí nhớ.

Trong thời gian đầu khi sử dụng một số thuốc giúp an thần, người bệnh sẽ cảm thấy: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu, đau ngực, ù tai,… Điều này có thể do việc sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian không hợp lý, cần có sự điều chỉnh.

Sử dụng thuốc an thần không đúng cách sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Khi sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết và sinh dục: gây nên hiện tượng vô kinh ở nữ giới, giảm ham muốn tình dục.

Tăng cân nhanh chóng, khó kiểm soát có thể xảy với người dùng thuốc.

Một số trường hợp ghi nhận việc xảy ra hiện tượng viêm cơ tim và co giật xảy ra đối với một số người sử dụng thuốc an thần Clozapine.

Việc sử dụng thuốc giúp an thần với liều lượng cao không phù hợp với khả năng chịu đựng của cơ thể còn khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, khiến người dùng thuốc bị tác dụng phụ ngoại tháp và rối loạn vận động cao.

3. Sử dụng thuốc an thần đúng cách và hiệu quả

Khi sử dụng các loại thuốc này bạn phải tuân theo đúng lộ trình, liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra. Không nên tự ý sử dụng thuốc bất kỳ lúc nào cảm thấy khó chịu. Nếu lạm dụng bạn sẽ dễ bị “nghiện” dùng thuốc giúp an thần, khiến bệnh tình trở nên khó chữa trị hơn và đem lại nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thần kinh cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Thận trọng khi sử dụng thuốc có tác dụng an thần cho những người có tiền sử hoặc nền bệnh lý mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa,…

Nếu sử dụng đồng thời từ 2 - 3 loại thuốc trở lên bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi lẽ, trong thuốc giúp an thần, hỗ trợ các vấn đề về thần kinh có rất nhiều dược phẩm có thể xung khắc, gây ra sự tương tác không đáng có khiến bạn bị mắc phải một số tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Sử dụng thuốc giúp an thần sẽ khiến cho hệ thần kinh phản ứng chậm lại hơn so với bình thường vì thế ngay sau khi dùng thuốc bạn không nên thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ như: làm việc, học tập, điều khiển các phương tiện máy móc, tham gia giao thông,… mà nên để cho tâm trí thư giãn, không nên nghĩ ngợi quá nhiều.

Trong quá trình sử dụng thuốc an thần nếu bạn gặp phải các vấn đề bất thường như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn,… thì phải ngay lập tức dừng sử dụng. Sau đó, hãy tiến hành kiểm tra và xin ý kiến của bác sĩ để để tiến hành theo dõi bệnh tình.

Với những người có nhu cầu sử dụng thuốc an thần nhưng lại tự ý mua mà ngại đến các cơ sở y tế khi chỉ nghe theo các thông tin không chính thống, có thể không giúp sức khỏe tốt hơn mà còn gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Chính vì thế, nếu cảm thấy mệt mỏi, stress, hay có những phản ứng quá khích, hưng phấn,… các dấu hiệu liên quan đến sức khỏe thần kinh và tinh thần, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.

Các y bác sĩ từ MEDLATEC với chuyên môn và kinh nghiệm sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả cho sức khỏe thần kinh của bạn

Bạn có thể lựa chọn đến với MEDLATEC của chúng tôi và tiến hành kiểm tra các vấn đề thần kinh dưới sự giúp đỡ và tư vấn của y tá, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể ghé qua trang web của chúng tôi hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề