Vì sao bình dương bùng dịch

Việc xây dựng được các khu điều trị dã chiến ở quy mô công nghiệp và hỗ trợ nhân lực từ các tỉnh, thành đã giúp Bình Dương có cơ sở để cách ly, điều trị cho F0 trong bối cảnh hệ thống y tế của tỉnh còn khá mỏng - Ảnh: BÁ SƠN

Với những đặc thù riêng, "thủ phủ công nghiệp" Bình Dương đang có nhiều nỗ lực để điều trị cho F0 và chuẩn bị cho ngày mở cửa trở lại.

Vì sao tỉ lệ ca nhiễm cao, tử vong thấp?

Đã có tổng cộng 141.765 ca mắc trong cộng đồng tại Bình Dương, tính từ đợt bùng phát dịch thứ tư, theo thống kê của Sở Y tế tới ngày 8-9. Nếu tính trên quy mô dân số khoảng 2,6 triệu người thì đã có trên 5,4% dân số Bình Dương bị nhiễm COVID-19. Đây là tỉ lệ cao nhất cả nước, vượt qua cả TP.HCM.

Tỉ lệ ca nhiễm cao đáng lo ngại tới đâu? Cũng theo thống kê từ ngành y tế Bình Dương, có tới 80% người nhiễm COVID-19 tại Bình Dương là có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng. Vì vậy, sau khi được cách ly điều trị, tới nay đã có trên 88.500 bệnh nhân F0 xuất viện [trên 60% tổng số ca mắc]. Số ca tử vong là 1.210 người [gần 1% tổng số ca mắc].

Bác sĩ Nguyễn Hồng Chương - giám đốc Sở Y tế - cho biết tỉ lệ ca tử vong của Bình Dương là mức trung bình theo thông lệ, trong khi tỉ lệ khỏi bệnh, xuất viện lại rất cao.

Bình Dương nỗ lực xét nghiệm, lấy mẫu trong cộng đồng liên tục là một phần nguyên nhân dẫn tới số F0 được ghi nhận khá cao. 

Nhưng ở khía cạnh tích cực, bác sĩ Chương cho rằng số ca COVID-19 của Bình Dương là "con số thực". Từ việc phát hiện, bóc tách được F0 đưa đi cách ly, điều trị đã giúp tăng tỉ lệ khỏi bệnh, giảm tỉ lệ tử vong.

Trong đợt xét nghiệm diện rộng từ đầu tháng 8-2021 tới nay, Bình Dương đã lấy mẫu cho trên 3,9 triệu lượt người; qua đó phát hiện gần 95.400 F0 [tỉ lệ 2,42%].

Một số chuyên gia cho rằng với đặc điểm "dân số vàng", nhiều người trẻ, trong độ tuổi lao động cũng là một phần nguyên nhân cho thấy tỉ lệ F0 tại Bình Dương khỏi bệnh cao.

Khu điều trị Phú Chánh [thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương] là nơi điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng - Ảnh: BÁ SƠN

"Thành trì" khu điều trị dã chiến

Số ca mắc COVID-19 được phát hiện tăng nhanh khiến thời gian đầu Bình Dương có thời điểm lúng túng, thiếu sót, nhưng tới nay với sự nỗ lực góp sức của doanh nghiệp, cộng đồng và chủ động của cơ quan chức năng thì tình hình đã dần ổn định, theo đánh giá của một thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh.

Với thế mạnh là "thủ phủ công nghiệp", hàng loạt khu điều trị dã chiến đã được doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng, từ việc cải tạo các nhà xưởng xây sẵn và bàn giao cho Nhà nước để cách ly, điều trị F0. Bình Dương hiện có 30 cơ sở điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với tổng số trên 35.600 giường bệnh, hàng chục khu cách ly tập trung với khả năng đáp ứng trên 65.000 người...

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hồng Chương cho biết chủ trương của Bình Dương là sau khi xét nghiệm, phát hiện F0 thì sẽ đưa hầu hết vào cơ sở điều trị hoặc cách ly, chỉ một phần rất nhỏ F0 tự cách ly điều trị tại nhà.

Bình Dương hiện còn ba đô thị gần với TP.HCM có nhiều ca mắc COVID-19 là thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên. 

Tuy đánh giá số lượng F0 có xu hướng giảm, nhưng Sở Y tế tỉnh Bình Dương vẫn chưa khẳng định khi nào là đỉnh dịch vì nhiều yếu tố tiềm ẩn trong cộng đồng.

Tới nay, đã có 4 huyện trở thành "vùng xanh" là: Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng và Dầu Tiếng. Hai đô thị đang định hướng nới lỏng dần giãn cách là: Thủ Dầu Một và Bến Cát.

Nhiều chuyên gia đánh giá khi đã khoanh vùng được các ổ dịch và đã có các cơ sở cách ly, điều trị thì Bình Dương sẽ hướng tới được mục tiêu trở lại trạng thái "bình thường mới".

Khu điều trị Thới Hòa có hàng chục ngàn bệnh nhân, nên chính các F0 không triệu chứng đã đồng hành với các tình nguyện viên dọn vệ sinh khu vực điều trị - Ảnh: B.S.

BÁ SƠN

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương - Ảnh: BÁ SƠN

Ngày 23-11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương công bố trong ngày đã ghi nhận thêm 698 ca mắc COVID-19 mới [chỉ tính các ca đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR]. Tổng số ca F0 tại Bình Dương tăng đột biến thêm hơn 10%, lên tới trên 277.400 ca [số liệu ngày 22-11 mới là trên 248.700 ca].

Lý do vì còn có 28.000 người từng mắc COVID-19 [đã khỏi bệnh] được Bộ Y tế chấp thuận cấp mã bệnh nhân theo kiến nghị của tỉnh.

Việc một số lượng F0 lớn sau hơn 4 tháng ghi nhận [từ ngày 10-7 đến 3-11-2021] tới nay mới được tiết lộ, đề nghị bổ sung mã số bệnh nhân đặt ra nghi vấn có hay không việc "giấu dịch"?

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Chương - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương - cho biết:

- Việc rà soát, bổ sung 28.000 ca từng mắc COVID-19 đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR và đã khỏi bệnh là nhằm có thông tin chính xác về các ca nhiễm, đồng thời để đảm bảo quyền lợi của người bệnh [nhận các chính sách hỗ trợ nếu có] và để có cơ sở thanh toán, quyết toán các chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân F0.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, chưa bổ sung kịp thời thông tin của 28.000 ca F0 là do trong hơn 4 tháng đỉnh cao của dịch [từ tháng 7-2021 đến đầu tháng 11-2021], Bình Dương là một trong những địa bàn có nhiều ca mắc COVID-19 nhất cả nước. 

Việc xét nghiệm, truy vết F0 diễn ra liên tục có sự chi viện của các đoàn y tế các tỉnh, thành bạn với số lượng mẫu rất lớn. Chỉ tính riêng từ đợt bùng phát dịch thứ tư tới nay đã có tổng cộng trên 14,3 triệu lượt test; trong đó riêng test RT-PCR là gần 1,9 triệu lượt người.

Việc xét nghiệm RT-PCR để khẳng định bệnh nhân COVID-19 được thực hiện tại nhiều địa điểm ở Bình Dương. Ngoài các cơ sở điều trị còn lấy mẫu tại các cơ sở cách ly, sàng lọc cộng đồng với sự tham gia xét nghiệm của cả hệ thống tư nhân. Do có số lượng lớn trong thời gian ngắn nên việc cập nhật thông tin từ các cơ sở về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương chưa được đầy đủ, kịp thời.

Tới nay, khi đã rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin thì chúng tôi đề nghị Bộ Y tế bổ sung, cấp mã bệnh nhân cho 28.000 ca F0 nói trên.

Không có chuyện tỉnh "giấu dịch", mà chính việc đề nghị bổ sung 28.000 ca F0 là nhằm minh bạch số liệu về COVID-19. Cũng như trước đây khi sàng lọc cộng đồng, khi phát hiện ca nhiễm, nghi nhiễm thì chúng tôi đều công bố con số thực chứ không sợ vì ca nhiễm lớn quá mà giấu [có thời điểm Bình Dương có tới 4.000 - 5.000 ca F0 mới mỗi ngày].

Hiện mỗi ngày Bình Dương vẫn còn ghi nhận hàng trăm ca F0 mới, hầu hết được cách ly điều trị tại nhà - Ảnh: BÁ SƠN

* Hiện Bình Dương đã nới lỏng giãn cách và không còn lấy mẫu trong cộng đồng ồ ạt như trước, nhưng vẫn còn ghi nhận hàng trăm ca F0 mới mỗi ngày, đâu là giải pháp?

- Chúng tôi kêu gọi người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch và đặc biệt mọi người đều nên đi tiêm vắc xin. Có một nghịch lý là mặc dù hiện nay lượng vắc xin tại Bình Dương đã dồi dào, thủ tục tiêm đơn giản nhưng vẫn còn một tỉ lệ nhất định người trên 18 tuổi chưa tiêm vắc xin. 

Chúng tôi ghi nhận gần đây chỉ có vài trăm người trên 18 tuổi đi tiêm vắc xin mỗi ngày. Trong khi đó, với các ca F0 phát hiện mới thì đều ghi nhận có tới 5-10% người chưa tiêm vắc xin.

Việc tiêm vắc xin tuy không phải là không còn nguy cơ mắc COVID-19 nhưng sẽ giảm đáng kể tỉ lệ tử vong, chuyển biến nặng và hạn chế nguy cơ lây lan cho người khác, giảm áp lực cho các cơ sở y tế, điều trị. Đặc biệt là với người trên 50 tuổi và người có bệnh nền càng cần tiêm vắc xin.

Từ khi nới lỏng giãn cách, chúng tôi ghi nhận có tới 45% người nhiễm COVID-19 là người lao động trong các doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc chỉ tiếp nhận lao động đã tiêm vắc xin, khi xét nghiệm phát hiện F0 thì không được tự ý cho họ về cộng đồng, mà phải báo thông tin và phối hợp với cơ quan y tế.

Để thích ứng trong tình hình mới, F0 cách ly điều trị tại nhà khá nhiều, nhưng nhân lực y tế của các xã phường có hạn. Có khi 1 trạm y tế phường có 4-5 người nhưng phải phụ trách tới 400 - 500 F0. Vì vậy, chủ trương mới nhất đã được lãnh đạo tỉnh Bình Dương thông qua là sẽ thành lập thêm trên 100 trạm y tế lưu động, có chế độ chính sách tốt cho nhân sự các trạm y tế này để họ hỗ trợ cho F0 điều trị tại nhà.

Với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà, sẽ đẩy mạnh việc phát thuốc điều trị, tờ hướng dẫn và kết nối họ với hệ thống y tế cơ sở...

Tiêm vắc xin miễn phí cho người lao động tại Bệnh viện Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương - Ảnh: B.S.

Người lao động trở lại Bình Dương được tiêm vắc xin miễn phí

Bà Trương Thị Bích Hạnh, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiêm trưởng Ban Thông tin - tuyên truyền Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương, cho biết tất cả người lao động từ các tỉnh trở lại Bình Dương làm việc đều được tiêm vắc xin miễn phí, không phân biệt thường trú hay tạm trú.

Người lao động có thể đăng ký tiêm miễn phí tại hai bệnh viện lớn là Bệnh viện Mỹ Phước [thị xã Bến Cát]; Bệnh viện Quốc tế Becamex [thành phố Thuận An] hoặc trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.

Tính tới cuối ngày 23-11, Bình Dương đã tiêm được trên 4,2 triệu trong tổng số trên 4,3 triệu liều vắc xin được phân bổ, trong đó vẫn còn người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ hai mũi hoặc chưa đi tiêm vắc xin. Đối với trẻ em 12-17 tuổi, hiện tỉnh này đã tiêm được trên 177.000 liều.

Bình Dương bất ngờ xin bổ sung 28.000 ca F0

BÁ SƠN thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề